Các công ty Nhật Bản gặp khó do căng thẳng Nga -Ukraine

15:39' - 07/03/2022
BNEWS Các công ty Nhật Bản đang chịu sức ép lớn do mối quan hệ với Nga và đang tích cực đánh giá các hoạt động, sau khi các đối thủ phương Tây dừng các khoản đầu tư tại Nga liên quan tới tình hình Ukraine.

Trong khi các nhà đầu tư theo các tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị trước đó nhằm vào các công ty Nhật Bản do việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, những chỉ trích liên quan đến Nga có thể trở nên gay gắt.

Các giám đốc điều hành lo ngại về những ảnh hưởng đến danh tiếng doanh nghiệp của họ, một dấu hiệu cho thấy trách nhiệm lớn hơn trước sức ép trong các vấn đề xã hội.

Các nhà giao dịch, các tập đoàn sản xuất hàng hóa của Nhật Bản từ lâu tham gia vào việc cung cấp năng lượng ở nước này và có mối quan hệ đáng chú ý với Nga.

Năm ngoái, Nga là nhà cung cấp than nhiệt lớn nhất của Nhật Bản và là nhà cung cấp lớn thứ năm cả về dầu thô và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Mitsui & Co và Mitsubishi Corp có cổ phần trong dự án Sakhalin-2 LNG mà Shell đang rút ra. Trong khi đó, Itochu Corp và Marubeni Corp đầu tư vào dự án Sakhalin-1 mà Exxon Mobil cũng có động thái tương tự.

Mitsui và Mitsubishi cho biết đang xem xét tình hình cùng với Chính phủ Nhật Bản và các đối tác. Itochu và Marubeni từ chối phát biểu về các kế hoạch liên quan đến Sakhalin-1.

Các công ty của Nhật Bản hầu như đều đang theo dõi các diễn biến. Một giám đốc cấp cao của một hãng ô tô cho biết ban quản lý công ty này sẽ họp hàng ngày để đánh giá tác động của các biện pháp trừng phạt Nga về tài chính và tác động đến nguồn cung linh kiện.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã công bố các biện pháp nhằm hạn chế tác động từ việc giá dầu tăng. Nhật Bản nhập lượng dầu trị giá khoảng 11 tỷ USD từ Nga trong năm 2020./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục