Các công ty Đức đầu tư cho R&D nhiều hơn bao giờ hết
Theo phóng viên TTXVN tại CHLB Đức, đây là số liệu xu hướng ban đầu do tổ chức giáo dục, khoa học và đổi mới Stifterverband thu thập cho Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang (BMBF).
Góp phần lớn nhất cho mức tăng đầu tư cho R&D năm 2023 là các ngành công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học tiên tiến, cơ khí và công nghiệp điện.
Chi tiêu cho R&D được coi là chỉ số quan trọng đánh giá sức mạnh đổi mới của nền kinh tế vì nó đặt nền tảng cho lợi thế cạnh tranh trong tương lai.
Ngoài 88,7 tỷ euro kể trên, các doanh nghiệp còn có các hợp đồng nghiên cứu với bên thứ ba trị giá gần 32 tỷ euro, tăng 14,5%. Các chuyên gia của Stifterverband nhận định rằng nghiên cứu được ủy quyền bên ngoài công ty ngày càng trở nên quan trọng đối với các công ty.
Ông Michael Kaschke, Chủ tịch của Stifterverband, nhận định, các công ty Đức đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực nghiên cứu và đổi mới kỹ thuật số nhằm rút ngắn khoảng cách và đối diện với cạnh tranh toàn cầu. Tuy nhiên, phải theo dõi chặt chẽ xem “quá trình bắt kịp này có thành công hay không”.
Chi tiêu cho R&D ở Đức nói chung tăng nhẹ lên 3,11% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), từ mức 3,07% trong năm 2022. Trong tổng chi tiêu cho R&D, các thành phần kinh tế chiếm 2,12%, các trường đại học, khu vực nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận tư nhân chiếm 0,99%. Trong khi đó, mục tiêu của chính phủ liên minh nay đã tan rã là nâng tăng tỷ lệ đầu tư cho R&D lên 3,5% GDP.
Tính theo ngành, đầu tư cho R&D của ngành thông tin và truyền thông tăng 15%. Stifterverband tính toán rằng chi phí R&D cho riêng các hoạt động lập trình trong ngành này là khoảng 5,5 tỷ euro, vượt chi phí R&D của toàn bộ ngành hóa chất.
Ngành công nghiệp ô tô vẫn đầu tư nhiều tiền nhất vào R&D, với 31 tỷ euro năm 2023, tăng 7,7% so với một năm trước đó, trong khi chi tiêu cho R&D trong kỹ thuật cơ khí tăng 11,5% lên 8,4 tỷ euro.
Nhu cầu về nhân viên nghiên cứu cũng ngày càng tăng với tổng số nhân viên làm R&D trong năm 2023 đạt 533.260 người, tăng 5,5% so với năm trước.
Trên bình diện quốc tế, năm 2022, Israel đi đầu trong đầu tư vào R&D với 6% GDP, tiếp theo là Hàn Quốc, 5,2% và Mỹ, 3,6%. Thụy Điển, Bỉ và Nhật Bản cùng đạt giá trị đầu tư hơn 3,4%.
Mặc dù Trung Quốc chỉ ở mức khoảng 2,5% nhưng nước này đã tăng chi tiêu mạnh mẽ vào R&D và do đó hiện đang dẫn đầu về công nghệ trong nhiều ngành công nghiệp.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
"Trận cuồng phong" đang đến với ngành ô tô Đức
05:30' - 29/11/2024
Chỉ trong vòng một năm, tình hình ngành công nghiệp ô tô Đức đã quay ngoắt 180 độ, từ tâm lý lạc quan với lợi nhuận cao sang tới sự bi quan về triển vọng ảm đạm phía trước.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Chính phủ liên bang trình dự luật đảm bảo quyền lợi cho người lao động
21:28' - 27/11/2024
Mục đích của dự luật là chỉ trao các hợp đồng liên bang cho các công ty áp dụng các tiêu chuẩn thương lượng tập thể.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Chuyển động DN
IBM đóng cửa bộ phận R&D Trung Quốc, hơn 1.000 người mất việc
11:00' - 27/08/2024
Tập đoàn công nghệ Mỹ IBM đang đóng cửa phần lớn các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Tạo đột phá cho kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới
11:29'
Khu vực kinh tế kinh tế tư nhân đã thực sự trở thành trụ cột không thể thiếu, đóng góp vào công cuộc giảm nghèo, giúp thay đổi bộ mặt đô thị, hiện đại hoá nhiều ngành công nghiệp.
-
Doanh nghiệp
Quảng Bình: Đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
11:05'
Sáng 29/3, tại thành phố Đồng Hới, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Hội nghị gặp mặt, đối thoại với 200 doanh nghiệp, nhà đầu tư.
-
Doanh nghiệp
PwC ra mắt nền tảng tối ưu hóa quy trình AI cho doanh nghiệp
08:31'
PwC - một trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới đã công bố nền tảng quản lý được thiết kế riêng cho các tổ chức doanh nghiệp, nhằm tối ưu hóa quy trình làm việc tích hợp AI thế hệ mới.
-
Doanh nghiệp
“Khoác áo mới” cho trường học hữu nghị Canon
20:34' - 28/03/2025
Chương trình bàn giao tại điểm trường Canon – Thác Đất nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình “Thăm lại các trường học” năm 2025...
-
Doanh nghiệp
Lọc dầu Dung Quất vận hành an toàn và vượt công suất thiết kế trong quý I/2025
20:15' - 28/03/2025
Trong quý I/2025, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã hoạt động an toàn, ổn định, liên tục, đạt công suất trung bình từ 114-116% (tính theo phân xưởng chứng cất dầu thô CDU), đáp ứng nhu cầu thị trường.
-
Doanh nghiệp
Đổi mới quan trọng của PVFCCo khi bước sang tuổi 22
20:15' - 28/03/2025
Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, mã chứng khoán DPM), tiền thân là Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí đánh dấu tuổi 22 với nhiều sự đổi mới quan trọng.
-
Doanh nghiệp
Sáp nhập PTC vào Petrolimex để tinh gọn bộ máy và hoạt động hiệu quả
19:44' - 28/03/2025
Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2025 của Petrolimex hôm nay 28/3 đã thông qua việc sáp nhập Tổng Công ty Dịch vụ Xăng dầu Petrolimex (PTC) vào Petrolimex.
-
Doanh nghiệp
Doanh thu của Huawei chỉ thấp hơn một chút so với mức đỉnh năm 2020
16:10' - 28/03/2025
Huawei dự kiến sẽ ghi nhận mức doanh thu đạt 860 tỷ NDT (118 tỷ USD) trong năm 2024, chỉ kém một chút so với mức đỉnh 891 tỷ NDT trong năm 2020.
-
Doanh nghiệp
Tổng công suất đặt điện hạt nhân của CGN Power vượt 51 nghìn MW
11:18' - 28/03/2025
Tổng công suất lắp đặt của các tổ máy đang vận hành và đang xây dựng của Công ty Cổ phần Điện lực Hạt nhân Trung Quốc (CGN Power) đã vượt 51 nghìn MW.