Brexit không thỏa thuận - Thách thức lớn cho ngân sách châu Âu
Quang cảnh bên ngoài tòa nhà Quốc hội Anh ở London. Ảnh: THX/TTXVN
Thời điểm nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, đang tới gần, song đến nay vẫn còn nhiều đồn đoán về một Brexit không thỏa thuận.
Theo tờ Le Monde, các chuyên gia kinh tế đã nhận thấy những thách thức về ngân sách mà Brexit không thỏa thuận gây ra, trong đó vấn đề quan trọng nhất hiện nay là giải quyết những cam kết pháp lý và ngân sách trước năm 2019.
Rõ ràng, EU cần tính đến giả định về một Brexit không thỏa thuận. Thách thức của EU và Anh có nhiều khác biệt, và đây là một tin bất lợi về phương diện ngân sách cho cả hai bên.
Tờ báo Pháp nhận định vấn đề đóng góp ngân sách năm 2019 của EU đã được tính đến. Nếu Anh rời EU vào cuối tháng Mười tới, về mặt lý thuyết, sẽ còn hai tháng cần bổ sung ngân sách, tương đương với khoảng 3 tỷ euro trong tổng số 17,6 tỷ đóng góp hàng năm của Anh (14,3 tỷ euro được lấy từ các khoản thu thuế quốc gia và 3,3 tỷ euro từ thuế đánh vào hàng nhập khẩu).
Để phòng ngừa khoản thiếu hụt này, tháng 7/2019, Hội đồng châu Âu đã thông qua một quy định buộc Anh vẫn phải trả tiền đóng góp ngân sách cho EU trong năm, ngay cả trong trường hợp Brexit không có thỏa thuận.
Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp khó khăn, thách thức về vấn đề ngân sách vẫn chỉ là thứ yếu. Vấn đề dòng tài chính năm 2020 còn phức tạp hơn nhiều. Ủy ban châu Âu (EC) dự trù duy trì mức chi tiêu châu Âu tại Anh khoảng 6,3 tỷ euro, trong đó hơn một nửa chi cho chính sách nông nghiệp chung (CAP) nếu Anh vẫn tiếp tục đóng góp vào ngân sách.
Thế nhưng, dường như mức chi tiêu này là không khả thi, bởi các khoản đóng góp là không tương xứng. Trong trường hợp Anh không tiếp tục đóng góp vào ngân sách EU thì EU cũng vẫn phải huy động ngân sách từ các thành viên còn lại.
Thách thức thực sự về vấn đề ngân sách chính là việc giải quyết các cam kết pháp lý và ngân sách trước năm 2019. Điều này liên quan đến quá trình thực hiện các cam kết và giải ngân (các cam kết năm 2019 sẽ được thanh toán vào năm 2020) cũng như liên quan đến các phương pháp tính toán đóng góp quốc gia được cập nhật theo dữ liệu kinh tế của các quốc gia thành viên.
Bên cạnh đó, cũng cần tính đến sự điều chỉnh đóng góp của Anh để tính toán chi tiêu dành cho Anh nhằm bù đắp cho sự mất cân đối ngân sách của Anh trong cả năm. Sự điều chỉnh này tương đương khoảng 5,2 tỷ euro vào năm 2020.
Ngay cả khi nước Anh không trả tiền, 27 quốc gia thành viên EU còn lại sẽ có nghĩa vụ phải trả khoản điều chỉnh này của năm 2019.
Trên thực tế, cũng như mọi quốc gia thành viên khác, Anh đã tham gia vào các chương trình châu Âu, bao gồm các quỹ liên kết và các chương trình nghiên cứu nhiều năm trong khung tài chính 2014-2020. Ngoài ra, Anh cũng phải đảm nhận các chi phí tương ứng.
Bản thỏa thuận Brexit tháng 11/2018 cũng đã dự tính một phương pháp tính toán để đánh giá tất cả các khoản chi phí của mỗi bên.
Tờ Le Monde dẫn lời Ủy viên về các vấn đề kinh tế của Pháp, Pierre Moscovici cho hay phương pháp tính toán này sẽ kéo theo một khoản hóa đơn “ly hôn” từ 40-45 tỷ euro.
Khoản hóa đơn này hoàn toàn "không được thảo luận" trong tiến trình Brexit. Thách thức về vấn đề ngân sách rõ ràng sẽ gây ra những hậu quả cho tất cả các quốc gia thành viên ở mức độ khác nhau.
Điều này khiến Ủy ban châu Âu buộc phải có kế hoạch huy động một số quỹ khẩn cấp (quỹ đoàn kết và quỹ điều chỉnh toàn cầu hóa) để bù đắp khoản đóng góp thiếu hụt của Anh.
Ngoài ra, việc thanh toán hóa đơn “ly hôn” này chủ yếu dựa vào Đức, quốc gia đóng góp nguồn tài chính lớn nhất cho ngân sách châu Âu (20,5%). Chắc chắn Đức sẽ tìm kiếm và áp đặt cho các đối tác của mình một bản thỏa thuận.
