Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công an xử lý vụ sữa giả
Liên quan đến vụ việc đang được điều tra về đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn, ngày 15/4, đại diện Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: Riêng đối với vụ việc sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả có quy mô lớn, hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố vụ án. Vụ việc đang trong quá trình điều tra, Bộ Y tế đã và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an về các vấn đề chuyên môn để Bộ Công an có căn cứ xử lý đúng pháp luật, truy cứu rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Về việc quản lý an toàn thực phẩm được quy định tại Luật An toàn thực phẩm (ATTP), đây là trách nhiệm của nhiều Bộ, ngành, trong đó có các Bộ: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường), Bộ Công thương và UBND các cấp được quy định tại các Điều 62, 63, 64 và 65; Trách nhiệm “Chủ trì việc phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh thực phẩm” được quy định tại khoản 5 Điều 64 Luật An toàn thực phẩm.
Việc công bố và đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm được quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Theo đó, đa số các thực phẩm được tự công bố và có 4 nhóm cần kiểm soát chặt hơn thì phải được đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Việc trao quyền công bố sản phẩm cho các doanh nghiệp để tạo thông thoáng trong thủ tục hành chính nhưng khi công bố doanh nghiệp phải “cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về ATTP và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ công bố và chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm đã công bố” (quy định tại Bản tự công bố và Bản công bố sản phẩm của Nghị định 15/2018). Quy định này nhằm gắn trách nhiệm trong tuân thủ các điều kiện đảm bảo ATTP và chịu trách nhiệm về an toàn sản phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
Chính sách tự công bố và đăng ký bản công bố sản phẩm của Nghị định 15/2018/NĐ-CP là một chính sách tiên tiến, tiệm cận với phương thức quản lý thực phẩm của các nước phát triển trên thế giới. Tại các nước này, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm đối với sản phẩm của mình, không cần đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chỉ một số ít các sản phẩm có công bố liên quan đến hỗ trợ bệnh tật mới cần được phê duyệt của cơ quan nhà nước trước khi lưu thông trên thị trường.
Theo quy định tại khoản 8 Điều 40 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm “Tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận bản công bố sản phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi”.Ngoài ra, Nghị định 15/2018/NĐ-CP cũng quy định rõ trách nhiệm của các Bộ ngành, địa phương đối với việc quản lý các nhóm thực phẩm cụ thể và trách nhiệm trong thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Khoản 1 Điều 40 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về ATTP trên phạm vi địa phương, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về ATTP tại địa phương; tổ chức xử lý vi phạm pháp luật về ATTP theo quy định; chịu trách nhiệm trước Chính phủ và trước pháp luật khi để xảy ra vi phạm pháp luật về ATTP trên địa bàn. Về công tác hậu kiểm các sản phẩm sau công bố hết sức quan trọng. Bộ Y tế với vai trò là thường trực Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về ATTP hàng năm xây dựng và ban hành kế hoạch hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm làm cơ sở cho các bộ ngành và địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch của mình; phối hợp liên ngành để xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng.Các cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã ký Biên bản hợp tác trong đấu tranh phòng chống tội phạm về ATTP với các cơ quan của Bộ Công an, trong đó, Cục An toàn thực phẩm thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Công an tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo thẩm quyền; phối hợp trong các hoạt động chuyên môn, cung cấp hồ sơ giấy tờ liên quan để cơ quan công an làm căn cứ khởi tố vụ án, đặc biệt trong các vụ án sản xuất kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm có chứa chất cấm.Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Công an và các Bộ ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất tăng chế tài xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với các nhóm hành vi hay vi phạm; Bộ Công an đang đề xuất sửa đổi Bộ Luật hình sự đối với các hành vi liên quan đến ATTP. Đây sẽ là công cụ hữu hiệu để xử lý nghiêm minh các đối tượng cố tình sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, không đảm bảo an toàn.Hàng năm, Cục An toàn thực phẩm có các văn bản chỉ đạo Sở Y tế các địa phương, Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh triển khai công tác hậu kiểm ATTP trên địa bàn.Từ đầu năm 2025 đến nay, Cục An toàn thực phẩm đã có 3 văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác hậu