Brexit - "Lợi bất cập hại" đối với nước Anh (Phần 1)
Phần 1: Đám mây đen mang tên Brexit
Ngày 23/6 tới đây, cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra tại Vương quốc Anh để quyết định việc đất nước này sẽ ra đi hay ở lại với Liên minh châu Âu (EU).
Brexit có thể khiến cả "xứ sở sương mù", EU và thậm chí là kinh tế thế giới gánh chịu những hậu quả lớn về kinh tế, chính trị và xã hội.
Hầu hết các nghiên cứu về Brexit đều chỉ ra rằng việc khơi dậy tinh thần bài châu Âu trong nước Anh sẽ khiến “xứ sở sương mù” không những chẳng thu được lợi ích gì về kinh tế, mà còn phải đối mặt với nguy cơ xóa bỏ những nỗ lực tăng trưởng của chính họ. Với hệ lụy đầu tiên phải kể tới là thương mại và đầu tư xuyên biên giới.
Trả lời phỏng vấn đăng trên tờ Thời báo tài chính (The Financial Times), Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Roberto Azevêdo nói rằng nếu nước Anh rời EU thì người tiêu dùng và các doanh nghiệp xứ sở này có thể thiệt hại 9 tỷ bảng Anh (13,2 tỷ USD) tiền thuế nhập khẩu bổ sung mỗi năm, cũng như đứng trước nguy cơ phải tiến hành các cuộc đàm phán chưa từng có với 161 nước thành viên WTO về các điều khoản liên quan tới tư cách thành viên.
Bên cạnh đó, London cũng sẽ không được hưởng những ưu đãi như thuế nhập khẩu ở mức thấp hoặc bằng 0% khi tiếp cận thị trường 58 nước tham gia 36 thỏa thuận thương mại của EU.
Trong khi đó, tại nước láng giềng Pháp, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế (CAE) của phủ Thủ tướng Pháp, chuyên gia Angès Bénassy Quéré cũng khẳng định ra khỏi châu Âu, nền kinh tế Anh cũng như đồng bảng Anh, sẽ suy yếu đi bởi nhiều lý do.
Lâu nay, nước Anh được coi là địa điểm thuận lợi để nhiều tập đoàn/doanh nghiệp có trụ sở tại Ireland, hay các vùng đặt dưới ảnh hưởng của London, đầu tư vào châu Âu.
Trong trường hợp nước Anh rời khỏi EU thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thay vì đổ vào Anh, sẽ chuyển hướng sang Pháp hoặc Đức, Italy. Ngoài ra, khi tách rời khỏi Brussels, London sẽ đánh mất lợi thế nắm giữ vai trò là “lá phổi” tài chính của châu Âu, nơi “cửa ngõ” đón nhận luồng tư bản của thế giới vào thị trường “lục địa Già”.
Về thị trường lao động, chuyên gia Angès Bénassy Quéré khẳng định phe ủng hộ Brexit đã quên mất rằng lâu nay nền kinh tế Anh tăng trưởng mạnh mẽ một phần là nhờ vào làn sóng người nhập cư nước ngoài, vừa đóng vai trò là nguồn lao động, vừa là nguồn tiêu thụ quý giá cho đất nước. Do đó, việc Brexit xảy ra sẽ khiến số người nhập cư vào nước Anh giảm đi và nước này sẽ mất đi một nguồn lực giá trị.
Hậu quả là, theo cảnh báo của Viện Nghiên cứu tài chính (IFS), Brexit sẽ khiến tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước Anh thấp hơn và chi phí vay mượn tăng thêm, đồng thời làm hao hụt ngân sách khoảng 20-40 tỷ bảng vào năm 2020.
Điều này đồng nghĩa với việc London sẽ phải kéo dài chính sách "thắt lưng buộc bụng" thêm hai năm nữa, tức là đến năm 2022, để đạt được mục tiêu thặng dư ngân sách mà Chính phủ Thủ tướng David Cameron đề ra.
Trong nội bộ nước Anh, Bộ trưởng Tài chính George Osborne cũng cảnh báo nước này có thể sẽ chìm vào suy thoái trong vòng một năm nếu lựa chọn rời khỏi Liên minh châu Âu.
Theo Bộ Tài chính Anh quốc, có hai kịch bản hậu Brexit đối với nền kinh tế Anh. Trong đó, kịch bản số 1 nhẹ nhàng hơn, khi London có thể đạt được một thỏa thuận thương mại với EU, sẽ chứng kiến GDP của nước này thấp hơn đến 3,6% so với việc ở lại EU sau hai năm.
Ở chiều ngược lại, tức là kịch bản 2, khi Vương quốc Anh không những rời thị trường chung EU mà còn phải đối mặt với các rào cản thương mại theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, thì con số khác biệt kia sẽ tăng lên 6%.