Trong trường hợp Brexit không thỏa thuận, đây sẽ là một khó khăn nghiêm trọng đối với bộ đôi Pháp-Đức trong bối cảnh hiện nay.
Vậy một Brexit không thỏa thuận sẽ để lại hệ lụy gì cho nước Anh? Tờ Le Monde cho rằng những tác động gián tiếp sẽ là đáng kể. Uy tín của đất nước đang bị đe dọa. Hiện nước Anh đang bị giới tài chính đánh giá thấp do sự bất ổn cũng như những rủi ro tài chính.
Sự suy giảm ngân sách của Anh sẽ dẫn đến giai đoạn suy thoái mới, tác động xấu đến lãi suất và giá trị đồng bảng Anh. Đây thực sự là một canh bạc lớn đầy rủi ro đối với nước Anh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại trưởng Anh tin tưởng EU sẽ nhượng bộ để đạt thỏa thuận Brexit
17:50' - 16/09/2019
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã bày tỏ tin tưởng Thủ tướng Boris Johnson và EU sẽ thể hiện quan điểm "thực tế và linh hoạt" nhằm đạt được thỏa thuận về việc Anh rời khỏi EU, còn gọi là Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Anh ưu tiên đạt thỏa thuận thương mại với New Zealand hậu Brexit
16:07' - 16/09/2019
Ngày 16/9, Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss cho biết việc đạt được một thỏa thuận thương mại với New Zealand sẽ là một ưu tiên hậu Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp châu Âu cảnh báo thảm họa với Brexit cứng
10:32' - 16/09/2019
Tổ chức các chủ doanh nghiệp châu Âu Business Europe cảnh báo việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - Brexit - mà không có thỏa thuận sẽ là "một thảm họa".
-
Kinh tế Thế giới
Đảng Dân chủ Tự do ở Anh theo đuổi chính sách ngừng Brexit
22:15' - 15/09/2019
Đảng Dân chủ Tự do ở Anh đã củng cố quan điểm bài Brexit của mình khi chính thức thông qua chính sách hủy việc rời khỏi EU nếu đảng này giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Anh khẳng định đạt "tiến bộ to lớn" trong đàm phán Brexit
13:10' - 15/09/2019
Ngày 14/9, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết đang đạt được "tiến bộ to lớn" hướng đến một thỏa thuận về việc Anh rời khỏi EU, còn gọi là Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Brexit: Cuộc đối đầu chưa có hồi kết
10:07' - 15/09/2019
Chính trường Anh những ngày qua liên tiếp chứng kiến những thất bại nặng nề của Chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson tại Hạ viện Anh khi tất cả các đề xuất về Brexit đều bị Hạ viện bác lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Biện pháp ứng phó tại một số nước châu Á
13:02'
Ngày 9/4, một số quốc gia châu Á đã có những động thái mới nhằm ứng phó với các biện pháp thuế quan của Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Nhìn lại 7 ngày "địa chấn" thương mại toàn cầu
12:59'
Chỉ trong vòng một tuần, thế giới chứng kiến những diễn biến chóng mặt trên mặt trận thương mại toàn cầu, khởi nguồn từ quyết định áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU thông qua các biện pháp trả đũa đầu tiên
12:59'
Ngày 9/4, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua các biện pháp đầu tiên đáp trả kế hoạch áp thuế trước đó của Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Anh tiếp tục đàm phán thỏa thuận thương mại với Mỹ
10:43'
Chính phủ Anh sẽ “bình tĩnh và điềm tĩnh” tiếp tục đàm phán với Mỹ về thỏa thuận thương mại sau khi Tổng thống Donald Trump tạm dừng áp thuế trong 90 ngày đối với hơn 75 đối tác thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Nhìn lại "thương chiến" Mỹ - Trung 2018
10:36'
Thương chiến Mỹ - Trung 2018 khởi đầu vào ngày vào ngày 22/3/2018 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 50 tỷ đô la Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập sẽ thoái vốn nhà nước để thúc đẩy khu vực tư nhân
10:21'
Theo Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly, nước này sẽ chào bán cổ phần tại một số công ty do quân đội sở hữu trên sàn giao dịch chứng khoán, để thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ vẫn kỳ vọng ByteDance bán Tiktok cho công ty không thuộc Trung Quốc
09:50'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết thương vụ tiềm năng mua TikTok tại Mỹ vẫn đang được đàm phán và ông kỳ vọng ByteDance sẽ bán Tiktok cho công ty không thuộc Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc vẫn bị ảnh hưởng dù Mỹ hoãn thuế đối ứng
09:22'
Nền kinh tế Hàn Quốc vẫn sẽ chịu những tác động nhất định dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày đối với các đối tác đang tìm cách đàm phán với Washington.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Dư luận tại Mỹ về quyết định hoãn thuế của Tổng thống D. Trump
08:21'
Dư luận bên trong nước Mỹ đã có những phản ứng tích cực sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày đối với hơn 75 đối tác thương mại không trả đũa Mỹ.