kiểm năm 2025, công tác triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm gắn với việc tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đề nghị các địa phương rà soát, cung cấp thông tin về tình hình tiếp nhận hồ sơ tự công bố và đăng ký bản công bố sản phẩm; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; tình hình thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các cơ sở và sản phẩm có liên quan. Về việc phòng chống thực phẩm không đảm bảo an toàn, thực phẩm giả, kém chất lượng, đại diện Cục An toàn thực phẩm cho biết, Bộ Y tế luôn nhất quán trong công tác chỉ đạo điều hành thông qua việc xây dựng, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; trong công tác phối hợp liên ngành nhất là phối hợp với Bộ Công an và Ban chỉ đạo 389 của Bộ Công thương trong việc xử lý thực phẩm giả, thực phẩm có chứa chất cấm… Trước đó, cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận; khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng chủ mưu cầm đầu đường dây nói trên cùng 6 bị can khác về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".Nhóm đối tượng này đã trực tiếp tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm sữa bột giả. Đến nay, đường dây này đã sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột các loại. Các loại sữa dành cho những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai với các thành phần công bố trên sản phẩm như: chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột óc chó... nhưng trên thực tế, hoàn toàn không có những chất này. Cơ quan công an xác định, các sản phẩm sữa bột có chỉ tiêu chất lượng một số chất đạt dưới 70% so với mức công bố, đủ điều kiện để xác định là hàng giả.- Từ khóa :
- Vụ sữa giả
- bộ y tế
- quản lý thị trường
- bộ công an
Tin liên quan
-
Chính sách mới
Công điện của Thủ tướng về xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả
18:37' - 17/04/2025
Ngày 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 40/CĐ-TTG về xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương lên tiếng về vụ sữa giả 500 tỷ đồng
21:05' - 14/04/2025
Trong 4 năm (năm 2021 – 2024) lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý 783 vụ; số tiền xử phạt hơn 2,2 tỷ đồng; số lượng hàng hóa vi phạm là 58.187 hộp, 451 thùng, 20.394 chai/lon.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ Thuận An: Kịch bản trúng thầu hơn 577 tỷ đồng tại Tuyên Quang
13:41' - 15/07/2025
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xác định, những sai phạm không chỉ là biểu hiện của tham nhũng doanh nghiệp mà còn là điển hình cho tình trạng “lợi ích nhóm”, làm méo mó hoạt động đầu tư công.
-
Kinh tế và pháp luật
Tạm giữ hình sự đối tượng livestream cảnh hành hung bạn gái trên mạng xã hội
12:26' - 15/07/2025
Ngày 15/7, Công an phường Thủ Dầu Một (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Trần Văn Trung để điều tra, làm rõ hành vi có dấu hiệu phạm tội “Cố ý gây thương tích”.
-
Kinh tế và pháp luật
Triệt phá đường dây mua bán ma túy do đối tượng đang điều trị tâm thần cầm đầu
08:30' - 15/07/2025
Công an thành phố Hà Nội cho biết, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy vừa triệt phá đường dây mua bán ma túy do một đối tượng đang điều trị tâm thần cầm đầu.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế
08:24' - 15/07/2025
Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Đưa hối lộ và Nhận hối lộ" xảy ra tại Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế.
-
Kinh tế và pháp luật
Hàn Quốc mở rộng điều tra cựu Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee
20:58' - 14/07/2025
Ngày 14/7, nhóm công tố viên đặc biệt do ông Min Joong Ki đứng đầu đã tiến hành một loạt động thái trong khuôn khổ cuộc điều tra các cáo buộc liên quan đến cựu Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon Hee.
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: Air India kêu gọi không nên đưa ra kết luận vội vàng
20:58' - 14/07/2025
Báo cáo nội bộ của Air India nêu rõ báo cáo sơ bộ không phát hiện ra bất kỳ lỗi kỹ thuật hay lỗi bảo trì nào. Chiếc máy bay gặp nạn đã được tiến hành các hoạt động bảo trì cần thiết.
-
Kinh tế và pháp luật
Khám phá loạt tiện ích trên VNeID
19:36' - 14/07/2025
Chiều 14/7, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) tổ chức Lễ công bố các tiện ích trên VNeID và một số nội dung học liệu trên nền tảng bình dân học vụ số.
-
Kinh tế và pháp luật
Lâm Đồng xử lý lấn chiếm đất rừng ven đường Hồ Chí Minh
18:37' - 14/07/2025
Theo UBND xã Trường Xuân, cuối tháng 6 vừa qua, xã ghi nhận nhiều hộ dân cố tình san gạt đất đai, xây dựng nhà tạm, lều quán trái phép trên đất rừng thông cảnh quan ven đường Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế và pháp luật
Truy tố 29 bị can trong vụ án Tập đoàn Thuận An
18:07' - 14/07/2025
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa ban hành bản cáo trạng truy tố cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà và 28 đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An.