Cà Mau tích cực ngăn chặn các hành vi đánh bắt hải sản trái phép
Bên cạnh tăng cường lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá nhằm tiến tới ngăn chặn đánh bắt trái phép, thì thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp với kỳ vọng sớm để ngăn chặn khai thác, đánh bắt thủy sản bất hợp pháp nhằm góp phần tháo gỡ thẻ vàng của Ủy ban châu Âu (EC).
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các giải pháp còn một số khó khăn cần khắc phục.
*Kiểm soát chặt khai thác trái phép Cà Mau là tỉnh đi tiên phong trong thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho các tàu cá nhằm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) của Ủy ban châu Âu.Hiện nay, toàn tỉnh Cà Mau có khoảng 3.000 tàu trong diện phải đăng kiểm và hơn 1.600 tàu trong diện phải tiến hành lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định (dài từ 15m trở lên). Đến nay, đã có hơn 1.300 tàu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.
Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng mất kết nối các thiết bị giám sát hành trình cũng thường xuyên xảy ra, gây khó khăn trong khâu quản lý của ngành chức năng. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, thường xuyên có từ 10-15%/tổng số đã lắp đặt, gây rất nhiều khó khăn cho việc quản lý. Ông Trần Quốc Chính, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau phân tích, Cà Mau hiện có 5 nhà mạng được phép cung cấp dịch vụ thiết bị giám sát hành trình tàu cá; trong đó, có 3 nhóm nguyên nhân chính: chưa đóng phí vệ tinh, lỗi do kỹ thuật và phổ biến hơn cả là lỗi chưa xác định được nguyên nhân. “Việc chưa xác định được nguyên nhân mất kết nối đã gây khó khăn cho điều tra, xác minh, vì không thể xác định lỗi mất kết nối do nhà mạng hay ngư dân cố tình che chắn thiết bị, để ra khơi đánh bắt nhằm thu lợi bất chính”, ông Trần Quốc Chính chia sẻ. Chia sẻ về việc khó khăn trong lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá, nhiều địa phương ven biển của tỉnh Cà Mau đã có ý kiến đề nghị về việc nhà mạng cung cấp thiết bị giám sát hành trình xem xét giá bán, giá dịch vụ hàng tháng; đồng thời, có biện pháp xử lý đối với những thiết bị mất kết nối do lỗi kỹ thuật. Nói về vấn đề này, ông Lâm Văn Phú cho biết, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời cho rằng, giá thiết bị giám sát hành trình hiện vẫn còn ở mức khá cao, từ 20 - 45 triệu đồng, bên cạnh đó, các chủ tàu còn phải đóng phí 350.000 – 390.000 đồng/tháng, tùy theo nhà mạng.Bên cạnh đó, nhiều quy định về việc lắp đặt vẫn còn bất cập trong thực tế. Đó là chưa kể đến việc khi thiết bị giám sát hư hỏng, báo nhà mạng thì khắc phục chậm, phí gọi điện báo vẫn còn ở mức quá cao, đến 33.000 đồng/phút.
Một vấn đề khác nữa là dù được ngành chuyên môn khuyến cáo, hướng dẫn, nhưng tình trạng tàu cá và ngư dân tỉnh Cà Mau vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản trái phép tuy đã giảm nhiều so với các năm trước, nhưng vẫn còn xảy ra.Chia sẻ các giải pháp nhằm tiến tới chấm dứt tình trạng trên, ông Châu Công Bằng - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, phương pháp tuyên truyền, nội dung tuyên tuyền phải thật ngắn gọn, dễ hiểu và đặc biệt là phải đổi mới, lồng ghép tổ chức tuyên truyền theo hình thức mở lớp tập huấn, đối thoại trực tiếp với các thành phần có liên quan…
“Quan trọng hơn hết là từng cơ quan, đơn vị phải thật sự vào cuộc, quyết liệt triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao”, ông Bằng nhấn mạnh.
