Các làng nghề chưa "mặn mà" xây dựng thương hiệu
Những năm gần đây, các làng nghề truyền thống ở Vĩnh Phúc đang được khôi phục và phát triển đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay, các làng nghề chưa mặn mà với việc xây dựng thương hiệu dẫn đến khó khăn trong việc trong tìm kiếm thị trường, tăng giá trị sản xuất.
Làng nghề mộc xã An Tường, huyện Vĩnh Tường có tuổi đời hàng trăm năm và được UBND tỉnh Vĩnh Phúc công nhận làng nghề truyền thống vào năm 2006. Làng mộc An Tường nổi tiếng về kỹ thuật làm đồ gỗ tinh xảo như bàn ghế, sập gụ, tủ chè, đồ thờ cúng hay nội thất… được đông đảo khách hàng trong, ngoài tỉnh đánh giá cao. Xã An Tường có trên 1.000 hộ dân, thì có tới 70% số hộ làm nghề mộc; trong đó, có tới 1/3 số hộ làm nghề mộc chuyên nghiệp. Doanh thu hàng năm của làng nghề chiếm gần 60% tổng thu nhập của cả xã, số hộ khá, giàu chiếm trên 70%.Phát triển làng nghề mộc An Tường đã giải quyết việc làm tại chỗ cho hơn 2.000 lao động chính và hàng trăm lao động nông nhàn của địa phương cũng như của một số xã lân cận, với mức thu nhập trung bình từ 3 - 5 triệu đồng/người/tháng.
Tuy nhiên, có một thực tế, các sản phẩm của làng nghề mộc An Tường làm ra không hề thua kém về mẫu mã, chất lượng so với các làng mộc có thương hiệu như Đồng Kỵ ở Bắc Ninh, Vạn Điểm ở Thường Tín…Song, giá bán trên thị trường chỉ bằng 70 - 80% so với sản phẩm cùng loại của các làng mộc nổi tiếng. Theo ông Phạm Tiến Hưng, Phó Chủ tịch UBND xã An Tường, hiện nay, sản phẩm mộc của làng nghề An Tường chưa xây dựng được thương hiệu nên chưa tìm được chỗ đứng ổn định. Việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm mất nhiều chi phí nên người làm nghề chưa mặn mà đầu tư. Bên cạnh đó, làng nghề chưa xây dựng được khu sản xuất tập trung, sản xuất còn khá manh mún, nhỏ lẻ theo hộ gia đình. Cũng tại làng nghề mây tre đan xã Cao Phong, huyện Lập Thạch, nơi đây được công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 2009. Làng nghề tạo việc làm thường xuyên cho gần 1.000 lao động, với mức thu nhập từ 3 – 4 triệu đồng/tháng.Các sản phẩm mây tre đan của làng nghề được tiêu thụ chủ yếu đi các tỉnh miền Bắc như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam… Nhiều sản phẩm mỹ nghệ trang trí có giá trị kinh tế cao xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và các nước Đông Âu.
Tuy nhiên, các sản phẩm mây tre đan ở Cao Phong mới dừng lại ở dạng sơ chế và sơ chế, gia công đan phần thô cho một đơn vị đầu mối, sản phẩm chưa xuất khẩu trực tiếp đi nước ngoài nên không có được thương hiệu riêng, hiệu quả kinh tế chưa cao. Ông Khổng Trọng Tăng, phụ trách làng nghề mây tre đan Cao Phong chia sẻ, hiện nay, toàn bộ các khâu trong làm mây tre đan truyền thống ở địa phương vẫn được làm thủ công bằng tay, hoặc máy sơ chế mây đơn giản nên năng suất lao động không cao, chất lượng sản phẩm cũng không được đảm bảo, chưa đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm mây tre khác trên thị trường. Việc đầu tư máy móc hiện đại để sản xuất còn hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa đủ giá trị xuất khẩu.Theo thống kê, tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 24 làng nghề được tỉnh công nhận; trong đó, có 19 làng nghề truyền thống, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất chủ yếu gồm: nghề mộc, gốm, đan lát mây tre, rèn, chế biến nông lâm sản... Các làng nghề đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống cho lao động nông nghiệp, nông thôn, tạo công ăn việc làm cho lao động nông nhàn.
Tuy nhiên, hiện nay, việc xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu chỉ mới đếm được trên đầu ngón tay. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp tuy đã xây dựng được thương hiệu nhưng chưa có chiến lược quảng bá, nên sản phẩm chưa tìm được chỗ đứng ổn định với người tiêu dùng.Bởi vậy, có nhiều mặt hàng giá trị nhưng đang bán trên thị trường trôi nổi hoặc xuất khẩu qua khâu trung gian, phải mang một thương hiệu khác nên nhìn chung giá trị sản phẩm thu về cho làng nghề thấp.
