BOT giao thông - Bài 3: Hướng đến sự hoàn thiện?
Nhu cầu vốn đầu tư của ngành giao thông vận tải trong giai đoạn 2016-2020 cần hơn 1 triệu tỷ đồng, trong khi ngân sách dự kiến chỉ cân đối khoảng 11%. Trên cơ sở khắc phục triệt để những tồn tại, bất cập, Bộ Giao thông Vận tải khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu hút mọi nguồn lực, chú trọng nguồn lực của tư nhân để đầu tư các công trình xây dựng mới.
Nhà đầu tư vẫn đồng hành ? Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật, trong lĩnh vực đường bộ, thời gian tới, nhu cầu huy động vốn ngoài ngân sách sẽ được Bộ Giao thông Vận tải ưu tiên cho trục cao tốc Bắc - Nam. Lĩnh vực hàng không sẽ tập trung triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Lĩnh vực đường thủy nội địa, hàng hải sẽ nghiên cứu đầu tư các bến, cảng quan trọng và lĩnh vực đường sắt nghiên cứu từng bước đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Có thể nói đất nước không thể phát triển nếu không đầu tư cơ sở hạ tầng. Nhưng với tình hình như hiện nay, nhiều nhà đầu tư được hỏi liệu có dám tiếp tục tham gia đầu tư theo hình thức BOT hay không ? Và câu trả lời của nhiều nhà đầu tư là quan ngại, nhưng cũng có nhà đầu tư khẳng định sẵn sàng làm tiếp nhưng chính sách Nhà nước phải rõ ràng. Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Tasco cho biết: “Nhà nước có ngân sách hạn chế, không đủ khả năng đầu tư, nhưng với chính sách và tình trạng xã hội hiện tại đã làm nản lòng nhà đầu tư. Vì vậy, Nhà nước phải có biện pháp triệt để để thu hút đầu tư BOT:. "Tôi cho rằng, càng vay ODA, vốn nước ngoài thì càng phải thu phí, để lấy tiền đoạn đường này, đầu tư phát triển đoạn đường khác. Một điều cần nói rõ, thu phí là Nhà nước thu, không phải nhà đầu tư. Quan tâm đến người dân là đúng, nhưng cần phải có chế tài, chính sách như quy định bán kính cụ thể được miễn và giảm cho dân, mức giảm là bao nhiêu và Nhà nước cần có chính sách bù đắp cho nhà đầu tư”, ông Dũng chia sẻ. Bên cạnh đó, theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Tasco, phải đẩy mạnh truyền thông hơn nữa để phản ánh rõ hiện trạng đang xảy ra ở các trạm thu phí, để người dân hiểu rõ, có trách nhiệm chung tay với Nhà nước giải quyết khó khăn. Chúng ta phải hồi tưởng lại những lúc đường xấu, xe cộ đi lại khó khăn, để hiểu rõ tầm quan trọng của BOT. Còn theo ông Nguyễn Tuấn Huỳnh, Chủ tịch Tập đoàn Cienco 4, trong điều kiện đất nước khó khăn, người dân phải chia sẻ với đất nước. Đường được xây dựng từ hình thức BOT không chỉ tạo điều kiện cho người dân đi trên con đường đó mà còn làm lợi cho những con đường khác đã được BOT làm giải tỏa bớt áp lực. Cũng theo ông Huỳnh, “nhà đầu tư không có lỗi gì trong việc thực hiện trách nhiệm hợp đồng BOT, còn quyền lợi đến nay chắc chắn đang bị ảnh hưởng. Vậy, cơ quan nào chịu trách nhiệm về việc này. Chúng ta phải hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân”. Ông Hồ Minh Hoàng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Đèo Cả bày tỏ: “Chúng ta luôn mong muốn có một con đường không phải thu phí. Tuy nhiên, điều này chỉ đạt được ở tương lai khi đất nước thịnh vượng, kinh tế phát triển, sẽ không còn nguy cơ của một số phần tử xấu lợi dụng lúc khó khăn để kích động, phá hoại chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Điều này dễ làm suy giảm ý chí cống hiến của nhà đầu tư, nhà đầu tư mong muốn sự ủng hộ của mọi người cho tương lai tốt đẹp đó trở thành hiện thực”.Hoàn thiện cơ chế chính sách
Để tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư tham gia các dự án hợp tác công tư; trong đó có hình thức BOT, Thứ trưởng Nguyễn Nhật cho biết, trong thời gian tới Bộ Giao thông Vận tải sẽ đề ra một loạt giải pháp.
