Các hãng cà phê chưa sẵn sàng tuân thủ quy định mới của EU về chống phá rừng
Hầu hết các công ty cà phê toàn cầu chưa sẵn sàng tuân thủ luật mới của Liên minh châu Âu (EU) về cấm nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến hoạt động phá rừng và các đồn điền cà phê quy mô nhỏ có thể phải gánh chịu hậu quả. Đây là nội dung báo cáo về ngành cà phê có tên "Coffee Barometer" do một nhóm các tổ chức phi chính phủ thực hiện và công bố hai năm một lần.
Theo luật mới có hiệu lực từ cuối năm 2024, các công ty nhập khẩu các mặt hàng như cà phê, ca cao, thịt bò, đậu nành, cao su và dầu cọ phải trình giấy chứng nhận hàng hóa không liên quan đến hoạt động phá rừng, hành động góp phần gây ra tình trạng biến đổi khí hậu, hoặc chịu phạt nặng.
Báo cáo Coffee Barometer cho thấy việc các công ty cà phê thiếu sự chuẩn bị cho việc tuân thủ luật mới của EU có thể khiến các nhà nhập khẩu chuyển nguồn cung ứng sang các khu vực phát triển hơn như Brazil, những nơi có khả năng truy xuất nguồn gốc tốt hơn, đồng thời khiến hàng triệu đồn điền cà phê quy mô nhỏ chịu ảnh hưởng nặng nề.
Tác giả báo cáo kêu gọi cả EU và các công ty cà phê đảm bảo rằng điều này không xảy ra, vì nếu không chủ những đồn điền cà phê nhỏ lẻ có thể buộc phải mở rộng canh tác sang các khu vực trồng rừng để tăng sản lượng nhằm trang trải cuộc sống. Những đồn điền này sau đó sẽ bán cà phê cho những khu vực có quy định về môi trường ít nghiêm ngặt hơn, nguy cơ làm giảm hiệu quả của luật trên.
Theo giới chuyên gia, phá rừng là nguyên nhân gây ra khoảng 10% lượng khí thải nhà kính toàn cầu dẫn đến biến đổi khí hậu và luật của EU nhằm giúp liên minh góp phần vào nỗ lực ngăn chặn tình trạng này. Chuyên gia Niels Haak thuộc Tổ chức Bảo tồn Quốc tế, một trong những tổ chức tài trợ cho báo cáo trên, cho rằng "đầu tư vào cộng đồng nông nghiệp ở những khu vực dễ bị tổn thương có vẻ rủi ro, nhưng sự đầu tư đó rất cần thiết để giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của nạn phá rừng toàn cầu".
Hiện trên thế giới có khoảng 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trồng cà phê, nhưng 5 nước trong số đó gồm Brazil, Việt Nam, Colombia, Indonesia và Honduras chiếm 85% sản lượng cà phê toàn cầu. 15% sản lượng còn lại được sản xuất tại các nước khác, trong đó có Ethiopia, Uganda, Tanzania, Kenya, Peru, Guatemala, Nicaragua, El Salvador, Costa Rica và Mexico.
Theo báo cáo Coffee Barometer, trong 2 thập niên qua, mỗi năm thế giới mất khoảng 130.000 ha rừng do bị khai hoang để trồng cà phê khi nông dân, trong đó hầu hết ở hoặc dưới ngưỡng nghèo, nỗ lực kiếm sống./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Quy định mới của EU khiến các doanh nghiệp cà phê bối rối
15:58' - 14/09/2023
Hầu hết những doanh nghiệp cà phê toàn cầu chưa sẵn sàng tuân thủ luật mới của EU về cấm nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến hoạt động phá rừng.
-
Kinh tế tổng hợp
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Singapore thưởng thức phở, cà phê sữa đá Hà Nội
12:05' - 31/08/2023
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Vivian Balakrishnan cùng các thành viên Bộ Ngoại giao hai nước đã ăn sáng với phở bò, bún thang, xôi và cà phê sữa đá tại Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys
09:43' - 01/07/2025
Để triển khai hiệu quả việc khai báo và chứng nhận C/O trên Hệ thống eCoSys, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ do Bộ Công Thương và cơ quan chức năng ban hành.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Ra mắt VIFA UK: Cầu nối tài chính Việt – Anh giữa lòng London
21:43' - 28/06/2025
Tối ngày 27/6 (giờ địa phương) Hiệp hội Tài chính và Đầu tư Việt Nam tại Vương quốc Anh (VIFA UK) chính thức ra mắt tại thủ đô London.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa
18:13' - 28/06/2025
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động khai thác thị trường khu vực Nam Á
21:30' - 26/06/2025
Khu vực Nam Á có quy mô thị trường rộng lớn, nhu cầu xuất nhập khẩu đa dạng các mặt hàng từ sản xuất đến tiêu dùng, là nơi doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư.
-
DN cần biết
Từ 1/7, Bộ Công Thương sẽ dừng tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu
18:21' - 25/06/2025
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 12/5/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Malaysia chính thức gỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam
17:37' - 25/06/2025
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
-
DN cần biết
Nắm vững chính sách để doanh nghiệp phát triển bền vững
16:38' - 25/06/2025
Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Luật Thương mại điện tử nhằm xây dựng hành lang pháp lý vững chắc, minh bạch, từ đó thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế số tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Ngành tiêu dùng nhanh tăng tốc chuyển đổi số và thương mại đa kênh
14:23' - 25/06/2025
Trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại đa kênh tăng mạnh, toàn bộ chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng được tái định hình. Điều này yêu cầu doanh nghiệp phải đổi mới tư duy, áp dụng công nghệ