*Hướng đến hoạt động khai thác bền vững Với vai trò là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm khai thác thuỷ sản của cả nước, vùng biển Cà Mau có trữ lượng hải sản lớn và phong phú về chủng loại, có giá trị kinh tế cao. Song song đó, với một địa phương có 3 mặt giáp biển như tỉnh Cà Mau, nghề khai thác hải sản luôn được quan tâm, nên đã trở thành một trong những nghề kinh tế mũi nhọn của tỉnh, từ đó, giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động ở các địa phương ven biển, không chỉ có vậy còn thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh và dịch vụ hậu cần đi kèm khác, góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong những năm qua, bình quân, sản lượng khai thác hàng năm đều đạt trên 200.000 tấn. Với quyết tâm cùng cả nước chung tay gỡ thẻ vàng IUU, thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã vào cuộc quyết liệt với cả hệ thống chính trị trong việc khắc phục nhanh những hạn chế, vi phạm trong hoạt động khai thác thời gian qua, từng bước đưa nghề khai thác phát triển bền vững, hiệu quả và có trách nhiệm. Theo đó, kể từ cuối năm 2017 đến nay, UBND tỉnh ban hành khoảng 50 văn bản liên quan trên lĩnh vực khai thác thuỷ sản. Có thể nói, đây là lĩnh vực mà trong thời gian ngắn có số lượng văn bản được ban hành, chỉ đạo nhiều nhất nhằm tổ chức sắp xếp lại nghề khai thác theo hướng bền vững, an toàn và hiệu quả. “Hiện nay, vẫn còn một số lỗ hổng trong biện pháp quản lý nên chưa kiểm soát được tàu đánh bắt vi phạm vùng biển nước ngoài. Đây là vấn đề bức xúc nhất, dẫn đến chưa gỡ được thẻ vàng của nước ta.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông cần tham mưu, đề xuất thêm một số giải pháp về kỹ thuật trong quản lý, xem lỗi mất kết nối thuộc nhóm nào và trách nhiệm thuộc về ai, để có hướng khắc phục ngay”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử nhận định.
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cũng chỉ đạo các địa phương cần tổng điều tra phương tiện trên địa bàn, có kết quả báo cáo nhanh về các phương tiện khai thác ven bờ. Trên cơ sở số liệu báo cáo, phương tiện nào đã được cấp phép đến nay hết hạn thì đăng ký lại; còn phương tiện thuộc ngành nghề không được phép hoạt động mà đang khai thác Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh và không cho phát sinh phương tiện mới, hướng đến chuyển đổi ngành nghề. Cùng với đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Cà Mau thực hiện là tăng cường kiểm tra, kiểm soát tàu ra, vào cảng, đồng thời giám sát sản lượng qua cảng; kiểm tra công tác lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá theo quy định, từ đó kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn tình trạng tàu cá cố tình đánh bắt ở các vùng biển nước ngoài. Ngoài ra, Cà Mau cần triển khai có hiệu quả các phương án chuyển đổi nghề, tạo sinh kế bền vững cho ngư dân, giảm áp lực khai thác hải sản, thúc đẩy phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo nút thắt để gỡ “thẻ vàng” IUU
14:27' - 02/09/2020
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, EC đánh giá cao những việc Việt Nam đã làm được và đã có chuyển biến rất tích cực về chống khai thác IUU
-
Chuyển động DN
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Trên 77% tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình
17:56' - 16/07/2020
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đến ngày 22/6, số lượng tàu cá từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đạt 23.623/30.652 tàu, tương đương 77,1%.
-
Kinh tế Việt Nam
Trang Foreign Affair Asia: Việt Nam nỗ lực gỡ bỏ thẻ vàng IUU
14:24' - 09/07/2020
Trang Foreign Affair Asia ngày 9/7 đã đăng tải bài viết nhận định Việt Nam đang nỗ lực ngăn chặn các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát (gọi tắt là IUU).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.