Trang Foreign Affair Asia: Việt Nam nỗ lực gỡ bỏ thẻ vàng IUU
Trang Foreign Affair Asia ngày 9/7 đã đăng tải bài viết nhận định Việt Nam đang rất nỗ lực ngăn chặn các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát (gọi tắt là IUU) để giành được cơ hội lớn hơn trong các thỏa thuận xuất khẩu thủy sản trong tương lai.
Phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur dẫn bài viết trên cho biết đầu tháng 6 vừa qua, lãnh đạo Việt Nam đã phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Về biện pháp quốc gia có cảng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của Tổ chức Lương-Nông Liên hợp quốc (FAO) đến năm 2025.
Việt Nam đã đẩy mạnh nỗ lực chống IUU từ cấp địa phương tới trung ương và hợp tác quốc tế.
Việt Nam nhấn mạnh việc hợp tác với Ủy ban châu Âu (EC) đóng vai trò trọng yếu để gỡ bỏ thẻ vàng IUU.
Giống như bất kỳ quốc gia nào khác liên quan đến quản lý tài nguyên đại dương, Việt Nam sẽ làm tốt việc tăng cường ủy quyền quản lý thủy sản phòng ngừa và các nỗ lực quản lý cơ sở, cũng như giám sát và thực thi thích hợp như một phần của chiến lược kiểm soát đánh bắt cá của IUU.
Việt Nam cũng giải quyết khung pháp lý và lắp đặt thiết bị giám sát hành trình nhằm theo dõi, truy xuất nguồn gốc hải sản và tăng cường thực thi các quy định pháp luật về biển.
Theo bài báo, ở cấp độ thấp hơn, 28 tỉnh duyên hải đã thành lập Ủy ban Đấu tranh chống IUU để giám sát và kiểm tra các hoạt động đánh bắt cá.
Các tàu cá ra vào cảng biển bắt buộc phải nộp báo cáo về hàng hóa, nguồn gốc của sản phẩm và nhật ký tàu.
Để quản lý hải sản đánh bắt, Việt Nam bắt đầu thiết lập hạn ngạch trong vùng lãnh hải của mình.
Điều này giúp quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên hải sản và phát triển bền vững. Đồng thời, các cơ quan chức năng Việt Nam cũng khuyến nghị ngư dân địa phương tuân thủ các quy định của pháp luật theo cảnh báo thẻ vàng IUU và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm tàu cá theo luật.
Tác giả nhấn mạnh với những nỗ lực đấu tranh ngăn chặn nạn đánh bắt cá vi phạm IUU, Việt Nam đã thúc đẩy hợp tác song phương với các quốc gia trong và ngoài khu vực trong thực hiện các biện pháp này.
Việt Nam đã cử một số đoàn công tác làm việc với các quốc gia và các quốc đảo Thái Bình Dương để trao đổi thông tin và thúc đẩy hợp tác nghề cá.
Điều này đã giúp các tàu cá Việt Nam tuân thủ quy định đánh bắt cá tại vùng biển của các quốc gia này, qua đó giảm thiểu số tàu cá liên quan tới hoạt động đánh bắt cá trái phép.
Bài báo cho biết Việt Nam cũng ký các bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác song phương trong lĩnh vực nghề cá và có các cuộc họp thường niên với Philippines, Brunei, Campuchia và Thái Lan.
Việt Nam đã thiết lập đường dây nóng với Australia, Trung Quốc, Philippines, cơ chế hợp tác với lực lượng chấp pháp biển Malaysia (8/2019) và đàm phán với Thái Lan, Campuchia, Brunei, Indonesia, Papua New Guinea và Palau.
Bài viết cũng đề cập đến hai kế hoạch mới trong đấu tranh ngăn ngừa IUU của Việt Nam là Kế hoạch Hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 và Kế hoạch 5 năm với các mục tiêu để kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả các hoạt động đánh bắt cá vi phạm IUU và việc tàu cá tìm cách cập cảng và sử dụng các cảng của Việt Nam để trung chuyển hải sản.
Theo tác giả, những động thái này diễn ra trong bối cảnh vai trò nổi bật của Việt Nam trong năm 2020 với tư cách Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng như các mối quan hệ giữa Việt Nam và EC được nâng cấp khi Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) được ký kết.
Trước đó, hồi tháng 10/2017, EC đã rút thẻ vàng IUU đối với Việt Nam do những hạn chế của Việt Nam trong đấu tranh với hoạt động đánh bắt cá vi phạm IUU.
