Cả nước xuất siêu hơn 800 triệu USD trong quý I
Tổng cục Thống kê cho biết, tháng 3/2022, ước tính cả nước xuất siêu 1,39 tỷ USD. Tính chung quý I/2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 809 triệu USD; trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 6,16 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 6,97 tỷ USD.
Trong tháng 3/2022, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa hồi phục mạnh mẽ với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 66,73 tỷ USD, tăng 36,8% so với tháng trước và tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 176,35 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu tăng 12,9%; nhập khẩu tăng 15,9%. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 3/2022 ước đạt 34,06 tỷ USD, tăng 45,5% so với tháng trước. Khu vực kinh tế trong nước đạt 8,68 tỷ USD, tăng 50,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 25,38 tỷ USD, tăng 43,8%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng Ba tăng 14,8%; trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 14,7%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 14,9%. Tính chung quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 88,58 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 23,27 tỷ USD, tăng 22%, chiếm 26,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 65,31 tỷ USD, tăng 10%, chiếm 73,7%. Quý I/2022 có 15 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu quý I/2022, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,4%, tăng 0,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89%, giảm 0,9 điểm phần trăm. Nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 6,9%, giảm 0,1 điểm phần trăm. Nhóm hàng thủy sản chiếm 2,7%, tăng 0,5 điểm phần trăm.Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 3/2022 ước đạt 32,67 tỷ USD, tăng 28,7% so với tháng trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 11,07 tỷ USD, tăng 33,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,6 tỷ USD, tăng 26,5%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 3/2022 tăng 14,6%; trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 7,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,5%. Tính chung quý I/2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 87,77 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 29,43 tỷ USD, tăng 13,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 58,34 tỷ USD, tăng 17,1%. Trong quý I năm 2022 có 16 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 76,1% tổng kim ngạch nhập khẩu. Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu quý I năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,8%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 46,2%, giảm 0,2 điểm phần trăm; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 47,6%, tăng 0,3 điểm phần trăm. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,2%, giảm 0,1 điểm phần trăm. Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 25,2 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 27,6 tỷ USD. Quý I/2022, Việt Nam đã xuất siêu sang EU ước đạt 7 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 14,3 tỷ USD, tăng 21%; nhập siêu từ Hàn Quốc 10,4 tỷ USD, tăng 39,1%; nhập siêu từ ASEAN 3,3 tỷ USD, giảm 6,6%; nhập siêu từ Nhật Bản 434 triệu USD, tăng 23,1%. Để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trong thời gian tới, Bộ Công Thương lưu ý, các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi giao kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài, cân nhắc thấu đáo trong lựa chọn các ngân hàng thanh toán trong bối cảnh cấm vận. Hơn nữa, các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa các ưu đãi trong 15 FTA giữa Việt Nam và các nước để đa dạng hóa thị trường. Đặc biệt, Bộ Công Thương cũng chỉ đạo toàn bộ hệ thống Thương vụ tại các nước châu Âu có trách nhiệm cao nhất trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đang có gặp khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu với Nga và Ukraine để tìm cách chuyển hướng sang các thị trường phù hợp tại châu Âu. Cùng với đó, Bộ Công Thương đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp; trong đó, chú trọng triển khai hiệu quả các FTA đã có hiệu lực, các cam kết trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Bên cạnh đó, hướng dẫn doanh nghiệp các cơ hội của các FTA quan trọng như FTA Việt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)…/.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Nhật Bản cấm xuất khẩu ô tô hạng sang và xa xỉ phẩm sang Nga từ ngày 5/4
11:02' - 29/03/2022
Theo số liệu của Chính phủ Nhật Bản, ô tô chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của nước này sang Nga, với tổng giá trị đạt 627,8 tỷ yen (5 tỷ USD) vào năm 2020.
-
Kinh tế tổng hợp
Thiết lập, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu
11:58' - 28/03/2022
Việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản là yêu cầu bắt buộc của các thị trường và thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.
-
Hàng hoá
Ukraine xuất khẩu lô hàng ngũ cốc đầu tiên sang châu Âu bằng đường sắt
14:11' - 27/03/2022
Tổ chức tư vấn nông nghiệp APK-Inform ngày 27/3 cho biết các thương nhân đã xuất khẩu lô hàng ngô đầu tiên của Ukraine tới châu Âu bằng đường sắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy chuỗi dự án chăn nuôi gắn với chế biến phục vụ xuất khẩu
14:12' - 26/03/2022
Ngày 26/3, tại Bình Dương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với lãnh đạo các ban ngành địa phương tổ chức "Hội nghị thúc đấy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế
14:34'
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 25,7% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48'
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45'
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44'
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59'
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36'
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56'
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.