Các doanh nghiệp Anh “mệt mỏi” với quy tắc hậu Brexit
Các doanh nghiệp với quy nhỏ được cho là đối tượng chịu thiệt hại nhiều nhất, do khó thích nghi với các quy tắc hải quan và xuất khẩu áp dụng khi giao dịch với EU với tư cách là “nước thứ ba”.
Mike Cherry, chủ tịch của Liên đoàn các doanh nghiệp nhỏ (FSB) nói: “Các công ty nhỏ đã được hứa rằng một trong những lợi thế của việc Anh rời EU là các doanh nghiệp sẽ được giảm bớt thủ tục hải quan. Và các doanh nghiệp này hy vọng về các thủ tục đơn giản hơn khi giao nhận hàng hóa”.
Phòng Thương mại Anh cũng bày tỏ bất bình với các quy định mới. Trong báo cáo đánh dấu kết thúc năm đầu tiên thực hiện Hiệp định Thương mại và Hợp tác EU-Anh, BCC nhận thấy rằng gần một nửa số thành viên được khảo sát đã gặp khó khăn trong thương mại với EU. Những khó khăn này bao gồm bộ máy hành chính của EU và các yêu cầu quy định mới của Anh, như nhãn chứng nhận kiểm soát chất lượng UKCA và việc tạo cơ sở dữ liệu an toàn hóa chất “UK Reach”- sao chép các quy tắc của EU nhưng được cho là không đạt được lợi ích thương mại rõ ràng. Các hệ thống này ra đời từ quyết định của Anh trong việc ưu tiên tách biệt hoàn toàn về mặt pháp lý khỏi Brussels và quyết tâm của EU rằng, Anh sẽ mất vị trí là “trung tâm quy định và chứng nhận” cho thị trường chung EU. Ngành công nghiệp hóa chất Anh ước tính, việc tạo ra một phiên bản Anh của cơ chế “EU Reach” (gồm Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế Hóa chất) sẽ tiêu tốn khoảng 1 tỷ bảng Anh. Ngành công nghiệp hóa chất Anh đã phải đấu tranh để yêu cầu chính phủ Anh giảm bớt gánh nặng khi đăng ký “UK Reach” kể từ khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp Brexit. Trong một nhượng bộ vào tháng 12 năm ngoái, Chính phủ Anh đã phải gia hạn thời hạn đăng ký chương trình "UK Reach" đến năm 2025 và đề nghị đưa ra “một mô hình mới” để giảm việc nhân rộng áp dụng các gói dữ liệu từ "EU Reach" từ tháng 02/2022. Stephen Elliott, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Công nghiệp Hóa chất, cho biết mục đích là của mô hình mới nhằm đưa ra “các quy định và tiêu chuẩn hiệu quả để đạt được kết quả tốt hơn cho tăng trưởng của Anh, không phát thải ròng và nâng cao chương trình nghị sự”. Các doanh nghiệp sản xuất Anh, nhất là với doanh nghiệp sản xuất hoạt động như trung gian trong chuỗi cung ứng đan xen tại khắp châu Âu, cho rằng, lỗi lớn nhất trong thỏa thuận Brexit là quyết định của Chính phủ Anh trong việc tạo ra một phiên bản sao chép của tiêu chuẩn chất lượng và an toàn “CE” của EU. Mặc dù Phòng Thương mại Anh và Cơ quan Make UK đã nỗ lực vận động hàng lang để lùi thời hạn áp dụng các tiêu chuẩn này vào ngày -1/1/2023 nhưng vẫn tạo ra nhiều gánh nặng cho doanh nghiệp để đáp ứng các tiêu chuẩn mới. Nhãn chứng nhận UKCA tuân theo các tiêu chuẩn cơ bản tương tự như nhãn chứng nhận CE của EU, yêu cầu các doanh nghiệp muốn đưa hàng hóa vào thị trường Anh về cơ bản phải sao chép đăng ký EU.Tuy nhiên, đối với các mặt hàng công nghiệp và điện phức tạp hoặc nguy hiểm, như các bộ phận thang máy đến chất kết dính xây dựng, các công ty có sản phẩm phải được đánh giá bởi “các cơ quan được chỉ định” của Anh. Nhưng các cơ quan này hiện không không đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu cấp phép cho doanh nghiệp.
