BRICS 2025 ưu tiên củng cố thế giới đa cực
Ngày 26/2, Tổng thống Brazil Lula da Silva nhấn mạnh ưu tiên của nước này trong nhiệm kỳ chủ tịch BRICS 2025 bao gồm củng cố thế giới đa cực và thúc đẩy một trật tự thế giới công bằng, toàn diện và bền vững hơn.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, phát biểu trong ngày họp thứ hai tại Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) diễn ra ở thủ đô Brasilia, Tổng thống Lula da Silva tuyên bố trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay, BRICS có trách nhiệm lịch sử tìm kiếm các giải pháp mang tính xây dựng và cân bằng.
Ông nhấn mạnh quản trị toàn cầu, hợp tác y tế, biến đổi khí hậu, thương mại và đầu tư, trí tuệ nhân tạo (AI) và phát triển thể chế là những mục tiêu trong nhiệm kỳ Chủ tịch BRICS của Brazil. Ông cũng nhấn mạnh BRICS sẽ nỗ lực đảm bảo thực hiện các ý tưởng của Chương trình nghị sự 2030, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và Hiệp ước cho Tương lai.
Tổng thống Lula da Silva cũng nêu bật tầm quan trọng của hợp tác vì hòa bình và cải cách cấu trúc an ninh đa phương; cho rằng chủ nghĩa đơn phương sẽ làm suy yếu trật tự quốc tế; đồng thời kêu gọi bảo vệ chủ nghĩa đa phương một cách nhất quán vì theo ông đây là con đường duy nhất để đối mặt với sự phân cực và chia rẽ hiện nay trên thế giới.
Ngoài ra, Tổng thống Lula da Silva cho rằng các nước cần tăng cường hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực y tế toàn cầu, tài trợ cho các hoạt động thương mại, đầu tư, tài chính, chống biến đổi khí hậu cũng như sử dụng đồng tiền của các quốc gia trong hoạt động thương mại.
Ông còn nhận định hợp tác y tế là một trong những nhu cầu cấp thiết nhất của Nam Bán cầu và cần triển khai một cơ chế phòng thủ y tế trên thế giới để đối phó với những mối đe dọa nghiêm trọng của dịch bệnh như đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh việc tăng cường cấu trúc y tế toàn cầu, với Tổ chức y tế thế giới (WHO) làm trung tâm, là "chìa khóa" để đảm bảo tiếp cận công bằng và bình đẳng với thuốc men và vaccine, những yếu tố cần thiết cho sự phát triển bền vững của các quốc gia.
Nhà lãnh đạo Brazil cũng đề cập đến nhu cầu cải thiện hệ thống tiền tệ và tài chính quốc tế, đồng thời chỉ trích sự leo thang hiện nay của chủ nghĩa bảo hộ trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Liên quan đến cuộc khủng hoảng khí hậu, ông bày tỏ quan ngại trước thực trạng Trái Đất đang nóng lên với tốc độ nhanh chóng và kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cần cân bằng tham vọng để cứu hành tinh.
Đề cập việc ứng dụng AI, ông Lula da Silva cho rằng AI mang lại những cơ hội to lớn, nhưng cũng đi kèm những thách thức về đạo đức, xã hội và kinh tế. Ông thông báo Brazil đang đề xuất BRICS ra tuyên bố chung về Quản trị trí tuệ nhân tạo phục vụ phát triển.
Hội nghị Ngoại trưởng BRICS diễn ra trong 2 ngày theo thể thức họp kín. Đây là cuộc họp đầu tiên của trưởng đoàn các nước thành viên khối này trong năm nay để chuẩn bị chương trình nghị sự cho Hội nghị thượng đỉnh dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 7 tới tại thành phố Rio de Janeiro. Đại diện của các nước sáng lập gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, cùng các nước vừa gia nhập gồm Ethiopia, Iran, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Indonesia và Ảrập Xêút tham dự cuộc họp.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cảnh báo áp thuế 150% đối với hàng nhập khẩu từ BRICS
14:02' - 21/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra cảnh báo mạnh mẽ về việc sẽ áp mức thuế lên tới 150% đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước BRICS.
-
Kinh tế Thế giới
Nga bác thông tin BRICS có kế hoạch về đồng tiền riêng
19:37' - 31/01/2025
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết nhóm BRICS, mà Nga là một thành viên, không thảo luận về việc thiết lập tiền rệ riêng của mình.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giáo sư Đặng Hoàng Linh: Đức coi ASEAN là trụ cột tăng trưởng, hợp tác
22:07' - 15/04/2025
Chính phủ Đức được kỳ vọng sẽ thúc đẩy Quốc hội Đức hoàn tất quá trình phê chuẩn EVIPA, đồng thời hỗ trợ thực thi hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức đầu tư tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản xem xét lại các rào cản phi thuế quan đối với ô tô, nông sản
16:16' - 15/04/2025
Nhật Bản bắt đầu xem xét lại các rào cản thương mại phi thuế quan mà Tổng thống Mỹ Donald Trump phản đối, gồm ô tô, nông sản, vì Tokyo hy vọng sẽ cải thiện được khả năng đàm phán thuế với Washington.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành đồ chơi Trung Quốc: Sự "lột xác" bạc tỷ
15:40' - 15/04/2025
Ngành công nghiệp đồ chơi thiết kế đang trở thành biểu tượng cho sự “lột xác” của hàng hóa Trung Quốc khi có sự kết hợp giữa công nghệ, văn hóa và thiết kế hiện đại.
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty Nhật Bản kêu gọi cải thiện phân phối gạo dự trữ
13:25' - 15/04/2025
Các nhà bán buôn và bán lẻ gạo Nhật Bản ngày 14/4 đã kêu gọi cải thiện những gì họ cho là sự phân phối không cân bằng gạo dự trữ của chính phủ được giải phóng vào tháng trước để kiềm chế giá tăng cao.
-
Kinh tế Thế giới
Hé lộ các đối tác ưu tiên đàm phán thuế quan của Mỹ
09:58' - 15/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ ưu tiên đàm phán thỏa thuận thương mại với một số nước đã nỗ lực điều hướng hoạt động xuất nhập khẩu theo danh sách thuế quan mới mà Tổng thống Donald Trump công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô
08:36' - 15/04/2025
Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhằm tạo điều kiện để các nhà sản xuất có thêm thời gian điều chỉnh, tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
-
Kinh tế Thế giới
Anh tạm dừng thuế nhập khẩu 89 mặt hàng đến tháng 7/2027
08:23' - 15/04/2025
Việc dừng đánh thuế sẽ được áp dụng cho nhiều mặt hàng, từ các mặt hàng thiết yếu hằng ngày như mì ống, nước ép trái cây, gia vị và dầu dừa, đến các vật liệu công nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ ủng hộ kế hoạch cải cách kinh tế táo bạo của Argentina
08:03' - 15/04/2025
Ngày 14/4, trong chuyến thăm Argentina, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent bày tỏ sự ủng hộ đối với chính sách cải cách kinh tế của Chính phủ Tổng thống cực hữu Javier Milei.
-
Kinh tế Thế giới
IMF: Căng thẳng thương mại đe dọa gây ra "cú sập" của thị trường chứng khoán
20:36' - 14/04/2025
Ngày 14/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ các sự kiện rủi ro địa chính trị lớn, đặc biệt là căng thẳng thương mại, có thể kích hoạt đợt điều chỉnh trên thị trường chứng khoán.