Bước tiến dài trong quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ
Phóng viên TTXVN tại Mỹ đã có cuộc phỏng vấn ông Bùi Huy Sơn, Tham tán công sứ, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Mỹ.
Theo Tham tán công sứ Bùi Huy Sơn, xuyên suốt 25 năm qua, kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao, có thể khái quát hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước ở bốn nét chính. Thứ nhất, đó là sự phát triển mạnh mẽ, liên tục về quy mô trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh mỗi bên và bổ trợ lẫn nhau. Các nội dung hợp tác kinh tế, thương mại không ngừng được mở rộng.
Tiếp đến là sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ đóng vai trò quan trọng thông qua các cơ chế trao đổi, đối thoại chính sách thường xuyên nhằm xây dựng môi trường chính sách thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Và cuối cùng là hợp tác kinh tế, thương mại đã đóng góp tích cực và luôn là một trong những trụ cột quan trọng, vun đắp cho quan hệ hợp tác Việt Nam- Hoa Kỳ.
Trên cơ sở đó, trong thời gian qua hai nước đã đạt được những thành tựu quan trọng và nổi bật trong quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, trong đó phải kể đến mức tăng trưởng cao của kim ngạch thương mại hai chiều.
Theo thống kê của phía Hoa Kỳ, sau 25 năm, kim ngạch thương mại song phương đã tăng 333 lần, từ 233, 4 triệu USD năm 1994 lên 77,5 tỷ USD vào cuối năm 2019. Đây thực sự là kết quả rất ấn tượng, ít có trong quan hệ thương mai quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ hai nước không có nhiều, thị trường lại xa, ít ưu đãi thương mại hơn so với các đối tác khác.
Tham tán Bùi Huy Sơn cho biết không chỉ tăng mạnh về giá trị, hợp tác thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ còn chuyển biến tích cực về chất lượng. Từ chỗ chỉ tập trung xuất khẩu các nhóm hàng nông sản, dệt may, giày dép, đến nay, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã thay đổi đáng kể theo hướng đa dạng, bền vững với sự góp mặt của nhiều nhóm hàng công nghiệp, chế biến, chế tạo như thiết bị, linh kiện điện tử, sắt thép, sản phẩm cao su, đồ nội thất.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam là thị trường tiêu thụ các sản phẩm Mỹ có thế mạnh như máy móc thiết bị, công nghệ cao, nhiên liệu, nông sản ôn đới.
Chuyển biến quan trọng về chất trong hợp tác kinh tế, thương mại còn thể hiện ở những lĩnh vực hợp tác mới như hợp tác đầu tư, hợp tác nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, hợp tác trong các lĩnh vực dịch vụ như vận tải, giáo dục, viễn thông, năng lượng,… Các lĩnh vực hợp tác đa dạng này là kết quả của quá trình hợp tác hiệu quả giữa hai bên.
Theo Tham tán Bùi Huy Sơn, hai nước hiện có nhiều tiềm năng để có thể thúc đẩy hợp tác hơn nữa trong thời gian tới. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm thấy ở Hoa Kỳ, thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới (trên 2.000 tỷ USD mỗi năm), nguồn vốn, công nghệ dồi dào.
Ngược lại, Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp Hoa Kỳ với thị trường gần 100 triệu người tiêu dùng, tăng trưởng tích cực, chính sách thông thoáng, kết nối chặt chẽ với thị trường ASEAN và nhiều thị trường lớn trên thế giới nhờ mạng lưới các hiệp định thương mại tự do. Quan trọng hơn, chính phủ hai nước đều mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại với sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp.
Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay khi nền kinh tế toàn cầu chịu tác động sâu sắc của đại dịch COVID-19, Việt Nam và Mỹ phải đối mặt với những thách thức lớn. Trước mắt là những tác động từ đại dịch COVID-19 đối với chuỗi cung ứng, thay đổi trong mô thức kinh doanh, nhu cầu thị trường.
Một mặt, những thay đổi này có thể tạo ra cơ hội để doanh nghiệp nắm bắt, tự điều chỉnh, định vị lại mình trong dòng chảy mới. Nhưng mặt khác, chúng gia tăng sức ép cạnh tranh, với hình thái mới, gay gắt hơn. Những thách thức này dự báo sẽ tác động lâu dài tới hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cũng như nền kinh tế toàn cầu.
Cuối cùng, là sự xuất hiện trở lại ở đây đó của những chính sách thương mại mang tính bảo hộ, nhất là sau giai đoạn suy giảm, sẽ luôn là thách thức đối với nỗ lực phát triển hợp tác kinh tế, thương mại giữa các nước.
Chính vì vậy, để thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, trên cơ sở những nền tảng đã được gây dựng, hai nước sẽ cùng nỗ lực thích nghi, hợp tác và cạnh tranh để vươn lên trong bối cảnh hiện nay.
