Bước ngoặt của ngành điện Việt Nam - Bài 3: Điện đi trước một bước
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng diễn ra từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976 tại Thủ đô Hà Nội đã đặc biệt quan tâm phát triển ngành Điện theo phương châm: “Điện đi trước một bước”.
Đại hội đã đưa ra quan điểm chỉ đạo về phát triển điện lực, vừa mang tính kế thừa, vừa có những nội dung mới phù hợp thực tiễn: “Phát triển sớm năng lượng, đón trước nhu cầu. Xúc tiến nghiên cứu để khai thác và sử dụng được nhiều dạng năng lượng. Về điện lực, phương hướng cơ bản là kết hợp thủy điện với nhiệt điện; hết sức coi trọng thủy điện, kết hợp quy mô lớn với quy mô vừa và nhỏ. Xây dựng lưới điện cân đối với nguồn điện. Trong kế hoạch 5 năm này sẽ mở rộng một số nhà máy điện cũ và xây dựng một số nhà máy mới, chú trọng xây dựng nhiều trạm thủy điện nhỏ ở trung du và miền núi, nhất là ở Tây Nguyên”.
Đại hội đã đặt ra phương hướng, mục tiêu đến năm 1980 phấn đấu sản lượng điện toàn quốc sẽ đạt 5 tỉ kWh.
Trước bậc thềm của thời kỳ đổi mới (từ năm 1975 đến 1985), một số nhà máy điện, cả nhiệt điện và thủy điện được tập trung đầu tư xây dựng mới, có công suất lớn và trung bình (Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình).
Đây là một trong những yếu tố góp phần từng bước đưa công suất nguồn điện miền Bắc “nổi trội” hơn so với miền Nam và miền Trung những năm sau này.
Nguyên nhân là cùng với những công trình mới xây dựng còn có những cơ sở sản xuất điện đã được chú ý xây dựng và củng cố, vận hành trong nhiều năm, nhất là trong thời kỳ chiến tranh và chủ yếu do có sự giúp đỡ, hỗ trợ về cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh việc khôi phục các nguồn điện có từ trước năm 1975, một số cơ sở sản xuất điện quan trọng được xây dựng trong những năm chiến tranh, đến giai đoạn này bắt đầu phát huy tác dụng, như Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình, Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí (tiếp tục được mở rộng); các khu công nghiệp quan trọng được trang bị thêm các nguồn tại chỗ như lắp đặt tua bin khí chạy dầu cho An Lạc (Hải Phòng), chuyển một loạt máy phát điện chạy dầu điêzel từ miền Nam ra để bổ sung cho Hà Nội, Quảng Ninh và Nghệ An.
Với tinh thần vì miền Nam thân yêu khắc phục hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại, đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật miền Bắc được điều động vào chi viện đã hoàn thành xuất sắc việc khôi phục Nhà máy Thủy điện Đa Nhim, đảm bảo 34% công suất cho toàn miền và đóng góp thêm sản lượng 1.280 triệu kWh/năm từ cuối năm 1976.
Mấy năm tiếp theo, bằng nguồn vốn của Pháp, ngành Điện đã xây dựng, mở rộng đường dây 230kV từ Cần Thơ về Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn nâng cấp lưới truyền tải từ 15kV lên 66kV và tiếp đến là 110kV để phục vụ các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ.
Tuy nhiên, các nhà máy điện sau một thời gian vận hành trở lại bắt đầu gặp sự cố hỏng hóc, nguồn tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước còn eo hẹp, thiếu thốn, trong khi các phụ tùng, trang thiết bị dự phòng không còn.
Việc nhập khẩu phụ tùng, trang thiết bị với nhiều nước không triển khai được do chính sách cấm vận của Mỹ. Thiếu dầu, thiếu vốn nên tình trạng thiếu điện ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và kéo dài trên phạm vi cả nước.
Các cơ quan chức năng từ trung ương tới địa phương đều nắm rõ tình hình ấy. Để khắc phục, ngày 15/6/1977 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 252-TTg về việc tăng cường nguồn điện và tiết kiệm điện.
Thủ tướng yêu cầu ngành Điện tích cực sửa chữa phục hồi các nguồn điện; triệt để tiết kiệm điện sinh hoạt; ưu tiên dành điện cho sản xuất công, nông nghiệp; đặc biệt quan tâm kiểm tra, đôn đốc việc cung cấp, sử dụng, tiết kiệm điện trong nhân dân.