Đó là tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội để thực hiện giám sát các dự án đầu tư theo hình thức BOT; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan trong hoàn thiện cơ chế chính sách về đầu tư theo hình thức PPP; chuẩn bị kỹ lưỡng thông tin về dự án đầu tư theo hình thức PPP; công khai, minh bạch thông tin về dự án cần kêu gọi đầu tư trên Cổng thông tin điện tử (website) của Bộ Giao thông Vận tải tại địa chỉ http://ppp.mt.gov.vn. “Cùng với đó Bộ sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận, nắm bắt dự án, để có thể đi đến quyết định tham gia đầu tư, đồng thời là cơ sở quan trọng giúp nhà đầu tư tiếp cận vay vốn ngân hàng. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, đặc biệt lựa chọn được những công trình dự án cấp bách, quan trọng có khả năng hoàn vốn tốt để kêu gọi đầu tư”, Thứ trưởng Nguyễn Nhật cho hay. Song song với các giải pháp trên, Bộ cũng sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận của người dân và xã hội; nghiên cứu để áp dụng thêm nhiều hình thức đầu tư đa dạng hơn, phù hợp đặc thù dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông với tổng mức đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài và phù hợp với các thông lệ quốc tế... Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải sẽ đề nghị tất cả các dự án sẽ đều phải tổ chức đấu thầu rộng rãi, không áp dụng hình thức chỉ định thầu nhà đầu tư. Ngoài ra, Bộ sẽ đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan hoàn thiện khung pháp lý về điều chỉnh hình thức đầu tư PPP. Về lâu dài, cần tổng kết kinh nghiệm triển khai thực tiễn kết hợp kinh nghiệm quốc tế để xây dựng và ban hành Luật về Đầu tư theo hình thức PPP./.- Từ khóa :
- trạm thu phí
- bot
- bộ giao thông vận tải
- ppp
- bot giao thông
- tasco
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
BOT giao thông - Bài 2: Lấp đầy lỗ hổng chính sách
14:47' - 11/09/2017
Phải thẳng thắn nhìn nhận việc đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT thời gian qua đã bộc lộ một số tồn tại về cơ chế chính sách và công tác quản lý nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
BOT giao thông - Bài 1: Đừng để chủ trương đúng, thực hiện sai
14:35' - 11/09/2017
Trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách nhà nước hạn hẹp, việc huy động các nguồn vốn xã hội hóa theo hình thức BOT đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 13, UBTVQH khóa XIV: Chỉ có 10% trạm BOT được đặt đúng quy định
17:55' - 15/08/2017
Theo số liệu của Bộ Giao thông Vận tải, có 88 trạm thu phí thì chỉ có 9 trạm có khoảng cách từ 60 đến 70km, tức là chỉ có 10% được đặt đúng quy định.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ tổng rà soát vị trí đặt trạm thu phí dự án BOT
13:22' - 15/08/2017
Cần tổng rà soát để xây dựng quy hoạch về công trình giao thông thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT, để có thể thực hiện chủ trương này bài bản trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết quả xử lý các bất cập tại trạm thu phí BOT
19:17' - 07/08/2017
Chiều 7/8, Bộ Giao thông Vận tải chính thức có thông tin về kết quả xử lý các bất cập tại các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án BOT (Trạm thu phí BOT).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải minh bạch trong quyết toán các dự án BOT
15:24' - 13/07/2017
Trong thời gian ngắn Bộ Giao thông Vận tải đã quyết toán được 53/58 dự án BOT thể hiện quyết tâm minh bạch trong công tác đầu tư các dự án theo hình thức này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị AIIB hỗ trợ các dự án phát triển hạ tầng Việt Nam
14:37'
Ngày 6/7 (giờ địa phương), nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025
14:36'
Sáng 7/7 (giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao về chủ đề: "Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo".
-
Kinh tế Việt Nam
Cảnh báo thủ đoạn tinh vi mới trong buôn lậu, hàng giả công nghệ cao
14:35'
Hội nghị tại Đà Nẵng cảnh báo hàng giả ngày càng tinh vi, sử dụng AI, in 3D, giả mạo thương hiệu xe máy, đòi hỏi hành động quyết liệt và đồng bộ hơn từ các lực lượng chức năng.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút hơn 3,7 tỷ USD vào các khu công nghiệp sau hợp nhất
14:35'
Các khu chế xuất, khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh mới đặt mục tiêu thu hút đầu tư kể cả cấp mới và điều chỉnh đạt 3,73 tỷ USD trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc WHO
14:33'
Ngày 6/7 (giờ địa phương), tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 tiên phong tại Hội nghị BRICS mở rộng
14:32'
Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam sẽ cùng cộng đồng quốc tế không ngừng phấn đấu, đoàn kết và nỗ lực để xây dựng một hệ thống quản trị toàn cầu bình đẳng, bao trùm và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
6 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 9,8%
11:14'
Bộ Tài chính bảo đảm không để xảy ra tình trạng đứt gãy, gián đoạn trong việc triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp...
-
Kinh tế Việt Nam
Cảng cá hàng trăm tỷ chưa sử dụng đã “tắc luồng”
11:08'
Dự án cảng cá Cửa Nhượng tại xã Thiên Cầm (tỉnh Hà Tĩnh) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng từ nguồn kinh phí bồi thường sự cố môi trường biển đến nay đã hoàn thành và chuẩn bị bàn giao.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thúc đẩy đầu tư nông nghiệp, xây dựng thương hiệu lúa Thủ đô
09:37'
Hà Nội chỉ đạo Sở Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương lập kế hoạch đầu tư đê điều, rà soát đất rừng, phát triển giống lúa mang thương hiệu Thủ đô, chuẩn bị cho nhiệm kỳ 2026–2030.