Các chuyên gia đánh giá về “đường cong lãi suất” của Fed

16:20' - 23/03/2022
BNEWS Các chuyên gia kinh tế cho rằng, những bất ổn tiềm tàng không thể biến mất, cho dù có bao nhiêu ngân hàng trung ương triển khai các công cụ nhằm kiềm chế chúng.

Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định nâng lãi suất cơ bản lên 25 điểm cơ bản vào ngày 16/3 vừa qua, các chuyên gia lịch sử kinh tế chưa từng biết tới tình hình kinh tế như hiện nay chắc chắn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng mức lãi suất mục tiêu của ngân hàng này là từ 0,25-0,5%, với tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng là 7,9%.

 

Những lo ngại về đà tăng giá cả diễn ra tăng bắt đầu vào tháng Tư năm ngoái, khi Mỹ trải qua một đợt lạm phát tăng đột ngột. Fed ban đầu coi tình hình đó là "nhất thời", nhưng lạm phát tiếp tục leo dốc.

Tại cuộc họp gần đây nhất, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) của Fed dự báo tỷ lệ lạm phát trung bình của Mỹ vào năm 2022 là 4,3%, cao hơn đáng kể so với dự báo đưa ra hồi tháng 3/2021 là 2%.

Việc nâng dự báo trong vòng một năm này là khá bất thường, nhưng việc đánh giá thấp sức ép lạm phát và sự chậm trễ trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ đã được ghi nhận ở các ngân hàng trung ương của nhiều nền kinh tế lớn khác. Đây là lý do tại sao ngày nay, việc các nhà kinh tế và học giả của khu vực tư nhân cho rằng các ngân hàng trung ương là "đi sau đường cong lãi suất" đã trở nên rất phổ biến.

Các cuộc tranh luận về lạm phát nổi lên gần đây xoay quanh việc đánh giá khoảng thời gian mất cân bằng giữa cung và cầu liên quan đến đại dịch COVID và sự mở cửa trở lại của các nền kinh tế.

Không ai phủ nhận rằng, những nhân tố đó đã đóng một vai trò lớn trong việc đẩy lạm phát đi lên, mặc dù chúng không phải là nguyên nhân duy nhất. Hơn thế nữa, đà tăng lạm phát còn được củng cố do giá hàng hóa leo thang do cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Nhìn chung, việc "phàn nàn" các ngân hàng trung ương đã không dự báo kinh tế đủ chính xác là hơi thiếu công bằng, cho dù sự chậm trễ trong các hành động chính sách là do các lỗi dự báo.

Nhìn vào toàn bộ các cuộc tranh luận từ góc độ dài hạn hơn, cách thức mà chính sách tiền tệ phản ứng với cú sốc nguồn cung có thể là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng lạm phát gần đây và các sai sót trong dự báo không “có lỗi”.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, những bất ổn tiềm tàng không thể biến mất, cho dù có bao nhiêu ngân hàng trung ương triển khai các công cụ nhằm kiềm chế chúng. Trong một số trường hợp, việc sử dụng những công cụ như vậy thậm chí có thể làm cho tình hình nghiêm trọng hơn./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục