Brexit phủ màu xám lên bức tranh kinh tế toàn cầu trong ngắn hạn
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định tình hình bất ổn xuất phát từ “cuộc chia tay” giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, sẽ làm chậm lại nhịp độ tăng trưởng của nước Anh, châu Âu và phần còn lại của thế giới cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng này.
Theo người phát ngôn IMF Gerry Rice, sau khi cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của nước Anh trong EU kết thúc với kết quả nghiêng về phe ủng hộ Brexit, các thị trường tài chính và tiền tệ đã chứng kiến “những biến động đáng kể song không đến mức hỗn loạn”. Ông Rice đánh giá Brexit đã tạo ra những bất ổn có thể tác động tiêu cực đến nhịp độ tăng trưởng toàn cầu trong ngắn hạn, vì vậy các ngân hàng trung ương nên sẵn sàng hành động và đưa ra các biện pháp như tăng thanh khoản để giảm nhẹ tình hình biến động.Ông Rice nêu rõ các nhà hoạch định chính sách của nước Anh và EU có vai trò then chốt trong việc đảm bảo một tiến trình chuyển tiếp suôn sẻ.
Quan chức trên cho biết những ảnh hưởng của Brexit cũng sẽ được đề cập trong bản cập nhật Dự báo Triển vọng Kinh tế Thế giới, sẽ được công bố vào ngày 19/7.Trong tháng Tư, IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2016 từ 3,4% ước tính trước đó xuống 3,2%, trong bối cảnh nhu cầu suy yếu và rủi ro địa chính trị gia tăng.
Trong một báo cáo khác công bố cùng ngày, IMF cho biết các nước nhỏ tại châu Phi, khu vực Caribe, Trung Á và Thái Bình Dương là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ quyết định của các ngân hàng quốc tế ngừng hoạt động trao đổi liên thông, hay còn gọi là Hệ thống báo cáo ngân hàng tập trung (CBR).Theo IMF, nguyên nhân đằng sau bước đi này của các ngân hàng là nhằm tuân thủ quy định quốc tế về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, giảm thiểu rủi ro bị dính líu tới các hoạt động phi pháp này hay vi phạm các lệnh trừng phạt quốc tế.
Việc ngừng các CBR có thể khiến các quốc gia có ít kênh hơn trong việc nhận kiều hối từ lao động nước ngoài gửi về hoặc giao dịch bằng đồng USD hoặc các đồng tiền dự trữ khác, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động cho vay và tăng trưởng kinh tế.Theo IMF, việc ngừng các dịch vụ chuyển tiền tại các nước nhỏ ở khu vực Thái Bình Dương đã làm tổn thương dòng ngoại hối, phá vỡ thống nhất tài chính và tăng sử dụng tiền mặt trong khu vực.
Tại một số nước tác động có thể rất nghiêm trọng, chẳng hạn như Samoa, nước có kiều hối chiếm tới 20% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Để đối phó với vấn đề này, các chuyên gia IMF khuyến khích giới hành pháp tại các nền kinh tế lớn tăng cường tiếp xúc với các ngân hàng và giải thích rõ ràng về các quy định chống rửa tiền cũng như giải quyết các vướng mắc luật pháp trong việc tiếp tục các CBR.Bên cạnh đó là củng cố quy định tại các cấp nhỏ hơn và điều chỉnh phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
IMF: GDP của nước Anh sẽ sẽ tổn thất lớn vì Brexit
08:31' - 05/07/2016
Tổng Giám đốc IMF vừa lên tiếng cảnh báo GDP của nước Anh có thể tổn thất từ 1,5% đến 4,5% vào năm 2019 vì rời khỏi EU, còn gọi là Brexit, tùy thuộc vào thỏa thuận thương mại mà nước này đạt được.
-
Kinh tế Thế giới
BoE có thể tung ra các biện pháp kích thích kinh tế hậu Brexit
05:05' - 05/07/2016
Thống đốc Ngân hàng Anh (BoE) Mark Carney cho rằng triển vọng kinh tế của nước này đang xấu đi và BoE có thể sẽ cần tăng các biện pháp kích thích kinh tế trong mùa Hè này sau cú sốc Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Anh cố gắng “giữ chân” doanh nghiệp sau cú sốc Brexit
16:54' - 04/07/2016
Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne lên kế hoạch giảm thuế doanh nghiệp xuống dưới 15%, nhằm “giữ chân” các doanh nghiệp, sau cú sốc Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Brexit tác động tới vai trò trung tâm tài chính của London
08:08' - 04/07/2016
Cơ quan quản lý thị trường nước Anh yêu cầu các ngân hàng đánh giá thay đổi trong quan hệ thương mại với EU tác động như thế nào tới vai trò là trung tâm tài chính toàn cầu của London.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17' - 02/07/2025
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.