Bước ngoặt của ngành điện Việt Nam – Bài 2: Thực trạng lưới điện Bắc-Trung-Nam
Thống kê cho thấy, từ năm 1954, công suất nguồn điện và sản lượng điện ban đầu của miền Bắc tương ứng chỉ có 31,5MW và 53 triệu kWh, thì tới năm 1965 đã lên đến 161MW và 600 triệu kWh, tăng hơn 11 lần. Tới năm 1975, công suất nguồn đã đạt 451MW, cung cấp sản lượng điện là 1.264 triệu kWh, tăng hơn 2 lần so với năm 1965.
Sở dĩ có sự tăng “đột biến” cả về công suất nguồn điện và sản lượng điện trong giai đoạn từ 1965 - 1975, là vì số lượng các nhà máy thủy điện, nhiệt điện ở miền Bắc được xây dựng và đưa vào khai thác nhiều hơn, có công suất nguồn điện lớn hơn gấp nhiều lần giai đoạn trước. Tuy vậy, ngành Điện lực vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, việc cắt giảm điện diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.Bức tranh điện lực miền Nam trước năm 1975 lại mang màu sắc khá tương phản với điện lực miền Bắc. Lưới điện miền Nam bao gồm 3 cấp điện áp là 230kV, 66kV và 15kV. Tổng chiều dài lưới truyền tải là 800 km; trong đó 257 km đường dây 230kV, 543km đường dây 66kV chia thành 3 khu vực vận hành độc lập: Miền Đông, miền Tây và Cao nguyên. Lưới điện phân phối tập trung ở thành phố Sài Gòn và các tỉnh lớn. Miền Nam chỉ thực sự có những công trình nguồn điện đáng kể, sau khi hoàn tất xây dựng Nhà máy Thủy điện Đa Nhim năm 1962 và tiếp sau là Nhà máy Nhiệt điện Thủ Đức năm 1965. Đây là hai nhà máy có công suất lớn lúc bấy giờ (300MW) do Mỹ giúp chính quyền Sài Gòn xây dựng để cấp điện cho khu vực Sài Gòn. Như vậy tổng công suất thiết kế lắp đặt điện của khu vực miền Nam thấp hơn nhiều so với nhu cầu sử dụng điện. Lúc ấy buộc Công ty Điện lực miền Nam phải cắt điện luân phiên hoặc đột xuất, chỉ cố gắng đảm bảo điện ánh sáng sinh hoạt chứ điện dùng cho sản xuất công nghiệp là rất hạn chế. Thực trạng hệ thống điện khu vực miền Trung “chiếc đòn gánh” của đất nước cũng trong tình trạng tương tự, thậm chí một số địa bàn trọng điểm về kinh tế và dân cư như thị xã, thành phố còn kém hơn cả một số địa bàn nông thôn ở phía Nam.Trước năm 1975, hầu hết nguồn điện do Công ty Nước và Điện Đông Dương miền Trung (SIPEA) và Công ty Điện lực Việt Nam (CDV) quản lý. Toàn miền không có lưới điện truyền tải cao áp. Do có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, kỹ thuật, cộng thêm thời tiết khắc nghiệt tại khu vực này, rồi chiến tranh liên miên suốt 30 năm, nên kinh tế khu vực miền Trung không phát triển được.
Sau ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, Công ty Điện lực miền Trung được thành lập (7/10/1975), trực thuộc Bộ Điện và Than, quản lý ngành Điện trên địa bàn 11 tỉnh từ Quảng Bình tới Phú Yên và Tây Nguyên. Mặc dù có nhiều cố gắng, song mức tiêu thụ điện ở miền Trung cũng mới chỉ đạt bình quân 13 kWh/người/năm, tổng công suất lắp đặt là 74MW. Cả khu vực có quãng đường dài hàng nghìn ki-lô-mét với mấy chục triệu dân, nhưng hệ thống phát điện rất sơ sài, nhỏ bé và manh mún. Trong đó, ở Đà Nẵng chỉ có trạm phát điện điêzen Liên Trì; đường dây 220kV Vinh - Đồng Hới lấy điện từ Hòa Bình; đường dây 66kV lấy điện từ Nhà máy Thủy điện Đa Nhim cấp cho Cam Ranh, Khánh Hòa và một số nguồn điêzen nhỏ tại chỗ. Do đường dây quá dài, lại không có lưới truyền tải cao áp, toàn miền chỉ có 150 máy phát điêzen phân tán ở các đô thị, nên công suất truyền tải bị hạn chế và chất lượng điện cuối nguồn đưa tới các đơn vị sản xuất và sinh hoạt của các hộ dân không đảm bảo, thường xuyên bị sụp đổ điện áp ở các khu vực Quảng Nam, Quảng Ngãi.Công suất lắp đặt điện của miền Trung chỉ khoảng 80 - 90MW, trong khi nhu cầu là trên 220MW và chỉ đạt khoảng 40%. Tình hình ấy làm cho đời sống của nhân dân ở khu vực miền Trung rất khó khăn vì thiếu điện.
Trước thực trạng này, Đảng và Nhà nước ta đã hiểu rõ tác dụng, lợi ích và tầm quan trọng to lớn của điện năng, chuẩn bị các điều kiện và tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ chiến tranh và cả sau chiến tranh.