Hai bên cần tập trung khai thác lợi thế so sánh mỗi bên, mở rộng hơn nữa hoạt động thương mại, khuyến khích đầu tư, liên kết chuỗi sản xuất, phát triển kinh doanh dịch vụ trong những lĩnh vực nhiều tiềm năng như du lịch, hàng không, giáo dục, nghiên cứu phát triển.
Theo Tham tán Bùi Huy Sơn, hướng tới mục tiêu xây dựng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại hài hòa, cùng có lợi và bền vững, cùng với sự năng động của cộng đồng doanh nghiệp, hai chính phủ cần duy trì kênh đối thoại chính sách hiệu quả, xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi.
Với vai trò là cầu nối thương mại giữa hai nước, Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ đã và đang thúc đẩy sự trao đổi với các cơ quan liên quan Hoa Kỳ về các vấn đề chính sách, tham gia các vụ việc phòng vệ thương mại, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam, kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, xác minh đối tác, giới thiệu bạn hàng và thúc đẩy xuất khẩu, góp phần vào nỗ lực chung thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và quan hệ toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Nhiều tiềm năng hợp tác thương mại nông sản Việt Nam - Hoa Kỳ
15:01' - 08/07/2020
Kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tăng từ 4,37 tỷ USD năm 2011 lên mức 10,56 tỷ USD năm 2019, đạt mức tăng trưởng trung bình 29%/năm.
-
Kinh tế Việt Nam
25 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: Bài 2- Hợp tác thương mại tăng trưởng vượt bậc
08:29' - 03/07/2020
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay (12/7/1995-12/7/2020), hoạt động thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ đã bước lên nhiều nấc thang mới với những con số rất ấn tượng.
-
Kinh tế Việt Nam
25 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: Bài 1- Dấu ấn đầu tư và phát triển hệ sinh thái
08:15' - 03/07/2020
Sau 25 năm, Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở thành những đối tác quan trọng của nhau trên nhiều lĩnh vực; trong đó, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư là lĩnh vực có những bước phát triển vượt bậc.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Mã định danh cá nhân làm mã số thuế: Tiện lợi, minh bạch trong quản lý thuế điện tử
17:18' - 18/07/2025
Việc triển khai Nghị định 70/2025/NĐ-CP không chỉ mở rộng đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử mà còn đánh dấu bước tiến lớn trong hành trình chuyển đổi số của ngành thuế.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Brazil bất chấp nguy cơ Mỹ áp mức thuế 50%
08:59' - 18/07/2025
Ngày 17/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố điều chỉnh tăng trưởng kinh tế của Brazil trong năm 2025, từ 2% lên 2,3%.
-
Ý kiến và Bình luận
Canada công bố gói biện pháp bảo vệ ngành thép trong nước
09:18' - 17/07/2025
Thủ tướng Canada Mark Carney đã công bố các biện pháp mới mà ông cho là nhằm bảo vệ ngành công nghiệp thép của Canada bao gồm việc hạn chế và giảm lượng thép nhập khẩu nước ngoài.
-
Ý kiến và Bình luận
Gỡ điểm nghẽn môi trường – Hãy bàn làm, không bàn lùi
19:21' - 16/07/2025
Chỉ thị số 20/CT-TTg (ngày 12/7/2025) của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có thể được coi là một cuộc cách mạng nhận thức về lĩnh vực bảo vệ sự trong lành cho mặt đất và bầu trời của Tổ quốc.
-
Ý kiến và Bình luận
OPEC lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới trong nửa cuối năm 2025
09:43' - 16/07/2025
Trong báo cáo hàng tháng, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nhận định nền kinh tế toàn cầu có thể hoạt động tốt hơn dự kiến trong nửa cuối năm 2025, bất chấp xung đột thương mại.
-
Ý kiến và Bình luận
Cấm xe máy chạy xăng trên Vành đai 1 Hà Nội: Không chỉ giải bài toán môi trường
17:02' - 15/07/2025
Hà Nội sẽ thực hiện các giải pháp, biện pháp để không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1 từ ngày 1/7/2026.
-
Ý kiến và Bình luận
EU cam kết đối thoại với Mỹ về thuế quan
08:03' - 15/07/2025
Hội đồng Thương mại Liên minh châu Âu (EU) đã nhóm họp tại Brussels nhằm thảo luận về tình hình và triển vọng quan hệ thương mại giữa EU và Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam tiếp cận góc nhìn chuyên gia WTO ứng phó rủi ro với hàng xuất khẩu
10:53' - 14/07/2025
Tham tán Công sứ Phạm Quang Huy – Phó Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva – vừa tham dự hội thảo về “Mức độ rủi ro và phản ứng thương mại của các nước đối với việc thuế quan gia tăng”.
-
Ý kiến và Bình luận
Vì sao Việt Nam là điểm đến ưa thích hàng đầu của người Australia?
09:43' - 14/07/2025
Theo trang tin Sky News (Australia), khi du khách Australia muốn tìm kiếm “những cuộc phiêu lưu văn hóa có ý nghĩa”, Việt Nam đã được họ đưa vào đầu danh sách bởi nhiều lý do.