Bước chuyển dịch có chủ ý của chính quyền Donald Trump
Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào 19 cá nhân và 5 tổ chức của Nga, trong đó có các cơ quan tình báo của Moskva, vì cái gọi là "can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và những vụ tấn công mạng".
Cũng trong ngày này, Washington cũng lần đầu tiên công khai cáo buộc Nga "thực hiện một chiến dịch kéo dài ít nhất 2 năm với các cuộc tấn công mạng nhằm vào hệ thống năng lượng của Mỹ", trong đó có cả các cơ sở hạt nhân.
Gần như cùng lúc, Tổng thống Mỹ cùng các nhà lãnh đạo Anh, Pháp và Đức đã ra một tuyên bố chung, tỏ rõ lập trường ủng hộ quan điểm của Anh liên quan các cáo buộc Moskva đứng sau vụ cựu điệp viên hai mang người Nga Sergey Skripal bị đầu độc tại Anh, điều mà Moskva kiên quyết bác bỏ.
Mặc dù các nhà phân tích cho rằng tác động của những biện pháp trừng phạt mới hầu như chỉ mang tính tượng trưng, song những bước đi mới nhất của Mỹ phần nào phản ánh sự dịch chuyển trong chính sách của Tổng thống Donald Trump đối với Nga sau hơn 1 năm nhậm chức. Đặc biệt, những động thái này của Mỹ càng gây chú ý khi được đưa ra ngay trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Nga ngày 18/3.
Câu chuyện liên quan cáo buộc Nga can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016 nhằm "nghiêng" cuộc đua theo hướng có lợi cho đương kim Tổng thống Donald Trump kéo dài hơn 1 năm qua không chỉ làm rối loạn chính trường Mỹ mà còn gây căng thẳng trong quan hệ giữa Washington và Moskva.
Dù Nga khẳng định không can thiệp vào cuộc bầu cử trên, Tổng thống Nga Vladimir Putin yêu cầu Washington cung cấp bằng chứng thuyết phục liên quan những cáo buộc mà Moskva coi là "hoàn toàn lố bịch và vô lý" trên, Tổng thống Mỹ Trump cũng bác bỏ cáo buộc đội ngũ tranh cử của ông câu kết với Nga, song phía Mỹ vẫn liên tiếp áp đặt biện pháp trừng phạt Nga.
Trong lần trừng phạt này, những đối tượng bị Mỹ đưa vào danh sách là các công dân và các thực thể Nga đã bị Công tố viên đặc biệt của Mỹ Robert Mueller hồi tháng 2 cáo buộc "tham gia vào các âm mưu gián điệp nhằm làm nhiễu loạn chiến dịch tranh cử", bao gồm cả các cơ quan tình báo Nga, Cơ quan An ninh liên bang (FSB) và Lực lượng đặc nhiệm (GRU) và 6 cá nhân làm việc thay mặt cho GRU.
Hàng loạt diễn biến trên đã khiến một số nhà phân tích người Nga nhìn nhận về khả năng chính quyền Washington đang chuyển hướng sang lập trường mang tính đối đầu hơn với Nga.
Xuyên suốt quá trình vận động tranh cử và kể từ sau khi tiếp quản Nhà Trắng cho tới trước thời điểm hiện nay, Tổng thống Donald Trump không hề giấu giếm quan điểm cải thiện quan hệ với Moskva và có lúc công khai tán dương Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Còn nhớ vào tháng 8 năm ngoái, ông chủ Nhà Trắng đã phải miễn cưỡng ký ban hành Luật trừng phạt các đối thủ của Mỹ” (H.R-3364), gồm cả Nga, vốn được lưỡng viện Quốc hội nước này thông qua trước đó. Một nhà ngoại giao giấu tên nhận định đã có "một sự chuyển dịch cân bằng" trong cách tiếp cận của chính quyền Washington đối với Moskva.
Nhà ngoại giao này cho rằng nguyên nhân của sự chuyển dịch trong chính sách của Tổng thống Trump đối với Nga phần nào do sự xung đột và bất đồng ngày càng gia tăng giữa hai nước trong nhiều vấn đề nổi cộm, đặc biệt là hồ sơ Syria và Triều Tiên, khiến Washington đang phải tính toán lại.
Mặt khác, việc Nga khôi phục vị thế cường quốc lớn và thiết lập tầm ảnh hưởng tại nhiều khu vực trên thế giới trong thời gian qua rõ ràng đang tác động tới những tính toán này của Washington.
