Bốn cơ sở giáo dục đại học Việt Nam có trong Bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2022
Tổ chức xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds - Anh) vừa công bố Bảng xếp hạng Đại học thế giới cho năm 2022 (QS World University Rankings 2022 – QS WUR 2022) vào sáng 9/6.
Hai cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam có mặt 4 năm liên tiếp trong bảng xếp hạng này là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, cùng trong nhóm 801-1000. Bên cạnh đó, 2 cơ sở giáo dục mới tham gia xếp hạng là Trường Đại học Tôn Đức Thắng (trong nhóm 1001 – 1200) và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (trong nhóm 1201+).
Theo kết quả xếp hạng, điểm xếp hạng của Đại học Quốc gia Hà Nội ngày càng gia tăng. Cụ thể, trong ba lần xếp hạng trước, Đại học Quốc gia Hà Nội đứng trong nhóm 78,5% (2019), 74,9% (2020), 67,5% (2021). Ở lần xếp hạng này, Đại học Quốc gia Hà Nội vươn lên đứng trong nhóm 61,6% các trường đại học hàng đầu thế giới. Năm nay, tiêu chí về uy tín học thuật của Đại học Quốc gia Hà Nội gia tăng điểm đáng kể, trở thành tiêu chí có điểm số cao nhất (16,6 điểm và tăng 6,4% so với QS WUR 2021), đứng thứ 499 thế giới (tăng 25 bậc so với QS WUR 2021). Ngoài ra, tiêu chí uy tín nhà tuyển dụng, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng có sự tăng điểm so với kỳ xếp hạng trước (tăng 8%). Vị thế của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng liên tục được cải thiện, từ top 69% năm 2019 vươn lên top 62% các đại học xuất sắc của thế giới (2022).Trong 6 tiêu chí xếp hạng của QS World, các tiêu chí về danh tiếng của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục được khẳng định, đặc biệt là uy tín về học thuật (đứng vị trí 398 thế giới, tăng 3 bậc so với năm 2021) và uy tín với nhà tuyển dụng có vị trí 501+.
QS WUR xếp hạng các trường đại học theo 6 tiêu chí, bao gồm: đánh giá của học giả, đánh giá của nhà tuyển dụng, số trích dẫn/giảng viên, tỷ lệ giảng viên/sinh viên, tỷ lệ giảng viên quốc tế và tỷ lệ sinh viên quốc tế.Tiêu chí xếp hạng của QS nhấn mạnh vào đóng góp và tác động của chất lượng đào tạo, nghiên cứu của trường đại học đối với xã hội (thông qua đánh giá của doanh nghiệp, học giả trong và ngoài nước), các đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học (thông qua số trích dẫn/giảng viên).
Trong kỳ xếp hạng này, QS WUR 2022 xếp hạng cho 1.300 trường trong tổng số 1.673 cơ sở giáo dục thuộc 93 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số này, 145 trường lần đầu tiên tham gia xếp hạng.Dữ liệu phục vụ xếp hạng được lấy từ 2 triệu đề cử của học giả và 450 nghìn đề cử của nhà tuyển dụng, thu thập 130.000 phản hồi của học giả và 75.000 nhà tuyển dụng toàn cầu, phân tích 96 triệu trích dẫn (trong giai đoạn 2015-2020) từ 14,7 triệu bài báo (trong giai đoạn 2015-2019).
Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore có 3 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng, trong đó có 2 trường đại học nằm trong top 15 thế giới (Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đứng thứ 11 và Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) đứng thứ 12), Trường Đại học Quản lý Singapore (Singapore Management University) thuộc nhóm 511-520.Malaysia có 22 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng (tăng 2 cơ sở giáo dục so với QS WUR 2021), trong đó, Đại học Malaya (UM) có thứ hạng tốt nhất là 65 thế giới và có 8 cơ sở giáo dục đại học nằm trong top 500 thế giới. Thái Lan có 10 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng (tăng 2 cơ sở so với QS WUR 2021), trong đó, Đại học Chulalongkorn có thứ hạng tốt nhất là 215; Philippines có 4 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng, trong đó, Đại học Philippines có thứ hạng tốt nhất là 399. Indonesia có 16 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng (tăng 8 cơ sở so với QS WUR 2021), trong đó, Đại học Indonesia có thứ hạng tốt nhất là 254.
Trong top 10 thế giới, các cơ sở giáo dục của Anh và Mỹ vẫn là những cái tên quen thuộc trong bảng xếp hạng. Mỹ tiếp tục là quốc gia của các trường đại học hàng đầu thế giới, với 5 cơ sở giáo dục lọt vào top 10, trong đó Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) giữ vững vị trí số 1 trong 10 năm liên tiếp, tiếp đến là Trường Đại học Stanford (thứ 3), Đại học Harvard (thứ 5), Viện Công nghệ California (Caltech – thứ 6) và Đại học Chicago (thứ 10).Anh có 4 cơ sở giáo dục lọt vào top 10 thế giới, trong đó Đại học Oxford lên vị trí thứ 2 (so với thứ 5 thế giới trong QS WUR 2021), Đại học Cambridge (thứ 3), Trường Đại học Hoàng gia London ở vị trí thứ 7 và Đại học London (UCL) ở vị trí thứ 8./.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng hướng dẫn kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy công trình
11:25'
Trình tự kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy có thể được kết hợp với kiểm tra nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng theo trình tự được quy định.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương lập hồ sơ cắm mốc chỉ giới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
11:11'
Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục chỉ đạo Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với địa phương để kịp thời cung cấp các hồ sơ dự án, hồ sơ cắm cọc giải phóng mặt bằng, mốc chỉ giới đường sắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam khẳng định vị thế, vai trò quốc tế tại Hội nghị FfD4
10:16'
Sáng 1/7 theo giờ địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã dự và có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận toàn thể của Hội nghị quốc tế lần thứ tư về tài chính cho phát triển (FfD4).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp lại giang sơn và sức mạnh đoàn kết: Để nghị quyết Đảng thấm sâu vào thực tiễn
08:43'
Không sắp xếp lại hệ thống hành chính, đổi mới phương pháp quản lý, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thì đất nước sẽ chậm phát triển. Đó là yêu cầu bức thiết của cuộc sống.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu triển khai mô hình mới
21:20' - 01/07/2025
Chiều 1/7, trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Cục Hải quan cho biết, nhờ đã triển khai mô hình tổ chức mới từ ngày 1/3 nên đến thời điểm hiện tại, ngành hải quan cơ bản đã vận hành thông suốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phân cấp quy hoạch để phát huy tối đa nguồn lực
20:00' - 01/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 6 tháng: Thể chế tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
18:49' - 01/07/2025
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nay diễn ra trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức - bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư khu bến container Lạch Huyện
16:05' - 01/07/2025
Bộ Tài chính đã hoàn thành thẩm định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng các bến cảng container số 9, 10, 11 và 12 thuộc khu bến Lạch Huyện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Thọ Xuân lắp rào chắn ngăn ngừa tiếp cận trái phép, vật ngoại lai
15:59' - 01/07/2025
Dự kiến lượng hành khách tăng vào giai đoạn cao điểm Hè 2025 và các hãng hàng không lên kế hoạch tăng tần suất và mở thêm các đường bay đi và đến Cảng hàng không Thọ Xuân.