Để triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng, ngày 1/8/1977, Bộ Điện và Than ra Thông tư hướng dẫn thi hành Chỉ thị số 252-TTg, đề ra các giải pháp, biện pháp cơ bản thực hiện tiết kiệm điện, dành ưu tiên cho công nghiệp, nông nghiệp; đề ra cơ chế xử lý phạt đối với các trường hợp vi phạm, khen thưởng những đối tượng nghiêm túc thực hiện Chỉ thị.
Tiếp đó, ngày 16/4/1978, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 241-TTg về việc triệt để tiết kiệm điện. Chỉ thị nêu rõ: Giảm tiêu dùng điện quá mức; bảo đảm đáp ứng các nhu cầu sản xuất và xây dựng; đưa công tác quản lý và phân phối sử dụng đi vào nền nếp; tuyên truyền, giải thích rộng rãi trong cán bộ, công nhân, xã viên và nhân dân.
Xây dựng và thực hiện nghiêm các định mức sử dụng điện. Mục tiêu trong năm 1978, ngành Điện phải giảm mức tiêu hao điện năng xuống bằng thời kỳ trước chiến tranh. Đồng thời giao Ủy ban Kế hoạch Nhà nước xét duyệt và ban hành mức tiêu hao cho các ngành và áp dụng giá lũy tiến từ 150 - 300% đối với số điện sử dụng quá mức quy định.
Hơn hai tháng sau, ngày 14/6/1978, Bộ Điện và Than ra Thông tư số 20/ĐT/VP1 thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, quy định mức sử dụng điện hàng tháng trong sinh hoạt của các khu dân cư.
Trong điều kiện nguồn điện thiếu trầm trọng, các Sở Quản lý và phân phối điện của các khu vực tiến hành xây dựng định mức cụ thể cho các hộ dân sử dụng điện, đồng thời tổ chức các đoàn kiểm tra định kỳ và đột xuất để ngăn ngừa, hạn chế các vi phạm trong quá trình sử dụng điện của các hộ dân và các đơn vị./.
- Từ khóa :
- điện
- ngành điện
- nhà máy nhiệt điện
- thủy điện
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Bước ngoặt của ngành điện Việt Nam – Bài 2: Thực trạng lưới điện Bắc-Trung-Nam
07:02' - 03/05/2018
Bức tranh điện lực miền Nam trước năm 1975 lại mang màu sắc khá tương phản với điện lực miền Bắc.
-
Doanh nghiệp
Bước ngoặt của ngành điện Việt Nam - Bài 1: Dấu mốc những năm 1955 - 1975
13:51' - 02/05/2018
Nếu trong giai đoạn 1955-1960, chỉ có 7 nhà máy điện với tổng công suất 100MW thì đến giai đoạn 1960-1975 đã có thêm 8 nhà máy đi vào hoạt động ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam với tổng công suất 841MW.
-
Doanh nghiệp
EVN cung cấp điện an toàn, ổn định trong dịp 30/4 và 1/5
12:41' - 02/05/2018
Các nhà máy điện cùng lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã cơ bản vận hành an toàn, ổn định, không có hiện tượng cháy nổ điện trong cả dịp lễ.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Góp sức cho công trường 500kV mạch 3 giúp công nhân PTC3 nâng cao kỹ năng nghề nghiệp
13:58'
Phần thi thực hành của 74 công nhân đã từng tham gia hỗ trợ thi công đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối đều có kết quả vượt trội.
-
Doanh nghiệp
Trung Quốc đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên
09:22'
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên của Trung Quốc đã được đưa vào sản xuất tại thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây.
-
Doanh nghiệp
Bosch cắt giảm lương và giờ làm của 10.000 nhân viên
08:46'
Robert Bosch - hãng cung cấp linh kiện ô tô lớn nhất thế giới của Đức - thông báo sẽ cắt giảm giờ làm và lương của khoảng 10.000 nhân viên tại nước này, cao hơn các mức cắt giảm đã thông báo trước đó.
-
Doanh nghiệp
Phần Lan: Hủy 300 chuyến bay trước Giáng sinh do phi công đình công
07:45' - 24/11/2024
Ngày 23/11, hãng hàng không Finnair của Phần Lan đã thông báo hủy khoảng 300 chuyến bay vào ngày 9 và 13/12, ảnh hưởng đến 33.000 hành khách do cuộc đình công của phi công liên quan đến tiền lương.
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24' - 23/11/2024
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14' - 23/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13' - 23/11/2024
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.