Sau việc Tổng thống Mỹ trong "Chiến lược an ninh quốc gia" đưa ra hồi tháng 12/2017 công khai đưa Nga vào danh sách "đối thủ chính trị có ý đồ thách thức sức mạnh, an ninh và thịnh vượng của Mỹ", những động thái mới này dường như là cách để Mỹ "cụ thể hóa" chính sách đối đầu với Nga.
Một số nhà phân tích cũng đánh giá việc Mỹ tăng cường trừng phạt Nga và công khai cáo buộc Moskva can thiệp cuộc bầu cử Mỹ và các vụ tấn công mạng vào đúng thời điểm các nhà chính trị phương Tây, đặc biệt là Anh, cáo buộc Nga đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal, nằm trong toan tính của phương Tây nhằm mở màn cho một chiến dịch tuyên truyền mới chống lại Nga.
Thực tế cho thấy cho đến thời điểm hiện tại, dù cáo buộc Nga liên quan đến vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal song Anh vẫn chưa thể đưa ra được bất cứ bằng chứng nào, thậm chí là một động cơ hợp lý để gán cho Nga.
Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Nga - "nút thắt" cực kỳ nhạy cảm trong nền chính trị thế giới - đang tới gần, hàng loạt động thái "đồng thời" của phương Tây được nhìn nhận là nhằm đánh lạc hướng dư luận, gây ảnh hưởng đến giới tinh hoa Nga và bôi xấu hình ảnh nước Nga trên trường quốc tế. Như nhận định của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova: "Đây là một màn kịch tại quốc hội Anh. Kết luận đã rõ ràng: một chiến dịch thông tin-chính trị mới dựa trên sự khiêu khích".
Việc Washington gia tăng trừng phạt Moskva ngay trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Nga được xem là một bước đi có chủ ý tạo nguy cơ khiến quan hệ giữa hai cường quốc vốn không "xuôi chèo mát mái" nay lại càng u ám hơn.
Hy vọng bình thường hóa quan hệ Nga - Mỹ cũng đang trở nên ngày càng xa vời. Thay vào đó, sự đối đầu giữa Moskva và Washington đang có xu hướng mở rộng và gia tăng./.
>>>Mỹ công khai chỉ trích Nga xâm nhập hệ thống năng lượng của Mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công khai chỉ trích Nga xâm nhập hệ thống năng lượng của Mỹ
12:59' - 16/03/2018
Ngày 15/3 Mỹ đã cáo buộc Nga thực hiện một chiến dịch kéo dài ít nhất 2 năm với các cuộc tấn công mạng nhằm vào hệ thống năng lượng của Mỹ, trong đó có cả các cơ sở hạt nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Các thương vụ M&A giữa các doanh nghiệp Nga vẫn sôi động
20:44' - 15/03/2018
Trong tháng Hai, ngân hàng VTB đã chi 2,5 tỷ USD để mua lại 29,1% cổ phần của chuỗi siêu thị Magnit. Đây là thương vụ M&A lớn nhất giữa các doanh nghiệp Nga kể từ đầu năm tới nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Công dân Nga bầu cử Tổng thống tại thành phố du lịch Nha Trang
14:46' - 14/03/2018
Trong ba ngày (14/3, 16/3 và 18/3), Đại sứ quán Liên bang Nga bố trí các trạm bỏ phiếu tại một số địa phương ở Việt Nam để công dân nước này tham gia bỏ phiếu bầu cử Tổng thống.
-
Kinh tế Thế giới
Hơn 1.300 quan sát viên quốc tế giám sát bầu cử Tổng thống Nga
08:31' - 14/03/2018
Ngày 13/3, Phó Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga (SIK) Nicolai Bulaevcho biết Nga đã cấp phép cho hơn 1.300 quan sát viên quốc tế giám sát cuộc bầu cử tổng thống Nga diễn ra vào ngày 18/3 tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29'
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42'
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng cà phê năm nay của Colombia sẽ cao kỷ lục trong hơn 30 năm
09:39'
Ngày 22/5, Giám đốc Liên đoàn người trồng cà phê Colombia, Germán Bahamón, dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 của nước này sẽ đạt khoảng 15 triệu bao loại 60 kg, mức kỷ lục kể từ năm 1992.
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15' - 22/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13' - 22/05/2025
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16' - 22/05/2025
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...