Vào tháng 11 năm ngoái, Hội đồng Xây dựng Anh đã viết thư cho Bộ trưởng Kinh doanh Anh Kwasi Kwarteng nêu lên “mối quan ngại khẩn cấp của ngành” đối với việc áp dụng nhãn UKCA, cảnh báo rằng, Anh có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt các sản phẩm xây dựng quan trọng và làm hỏng chương trình nâng cấp của chính phủ. Trong Khảo sát Thương mại Quốc tế do Phòng Thương mại Anh tiến hành vào tháng 10/2021, gần 2/3 số doanh nghiệp Anh được hỏi cho biết muốn quay lại hệ thống chứng nhận CE của EU. Fergus McReynolds, giám đốc EU và các vấn đề quốc tế của Make UK, nói rằng, nhãn chứng nhận UKCA đang tạo ra các rào cản đối với thương mại, ít mang lại lợi ích khi các tiêu chuẩn công nghiệp cơ bản của Anh và EU không có nhiều sự khác biệt. Ông cho biết thêm: “Việc tạo ra các môi trường pháp lý song song chỉ tạo ra thêm sự quan liêu và chi phí, có khả năng làm tổn hại đến khả năng cạnh tranh của các công ty Anh trên thị trường quốc tế”. Make UK và Phòng Thương mại Anh muốn Chính phủ Anh theo đuổi “các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau” với EU và tạo ra một diễn đàn, trong đó các tổ chức kinh doanh của Anh có thể cùng xem xét cách Anh phản ứng với những thay đổi trong tương lai trong luật pháp của EU.Nếu Anh không phản ánh những thay đổi của EU, ngành công nghiệp lo ngại điều này sẽ dẫn đến sự khác biệt “thụ động” hơn nữa với các tiêu chuẩn của EU theo thời gian, và do đó tạo thêm gánh nặng pháp lý cho các nhà xuất khẩu của Anh.
Tháng 1/2022, Chính phủ Anh đã công bố tài liệu “Các lợi ích của Brexit”, hứa hẹn một cách tiếp cận đối với quy định trong nước, trong đó các cơ quan chức năng “hợp tác làm việc với các doanh nghiệp để đảm bảo có một vòng phản hồi rõ ràng giữa cơ quan được quản lý và các cơ quan quản lý”./.Tin liên quan
-
Thị trường
Số việc làm trong lĩnh vực ngân hàng ở Anh tăng vọt bất chấp COVID-19 và Brexit
08:55' - 28/01/2022
Số lượng việc làm trong ngành ngân hàng Anh đã tăng 129% từ năm 2020 đến năm 2021.
-
Thị trường
Brexit ảnh hưởng tới trao đổi thương mại Anh-EU như thế nào?
07:46' - 28/01/2022
Bộ Kinh tế Pháp cho biết, dù hoạt động thương mại giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) không bị đình trệ sau Brexit, nhưng khối lượng trao đổi thương mại giữa 2 bên trong năm 2021 thấp hơn năm 2019.
-
Tài chính
Các quy định hải quan mới hậu Brexit chính thức có hiệu lực
17:54' - 01/01/2022
Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Anh cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt thực phẩm trong nước sau khi các quy định hải quan mới hậu Brexit đối với hàng hóa từ EU sang Anh có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Anh đối mặt với các quy tắc hải quan hậu Brexit mới
07:00' - 30/12/2021
Các nhóm kinh doanh và quan chức Anh thừa nhận rằng, không thể dự đoán chính xác những thay đổi sẽ tác động như thế nào đến dòng nhập khẩu từ EU.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33'
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15'
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13'
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16'
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.