Đối với cả hai kịch bản, Brexit sẽ khiến lạm phát tại nước Anh tăng cao trong khi giá nhà lại xuống thấp hơn khoảng từ 10% (kịch bản 1) đến 18% (kịch bản 2) so với việc ở lại với EU.
Ngoài ra, nguy cơ Brexit cũng tác động đến cả các nhà đầu tư vùng Vịnh Arab, một trong số những nhà đầu tư bất động sản lớn nhất tại nước Anh, khiến họ có xu hướng ngừng những giao dịch mới bởi lo ngại khả năng mất giá nhà đất nếu cử tri Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu.
Các số liệu của Ngân hàng trung ương Anh mới đây cho thấy giao dịch bất động sản trong quý I/2016 đã giảm 40% so với cùng kỳ năm trước, khi cả người mua và bán đều trông đợi kết quả từ cuộc trưng cầu dân ý Brexit./.
Xem tiếp:
- Từ khóa :
- brexit
- anh rời eu
- nước anh
- eu
- liên minh châu âu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ mở rộng chính sách khắc khổ nếu người dân chọn Brexit
06:48' - 16/06/2016
Nếu Brexit diễn ra, các chính sách thắt lưng buộc bụng bổ sung sẽ được nước Anh thực hiện dưới dạng tăng thuế và cắt giảm chi tiêu.
-
Kinh tế Thế giới
Brexit: Phe rời EU đang thắng thế
11:27' - 14/06/2016
10 ngày trước khi diễn ra cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh đi hay ở lại Liên minh châu Âu (EU), nhiều kết quả thăm dò mới đây đều cho thấy chiến dịch vận động Anh rời EU đang thắng thế.
-
Kinh tế Thế giới
Brexit có thể ảnh hưởng tới các ngân hàng lớn của Đức
21:56' - 13/06/2016
Cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý tại Vương quốc Anh về tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) của nước này có thể sẽ tác động tới các ngân hàng lớn của Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Thụy Điển: "Brexit" sẽ hủy hoại nghiêm trọng EU
09:01' - 12/06/2016
Việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là "Brexit", sẽ làm tổn hại nghiêm trọng tới liên minh 28 quốc gia này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp liên bang
10:06'
Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu trình bày Thông điệp liên bang trước một Quốc hội bị chia rẽ trong bối cảnh đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11/2022.
-
Kinh tế Thế giới
Những vấn đề kinh tế của nước Mỹ trong năm 2023
09:35'
Với tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp nhất trong vòng 50 năm và lạm phát giảm tháng thứ sáu liên tiếp, kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu tích cực nhưng những thách thức vẫn còn ở phía trước.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Các nước Trung Đông chung tay hỗ trợ công tác cứu hộ
07:51'
Các quốc gia trong khu vực - bao gồm Liban, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Ai Cập - đang nỗ lực chung tay hỗ trợ các nạn nhân ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Số nạn nhân thiệt mạng vượt quá 7.800 người
07:49'
Dự kiến số nạn nhân thiệt mạng sẽ còn tiếp tục tăng lên khi độ lớn của thảm họa này trở nên rõ ràng hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Canada hưởng lợi gì từ chính sách mở cửa trở lại của Trung Quốc?
16:44' - 07/02/2023
Việc Trung Quốc sớm mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy nhu cầu với hàng hóa do Canada sản xuất và giúp nền kinh tế này tránh suy thoái nếu chính sách này không gây ra lạm phát và khiến lãi suất tăng cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Vai trò của ngân hàng xanh trong việc chống biến đổi khí hậu toàn cầu
15:07' - 07/02/2023
Fintechnews.sg nhận định biến đổi khí hậu và các nỗ lực phát triển bền vững đang trở thành trào lưu toàn cầu đối với các công ty tài chính công nghệ (Fintech) cũng như nhiều doanh nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Sẽ không có nguy cơ suy thoái kinh tế
12:45' - 07/02/2023
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhận định sẽ không có suy thoái kinh tế trong bối cảnh tình trạng lạm phát giảm đáng kể và nền kinh tế Mỹ vẫn vững chắc, nhờ sức mạnh của thị trường lao động.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống J.Biden: Sự cố khinh khí cầu không ảnh hưởng tới quan hệ Mỹ- Trung
11:47' - 07/02/2023
Ngày 6/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định quan hệ Washington và Bắc Kinh không suy yếu sau vụ Mỹ bắn rơi 1 khinh khí cầu Trung Quốc vào cuối tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada vẫn có khả năng đạt kịch bản "hạ cánh mềm"
11:37' - 07/02/2023
Giới quan sát cho rằng các nền kinh tế lớn, trong đó có Mỹ và Canada, có khả năng sẽ thoát được nguy cơ suy thoái nghiêm trọng trong năm nay.