Bức tranh tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2017 (Phần 2)
Đi cùng với nhận định lạc quan, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng không quên cảnh báo "những rủi ro lớn" có thể ảnh hưởng tới dự báo của tổ chức này, chủ yếu là do các mối đe dọa của làn sóng bảo hộ. Theo WB, "những hạn chế mới về thương mại có thể làm hỏng sự phục hồi trên toàn cầu" khi mà Mỹ tiếp tục đe dọa trả đũa hải quan đối với một số đối tác, bao gồm Trung Quốc, Đức...
Giới phân tích cho rằng, trong thời gian tới Tổng thống Trump sẽ không thể thông qua những chính sách kích thích tăng trưởng mà ông đã đề xuất, trong khi tất cả những chính sách mà ông đưa ra đều sẽ không để lại nhiều ấn tượng. Thậm chí, trái ngược với kỳ vọng của Washington, mức tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế lớn nhất thế giới đến nay gần như không có cơ hội để đạt mức 3%.
Cùng với đó là nguy cơ về một cuộc chiến tranh thương mại khi Chính quyền của ông Trump có khả năng sẽ tiếp tục theo đuổi các biện pháp bảo hộ và trước đó, Washington cũng đã áp đặt biện pháp hạn chế dòng người di cư - một động thái được cho là sẽ gây cản trở tăng trưởng kinh tế và thu hẹp lực lượng lao động của đất nước.
Đó là chưa kể tới những thách thức mang tên địa chính trị, mà phần nhiều trong số đó đến từ những chính sách ngoại giao có phần mạo hiểm và mù mờ của ông Trump. Rõ ràng, kinh tế toàn cầu có thể rơi vào tình trạng bất ổn bởi một số kịch bản liên quan đến Mỹ, khi mà giờ đây viễn cảnh về một cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên không phải là không thể xảy ra.
Đi cùng với đó, những căng thẳng ngoại giao hoặc quân sự giữa Washington với Iran, vốn đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường dầu mỏ, cùng cuộc chiến về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nhiều khả năng sẽ leo thang trở thành một cuộc xung đột địa chính trị lớn hơn.
Ngoài ông Trump, yếu tố khác như sự thay đổi trong chính sách của Trung Quốc, tập trung phát triển kinh tế bằng hình thức tín dụng đầu tư, nhiều khả năng cũng sẽ đặt nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào thế phải đối mặt với nguy cơ tích trữ nhiều tài sản độc hại, tỷ lệ nợ cao cùng tình trạng dư thừa công suất trong trung hạn.
Trong khi đó, mặc dù kết quả các cuộc bầu cử gần đây tại Hà Lan và Pháp đã làm giảm nguy cơ chủ nghĩa dân túy lên ngôi, song tình hình tăng trưởng trì trệ của các nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) và Eurozone vẫn sẽ là nguyên nhân nhen nhóm sự tan rã trong tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc bầu cử tại Italy dự kiến sẽ được tiến hành vào mùa Thu năm nay.
Một yếu tố khác, trong bối cảnh sự kiện Brexit đang đến gần, WB cảnh báo "bất ổn hiện nay" có thể làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư. Chủ tịch WB cho rằng để "đối phó với sự phục hồi mong manh hiện nay, các nước nên tận dụng thời điểm này để thực hiện những cải cách về thể chế".
Tuy nhiên, ông Ayhan Kose, Giám đốc Nhóm Kinh tế Phát triển của WB, cho rằng vẫn có những dấu hiệu tích cực. Theo quan chức này, sau hai đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong những tháng gần đây, các thị trường tài chính đã phản ứng rất tốt, trong khi tình hình bất ổn chính trị ở châu Âu đã giảm đi khi cử tri Pháp không bỏ phiếu cho ứng cử viên có chủ trương chống Liên minh châu Âu (EU).
Bên cạnh đó, giá dầu đã ổn định sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất ngoài khối này đã nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Ông Kose nhận định rằng tình hình hiện đã được cải thiện hơn so với thời gian trước, và tăng trưởng kinh tế đang trở nên vững ổn hơn.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Conference Board lạc quan về kinh tế toàn cầu năm 2017
08:48' - 13/06/2017
Conference Board đánh giá rằng các chỉ số kinh tế tại tất cả các khu vực trên thế giới, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi, đều có sự khởi sắc.
-
Kinh tế Thế giới
Tìm kiếm sự cân bằng mới trong hệ thống kinh tế toàn cầu
20:18' - 16/05/2017
Ngày 16/5, các bộ trưởng từ 26 quốc gia đã xác nhận sẽ tham gia Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint Peterburg (SPIEF) lần thứ 21, diễn ra trong các ngày 1-3/6 tới tại cố đô phương Bắc của nước Nga.
-
Kinh tế Thế giới
G20: Chủ nghĩa bảo hộ đe dọa kinh tế toàn cầu
14:46' - 22/04/2017
Các Bộ trưởng G20 đồng thuận rằng thương mại tự do là cần thiết cho tăng trưởng và chủ nghĩa bảo hộ sẽ cản trở kinh tế toàn cầu và các nền kinh tế liên quan
-
Kinh tế Thế giới
IMF cảnh báo rủi ro gia tăng với đà phục hồi của kinh tế toàn cầu
12:41' - 19/04/2017
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định sự phục hồi của kinh tế toàn cầu đang có đà nhưng sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ và nguy cơ xảy ra các cuộc chiến thương mại sẽ là những tác động bất lợi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Khi kim cương không còn là ưu tiên quốc gia của Israel
19:16' - 25/05/2025
Trong suốt hơn nửa thế kỷ, Israel từng là quốc gia dẫn đầu thế giới trong ngành kim cương, chỉ sau Bỉ.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan trấn áp các tour du lịch trái phép
16:49' - 25/05/2025
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh công chúng ngày càng quan tâm, đặc biệt là về những tin đồn liên quan đến an toàn được lan truyền trên mạng xã hội.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan Mỹ: Những ngành xuất khẩu của EU chịu ảnh hưởng nặng nhất
13:17' - 25/05/2025
Bà Maria Demertzis, Giám đốc Trung tâm chiến lược kinh tế tại tổ chức Conference Board (Bỉ), cho biết tác động của mức thuế 50% sẽ thực sự lớn đối với một số ngành.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:20' - 25/05/2025
Tổng thống Mỹ đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ EU, Xiaomi sẽ đầu tư 50 tỷ NDT phát triển chip điện thoại thông minh cao cấp... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của EU sau khi Tổng thống Mỹ cảnh báo áp thuế mới
20:25' - 24/05/2025
Ủy viên Thương mại của EU Maros Sefcovic ngày 23/5 kêu gọi Mỹ tôn trọng đối tác thương mại, đồng thời cam kết sẵn sàng làm việc trên tinh thần thiện chí và đảm bảo một thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10' - 24/05/2025
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48' - 24/05/2025
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.