Buôn lậu trên đường thủy diễn biến phức tạp
Đặc biệt, các đối tượng luôn thay đổi phương thức và dùng nhiều thủ đoạn tinh vi nguy hiểm để thực hiện hành vi phạm tội.
Đây là những thông tin được đưa ra tại hội thảo khoa học “Phòng ngừa, đấu tranh tội phạm buôn lậu trên đường thủy” do Học viện Cảnh sát nhân dân phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan tổ chức ngày 15/9.
Với đặc điểm là một trong 10 quốc gia có mạng lưới giao thông đường sông dày đặc nhất thế giới, với 3.551 con sông, kênh, rạch chảy ra biển thông qua 124 cửa sông, với tổng chiều dài 80.577km trong đó có khoảng 42.000 km sông, kênh có khả năng khai thác vận tải, có chiều dài đường bờ biển lên tới hơn 3.260km.
Hệ thống sông, kênh đào chảy qua hầu hết các tỉnh, thành phố, các trung tâm kinh tế… tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy dày đặc như mạng lưới sông Cửu Long, sông Đồng Nai ở Nam bộ; mạng lưới sông Hồng, sông Thái Bình ở Bắc bộ. Đây là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng phạm tội thực hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng trái phép qua biên giới nhằm mục đích thu lợi bất chính.
Đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu trên đường thủy nội địa là nhiệm vụ của nhiều lực lượng như hải quan, bộ đội biên phòng, cảnh sát kinh tế, cảnh sát biển, cảnh sát đường thủy.
Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các cơ quan chức năng đã tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp theo quy định của pháp luật và thu được những kết quả nhất định.
Tuy nhiên, với đặc điểm tự nhiên của địa bàn sông nước thì lực lượng chức năng gặp phải không ít khó khăn trong việc tiến hành các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống buôn lậu nên hoạt động buôn lậu vẫn còn diễn biến phức tạp.
Trước tình hình trên, đòi hỏi cần phải có những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn lậu trên đường thủy, góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế.
Hội thảo tập trung làm rõ một số vấn đề như: hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn lậu trên đường thủy, những bất cập cần sửa đổi bổ sung; đánh giá thực trạng công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn lậu trên đường thủy ở những địa bàn có tình hình buôn lậu phức tạp; đánh giá thực trạng công tác phối hợp, phân công, bố trí lực lượng giữa lực lượng cảnh sát đường thủy, lực lượng hải quan và các lực lượng khác trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn lậu trên đường thủy; phân tích những khó khăn, bất cập và đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn lậu trên đường thủy.
Trên cơ sở kết quả của hội thảo, Học viện Cảnh sát nhân dân và Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan phối hợp, đề xuất các giải pháp nhằm đưa ra các kiến nghị, đề xuất cho Chính phủ, các cơ quan chức năng trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn lậu trên đường thủy.
Hội thảo đã nhận được 35 bài viết, báo cáo khoa học của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, Viện Nghiên cứu Hải quan…. của Tổng cục Hải quan, Cục Cảnh sát giao thông; các phòng cảnh sát đường thủy, Phòng cảnh sát giao thông công an các tỉnh, thành phố, các trung tâm nghiên cứu, khoa, phòng thuộc Học viện Cảnh sát nhân dân.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Tăng cường ngăn chặn tình trạng buôn lậu thuốc lá
14:28' - 30/11/2017
Gần đến Tết, Số lượng thuốc lá lậu vận chuyển qua biên giới tăng đột biến.
-
Doanh nghiệp
Đồng bộ hóa nhiều phương án, giải pháp đẩy lùi nạn buôn lậu vào dịp cuối năm
08:39' - 29/11/2017
Đón lõng tâm lý người tiêu dùng, cứ vào dịp cuối năm nhu cầu mua sắm tăng cao cũng là lúc giới buôn lậu trà trộn hàng giả, hàng nhái vào thị trường.
-
Doanh nghiệp
Việt Nam, Trung Quốc triển khai chiến dịch chống buôn lậu tại khu vực biên giới
08:04' - 29/11/2017
Hải quan 3 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng của Việt Nam sẽ phối hợp với cơ quan hải quan của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc triển khai chiến dịch chống buôn lậu qua biên giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới chạm mức cao nhất trong hai tuần
07:34'
Giá dầu phiên 8/7 tăng lên mức cao nhất trong hai tuần, trước các dự báo sản lượng dầu của Mỹ giảm, các cuộc tấn công mới vào tàu hàng trên Biển Đỏ, và những lo ngại về thuế quan của Mỹ đối với đồng.
-
Hàng hoá
Mỹ điều chỉnh giảm dự báo sản lượng dầu năm 2025
07:13'
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố báo cáo ngày 7/7, năm 2025 nước này sẽ sản xuất ít dầu hơn so với dự báo trước đây, do giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất trong nước cắt giảm hoạt động.
-
Hàng hoá
Rà soát hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc trong lĩnh vực y tế
20:25' - 08/07/2025
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản số 185/SYT-NVD yêu cầu rà soát hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc trong lĩnh vực y tế.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng nhẹ trong kỳ điều hành 10/7
18:33' - 08/07/2025
Tại kỳ điều hành ngày 10/7, giá xăng dầu bán lẻ được VPI dự báo có thể chỉ tăng nhẹ từ 0,1 - 0,6% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu hạ nhiệt trước lo ngại về thuế quan Mỹ
16:40' - 08/07/2025
Giá dầu châu Á đã quay đầu giảm trong phiên 8/7, sau khi tăng gần 2% trong phiên trước đó.
-
Hàng hoá
Giá vàng giằng co giữa rủi ro thuế quan mới và lợi suất trái phiếu tăng cao
16:15' - 08/07/2025
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đang dao động gần mức cao nhất trong hai tuần.
-
Hàng hoá
Giá cà phê sụt giảm 4%
08:58' - 08/07/2025
Trên thị trường hàng hoá, toàn bộ 10 mặt hàng trong nhóm kim loại đồng /loạt suy yếu. Trong khi đó, giá cà phê cũng ghi nhận mức sụt giảm tới hơn 4% trước áp lực từ các quỹ đầu tư.
-
Hàng hoá
Giá dầu Brent tăng gần 2% lo ngại về mức thuế quan mới của Mỹ
07:43' - 08/07/2025
Giá dầu thế giới tăng gần 2% trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 7/7, khi các dấu hiệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ mạnh đã lấn át tác động từ việc OPEC+ nâng sản lượng cao hơn dự kiến trong tháng 8/2025
-
Hàng hoá
Giá dầu tiếp tục đà giảm do OPEC+ sắp tăng mạnh sản lượng
15:41' - 07/07/2025
Giá dầu tại thị trường châu Á sụt giảm trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 7/7, sau khi Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+, bất ngờ thông báo sẽ nâng sản lượng