Các chuyên gia và doanh nghiệp nói gì về điều chỉnh giá điện?
Công nhân Công ty Điện lực Hà Nam tăng cường ứng trực đảm bảo cấp điện an toàn liên tục. Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN
* Điều chỉnh phải đi kèm với minh bạch Theo chuyên gia Cấn Văn Lực, việc giá điện tăng ngoài những lý giải nêu trên thì chi phí sản xuất kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp phải tiết giảm năng lượng, nâng cao ý thức người lao động, sử dụng những thiết bị tiết kiệm điện. Điều này là cần thiết với doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, ông đề xuất cần nghiên cứu để tiến tới bỏ cơ chế bù chéo đối với các ngành sản xuất công nghiệp như: xi măng, sắt thép... Vì thế, điện cho công nghiệp chịu mức thấp hơn chỉ 6,8 cent, điện sinh hoạt 8,7 cent và điện ngành khác là 10 cent... Trong khi đó, điện công nghiệp "ngốn" khoảng 50% tỷ trọng, sinh hoạt khoảng 35%, kinh doanh 10%. “Ngành điện đang tiến tới chi trả các nguồn đầu vào theo cơ chế thị trường và các ngành khác cũng phải theo cơ chế thị trường. Do đó, Chính phủ cần bỏ cơ chế bù chéo bởi người dân, ngành kinh doanh, dịch vụ... đang phải bù một khoản nào đó cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Như vậy sẽ công bằng hơn và tạo sự đồng thuận để trả khoản phí giá điện”, ông Lực nói. Rõ ràng, điều người dân và doanh nghiệp mong muốn không phải giá điện thấp mà là một mức giá hợp lý, chất lượng và minh bạch. Thời gian qua, EVN đã cố gắng trong việc minh bạch thông tin và chăm sóc khách hàng. Tổn thất điện năng EVN hoàn thành 6,83%, dưới mức 8% Chính phủ giao. Mức này tốt hơn nhiều nước như: Nga 10%; Ấn Độ 18%... Ông Đinh Quang Tri cho hay, để đạt được mục tiêu trên, EVN và các Tổng công ty đã đầu tư lớn lưới điện, cải tạo lưới điện để giảm quá tải các trạm biến áp. Việt Nam cũng là nước đi đầu khu vực Đông Nam Á có mức tiếp cận điện năng đạt 99,9%, đứng thứ 27/190 nước mà World Bank xếp hạng. Về minh bạch trong sản xuất kinh doanh điện và công bố thông tin, theo ông Tri, hàng năm, EVN đều thuê các đơn vị kiểm toán quốc tế để kiểm toán toàn bộ báo cáo tài chính; đồng thời chuyển cho các tổ chức tài chính quốc tế để minh bạch hoạt động của EVN. Nhờ đó, năm 2018, EVN được đánh giá xếp hạng tín nhiệm BB – cho phép EVN vay vốn trực tiếp mà không cần bảo lãnh Chính phủ.../.- Từ khóa :
- giá điện
- bộ công thương
- evn
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp thích ứng ra sao với điều chỉnh giá điện?
11:12' - 21/03/2019
Nhiều doanh nghiệp đang sử dụng nhiều năng lượng cho biết, họ đã có sẵn các giải pháp để ứng phó với sự điều chỉnh này.
-
DN cần biết
Giải pháp nào giúp doanh nghiệp ứng phó với giá điện tăng?
19:30' - 13/03/2019
Nhiều doanh nghiệp cho hay đã có giải pháp sẵn sàng ứng phó với giá điện tăng và giải pháp được nhắc nhiều đó là phải sử dụng tiết kiệm điện và áp dụng các thiết bị ít tiêu hao năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Liệu giá điện có tăng trong thời gian tới?
20:17' - 30/11/2018
Theo Quyết định 24 của Chính phủ, Bộ Công Thương sẽ ban hành kế hoạch cung ứng điện năm 2019. Dựa trên kế hoạch đó, sẽ có văn bản chỉ đạo EVN xây dựng phương án điều hành giá điện trong năm tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25'
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21'
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.