Tuy nhiên, sau chuyến thị sát lần thứ 2 tại Việt Nam từ ngày 5-14/11/2019, đoàn thanh tra của EC do bà Veronika Veits, Giám đốc Cơ quan Quản trị đại dương quốc tế và nghề cá bền vững của EC, làm trưởng đoàn, đã công nhận những tiến bộ gần đây của Việt Nam trong đấu tranh với vấn nạn IUU.
Trong công thư gửi Tổng cục Thủy sản ngày 19/12/2019, đoàn thanh tra của EC ghi nhận sự phối hợp tốt, tính minh bạch và trung thực trong cung cấp và trao đổi thông tin trong thời gian đoàn làm việc tại Việt Nam.
Đoàn khẳng định Việt Nam đã đạt được rất nhiều tiến bộ so với lần thị sát đầu tiên vào tháng 5/2018 và đang đi đúng hướng trong việc áp dụng Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn.
Bài báo nhận định với những nỗ lực hiệu quả của mình, Việt Nam sẽ sớm nhận được thẻ xanh từ EC và xuất khẩu thủy sản của quốc gia Đông Nam Á này tới EU và Mỹ sẽ sớm được nối lại./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Khắc phục “thẻ vàng” IUU: Kiểm soát chặt hoạt động tàu cá
09:38' - 29/05/2020
Để tháo gỡ “thẻ vàng” của EC, tỉnh đã phổ biến, vận động ngư dân sớm triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên toàn bộ tàu đánh bắt xa bờ có chiều dài trên 15m.
-
Kinh tế & Xã hội
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Phối hợp xử lý tàu cá mất kết nối với trạm bờ
11:47' - 28/05/2020
Nhiều ngư dân ở Quảng Ngãi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá, nhưng chỉ được một thời gian đã bị mất tín hiệu kết nối với trạm bờ, gây khó khăn cho việc quản lý của cơ quan chức năng.
-
Kinh tế & Xã hội
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Kiểm soát chặt hành trình tàu cá
14:17' - 22/04/2020
Ngày 22/4, UBND tình Bình Thuận đã có văn bản yêu cầu các Sở, ngành tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
-
Kinh tế & Xã hội
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Việt Nam quyết tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp
07:02' - 01/01/2020
Cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hải sản Việt Nam, ngư dân ven biển quyết chống khai thác bất hợp pháp, truy xuất nguồn gốc hải sản rõ ràng, bảo vệ hệ sinh thái biển.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Trong quý I/2023 khởi công các gói thầu còn lại dự án cầu Rạch Miễu 2
18:10'
Theo Cục Quản lý đầu tư xây dựng, hai gói còn lại là XL02 và XL03 hiện đang trong quá trình lựa chọn nhà thầu và dự kiến sẽ khởi công trong quý I/2023 này khi nhận được mặt bằng.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 93% diện tích ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đủ nước cho gieo cấy
17:56'
Đến 16 giờ ngày 7/2, diện tích có nước để gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2022-2023 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ là 462.049 ha, đạt 92,7% (tăng 3% so với ngày 6/2).
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc để khởi công cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng vào 30/6
16:54'
Tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đoạn qua thành phố Cần Thơ đi qua 3 huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Thới Lai có tổng chiều dài 37,42km, tổng vốn đầu tư là 9.845 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thiếu cầu đường bộ kết nối Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh
16:43'
Tỉnh Đồng Nai là cửa ngõ phía Đông của Tp. Hồ Chí Minh. Để kết nối giao thông giữa 2 địa phương, các cầu đường bộ vượt sông được coi là xương sống, đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN tuân thủ xả nước vụ Đông Xuân năm 2022-2023 theo kế hoạch
15:45'
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ đợt 1 đến nay EVN đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện tuân thủ việc xả nước theo kế hoạch đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Cục Hàng không Việt Nam khuyến cáo cẩn trọng khi mua vé qua các kênh trung gian
14:43'
Cục Hàng không Việt Nam vừa có thông tin phản hồi về việc hành khách phải mua vé máy bay cao hơn mức giá quy định trên các đường bay nội địa
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào tăng thị phần ngành đường thuỷ và đường sắt?
14:26'
Bộ Giao thông Vận tải sẽ tục tái cơ cấu thị phần vận tải theo hướng giảm vận tải đường bộ, tăng thị phần vận tải đường thủy nội địa và đường sắt...
-
Kinh tế Việt Nam
Lập 3 đoàn kiểm tra về đào tạo, sát hạch lái xe
11:27'
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển năm 2022 cho Bộ Giao thông vận tải
08:57'
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 51/QĐ-TTg về việc bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn nước ngoài nguồn ngân sách Trung ương năm 2022 cho Bộ Giao thông vận tải.