Vì thế, trong lúc ngoài mặt trận, chúng ta đang gấp rút đi “nước cờ lớn”, chuẩn bị mở chiến dịch đột phá giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột trên địa bàn mang tính chiến lược Tây Nguyên ngày 10/3/1975, làm xoay chuyển toàn bộ cục diện chiến trường miền Nam, tạo đà thắng lợi cho hàng loạt chiến dịch tiếp theo, thì tại thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định yêu cầu các ngành trung ương và địa phương có liên quan, phối hợp với Ban Quản lý xây dựng công trình thủy điện sông Đà, tập trung thực hiện các nhiệm vụ: “khảo sát thiết kế, thi công, xây dựng, chuẩn bị tiền vốn, nguyên vật liệu, lương thực, thực phẩm, thông tin tuyên truyền, đối ngoại..., để phấn đấu khởi công vào năm 1978”.
Điểm nhấn xuyên suốt quá trình này là đường lối, chủ trương xây dựng và phát triển điện lực, lấy điện lực làm một trong những nội dung và công việc quan trọng hàng đầu trong việc triển khai thực hiện các kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế quốc dân của Đảng và Nhà nước ta, làm cho đời sống của nhân dân khấm khá lên và ở mọi vùng, miền, cả vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thoát khỏi tình trạng cuộc sống tăm tối vì không có điện./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Bước ngoặt của ngành điện Việt Nam - Bài 1: Dấu mốc những năm 1955 - 1975
13:51' - 02/05/2018
Nếu trong giai đoạn 1955-1960, chỉ có 7 nhà máy điện với tổng công suất 100MW thì đến giai đoạn 1960-1975 đã có thêm 8 nhà máy đi vào hoạt động ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam với tổng công suất 841MW.
-
Doanh nghiệp
EVN cung cấp điện an toàn, ổn định trong dịp 30/4 và 1/5
12:41' - 02/05/2018
Các nhà máy điện cùng lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã cơ bản vận hành an toàn, ổn định, không có hiện tượng cháy nổ điện trong cả dịp lễ.
-
Kinh tế tổng hợp
Điện lực miền Nam làm gì để giảm sự cố do sét?
11:39' - 02/05/2018
Để ngăn chặn và giảm các sự cố liên quan do sét trong thời gian sắp tới, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã tăng cường kiểm tra đường dây và lên kế hoạch đầu tư mới.
-
Chuyển động DN
Hiện đại hóa ngành điện Tp.Hồ Chí Minh
10:55' - 30/04/2018
Ngay sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975), điện lực Tp.Hồ Chí Minh nhanh chóng tiếp quản, khôi phục năng lực lưới điện đã xuống cấp và bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Điện lực miền Bắc tập trung 6 nhiệm vụ bảo đảm điện cuối năm
21:07'
Trước dự báo tháng 7–8 còn nhiều đợt nắng nóng gay gắt, Tổng công ty tiếp tục kêu gọi các cơ quan, doanh nghiệp và người dân sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
-
Chuyển động DN
Hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 – Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng
12:20'
Theo ông Phạm Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc EVN, thời điểm hạ rotor là bước rất quan trọng. Khi hạ thành công rotor, quá trình tiến tới giai đoạn hòa lưới tổ máy sẽ được đẩy nhanh.
-
Chuyển động DN
EVNCPC tăng cường kiểm tra an toàn điện, phòng chống cháy nổ
15:50' - 05/07/2025
Trong 6 tháng đầu năm 2025, EVNCPC đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn sử dụng điện an toàn tại các hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh.
-
Chuyển động DN
Vinatex chuyển dần trọng tâm từ phát triển nhanh sang phát triển xanh
16:48' - 04/07/2025
Giai đoạn 2025 - 2030 tiếp tục là thời kỳ thế giới đối mặt với nhiều biến động. Vinatex đặt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, chuyển dần trọng tâm từ phát triển nhanh sang phát triển xanh
-
Chuyển động DN
Mục tiêu hòa đồng bộ tổ máy số 1 Dự án Thuỷ điện Hoà Bình mở rộng ngày 19/8
16:08' - 04/07/2025
Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đang bước vào giai đoạn nước rút với nhiều áp lực về tiến độ và khối lượng thi công.
-
Chuyển động DN
Ứng dụng phần mềm quản lý thí nghiệm tại Trạm biến áp 220kV Kiên Bình
16:05' - 04/07/2025
Công tác thí nghiệm định kỳ thiết bị là một trong những công tác trọng yếu nhằm đánh giá tình trạng làm việc của các thiết bị điện trong trạm biến áp.
-
Chuyển động DN
Tập trung hoàn thành Dự án TBA 220kV Vũng Áng và đấu nối trong tháng 7/2025
15:59' - 04/07/2025
Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) Phạm Lê Phú và đoàn công tác vừa đi kiểm tra và đôn đốc tiến độ thi công Dự án Trạm biến áp 220kV Vũng Áng và đấu nối.
-
Chuyển động DN
Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên: Hoàn thành kéo dây những khoảng néo đầu tiên
20:27' - 03/07/2025
Việc hoàn thành những khoảng kéo dây đầu tiên là cột mốc quan trọng, thể hiện tinh thần ‘vượt nắng thắng mưa’ của đơn vị thi công.
-
Chuyển động DN
Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng giữa Đà Nẵng và Osaka (Nhật Bản)
17:54' - 03/07/2025
Việc khai thác đường bay Đà Nẵng đến Osaka một lần nữa đánh dấu nỗ lực của Vietnam Airlines trong chiến lược mở rộng mạng bay tại khu vực Bắc Á.