Để thúc đẩy các làng nghề phát triển bền vững, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện Chương trình khuyến công giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, mỗi đơn vị sẽ được hỗ trợ 11 triệu đồng/thương hiệu, nhằm khuyến khích việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn nói chung và sản phẩm tập thể nói riêng. Từ sự hỗ trợ đó, sản phẩm tương Khả Do, xã Nam Viêm (thành phố Phúc Yên) và sản phẩm Đậu Rùa tại xã Tuân Chính (huyện Vĩnh Tường) đã được công nhận thương hiệu sản phẩm. Việc xây dựng thương hiệu đã góp phần giải quyết hiệu quả việc tiêu thụ sản phẩm và giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện hỗ trợ đào tạo thợ lành nghề, truyền nghề, chuyển đổi mặt hàng sản xuất, từ sản xuất những sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước sang những sản phẩm để xuất khẩu.Đồng thời, xây dựng các doanh nghiệp ngay trong những làng, xã có nghề truyền thống, coi đây là hạt nhân quan trọng cùng với chính sách khuyến công trở thành tiền đề cho làng nghề phát triển bền vững./.
>>> Thừa Thiên - Huế có 13 làng nghề tiêu biểu được bảo tồn lâu dài
Tin liên quan
-
Tin ảnh
Cần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề đan giành tích hơn 100 năm tuổi
09:03' - 11/05/2018
Làng nghề đan giành tích hơn 100 năm tuổi tại làng Gôi đang có nguy cơ bị mai một khi công lao động thấp, giờ chỉ toàn người già và trung tuổi theo nghề.
-
Kinh tế tổng hợp
Làng nghề thiếu lao động tay nghề cao
09:50' - 16/04/2018
Hiện nay, Hà Nội có hơn 1.350 làng nghề, chiếm 45% tổng số làng nghề của cả nước, với khoảng 176.000 hộ làm nghề, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 740.000 lao động tại cơ sở.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Hàn Quốc: Chủ tịch hãng điện tử Samsung Lee Jae Yong được tuyên trắng án
22:01' - 17/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 17/7, Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã y án sơ thẩm, tuyên trắng án đối với Chủ tịch hãng điện tử Samsung, ông Lee Jae Yong.
-
Kinh tế tổng hợp
Hướng dẫn lộ trình di chuyển khi đóng một phần cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây
22:01' - 17/07/2025
Phòng CSGT Công an TP Hồ Chí Minh thông báo lộ trình thay thế khi cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và nút giao Vành đai 3 – Tân Vạn thi công, hạn chế lưu thông một phần đến cuối tháng 7.
-
Kinh tế tổng hợp
Xét xử cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai liên quan sai phạm đất đai gần 79 tỷ đồng
19:42' - 17/07/2025
Cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh bị đưa ra xét xử vì vi phạm quy định quản lý đất đai, gây thất thoát ngân sách Nhà nước gần 78,9 tỷ đồng từ một vụ giao đất trái luật.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMB 18/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 18/7/2025. XSMB thứ Sáu ngày 18/7
19:30' - 17/07/2025
Bnews. XSMB 18/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 18/7. XSMB thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMB ngày 18/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu ngày 18/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMT 18/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 18/7/2025. XSMT thứ Sáu ngày 18/7
19:30' - 17/07/2025
Bnews. XSMT 18/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 18/7. XSMT thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMT ngày 18/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 18/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMN 18/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 18/7/2025. XSMN thứ Sáu ngày 18/7
19:30' - 17/07/2025
Bnews. XSMN 18/7. KQXSMN 18/7/2025. Kết quả xổ số hôm nay ngày 18/7. XSMN thứ Sáu. Xổ số miền Nam hôm nay 18/7/2025. Trực tiếp KQXSMN ngày 18/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu ngày 18/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 18/7 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 18/7/2025
19:30' - 17/07/2025
Bnews. Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 18/7. Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 18 tháng 6 năm 2025 - Xổ số Vietlott Mega 6/45 hôm nay.
-
Kinh tế tổng hợp
XSTV 18/7 - Kết quả Xổ số Trà Vinh hôm nay 18/7/2025 - KQXSTV 18/7
19:00' - 17/07/2025
Bnews. XSTV 18/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 18/7. XSTV Thứ Sáu. Trực tiếp KQXSTV ngày 18/7. Kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay ngày 18/7/2025. Kết quả xổ số Trà Vinh Thứ Sáu ngày 18/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSBD 18/7. Kết quả xổ số Bình Dương hôm nay ngày 18/7/2025. SXBD ngày 18/7
19:00' - 17/07/2025
Bnews. XSBD 18/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 18/7. XSBD Thứ Sáu. Trực tiếp KQXSBD ngày 18/7. Kết quả xổ số Bình Dương hôm nay ngày 18/7/2025. Kết quả xổ số Bình Dương hôm nay.Kết quả xổ số Bình Dương.