Các nền kinh tế Đông Nam Á đối mặt nhiều thách thức
Năm 2025 được dự báo là năm đầy thách thức đối với các quốc gia Đông Nam Á, khi các nước này tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh thế giới đối mặt với suy thoái, nhiều căng thẳng địa chính trị cũng như sự phân mảnh thương mại, đặc biệt là mức thuế quan mới từ Mỹ - quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tại Indonesia - nền kinh tế lớn nhất khu vực, những rào cản đang ngày càng rõ rệt, bắt nguồn từ tiêu dùng hộ gia đình chậm lại do số người thuộc tầng lớp trung lưu sụt giảm. Thêm vào đó, một loạt chương trình đầy tham vọng do chính phủ mới thành lập triển khai có thể gây ra những xáo trộn nghiêm trọng đối với sự ổn định tài chính của đất nước.
Trong khi đó, Thái Lan đang nỗ lực phục hồi nền kinh tế, vốn đã bị tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19, đặc biệt là ở các ngành du lịch và dịch vụ. Tuy nhiên, mức tiêu dùng trong nước thấp, nợ hộ gia đình gia tăng và tình trạng bất ổn chính trị có thể là những yếu tố cản trở mục tiêu này.
Giới phân tích cho rằng ngay cả Malaysia và Việt Nam – hai quốc gia vốn ghi nhận thành tích kinh tế ấn tượng vào năm 2024, cũng sẽ phải đối mặt với thách thức duy trì đà tăng trưởng và tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong bối cảnh khó khăn toàn cầu ngày càng tăng.
Ông Piter Abdullah, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Segara nhấn mạnh: "Những thách thức sẽ rất khó khăn… Các quốc gia Đông Nam Á sẽ phải điều hướng trong bối cảnh bất ổn toàn cầu cao, trong khi phải đối mặt với những thách thức trong nước cũng nặng nề không kém".
Rào cản chung mà các quốc gia Đông Nam Á phải đối mặt, đó là việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố áp dụng một loạt biện pháp để bảo vệ hàng hóa sản xuất từ nước này.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã áp đặt mức thuế cao đối với hàng hóa Trung Quốc, dẫn đến một cuộc chiến thuế quan. Dưới thời Tổng thống Joe Biden, chính sách này tiếp tục được mở rộng.
Trong khi đó, Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của nhiều quốc gia Đông Nam Á. Trước nguy cơ xảy ra cuộc chiến thuế quan mới, các nhà phân tích cho rằng các quốc gia Đông Nam Á cần đa dạng hóa thị trường của mình.
Tuy nhiên, điều này sẽ không dễ dàng, khi một số nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang đối mặt với bất ổn chính trị và suy thoái kinh tế, trong khi các cường quốc Đông Á như Trung Quốc và Nhật Bản vẫn đang vật lộn với tình trạng giảm phát.
Theo dự báo kinh tế tháng 12/2024 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á tăng từ 4,5% lên 4,7% nhờ xuất khẩu mạnh mẽ và chi tiêu vốn công ở các nền kinh tế lớn. Các quốc gia, trong đó có Malaysia, Thái Lan, Singapore và Việt Nam, được hỗ trợ bởi nhu cầu trong nước, lạm phát thấp và đầu tư công bền vững.
Việt Nam ghi nhận sự gia tăng đầu tư nước ngoài, trong khi các nền kinh tế như Indonesia và Philippines tiếp tục đạt mức tăng trưởng theo dự báo trước đó.
Tuy nhiên, khu vực vẫn đối mặt với nhiều rủi ro, như căng thẳng địa chính trị, sự phân mảnh thương mại và các thảm họa thời tiết khắc nghiệt như hai cơn bão Yagi (Việt Nam gọi là bão số 3) và bão Trami vừa qua, đặc biệt tác động đến ngành nông nghiệp và cơ sở hạ tầng. Do đó, ADB dự báo tăng trưởng của Đông Nam Á sẽ duy trì ở mức 4,7% trong năm 2025, dù các chính sách của ông Trump có thể gây ảnh hưởng tiêu cực.
Bên cạnh đó, những thay đổi trong chính sách thương mại, tài chính và nhập cư của Mỹ có thể làm giảm tăng trưởng và đẩy lạm phát tại các quốc gia châu Á đang phát triển. Tuy nhiên, ABD cho biết những tác động này sẽ không rõ rệt ngay lập tức và sẽ cảm nhận chủ yếu sau năm 2025.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Chìa khóa đảm bảo an ninh năng lượng cho Đông Nam Á
06:30' - 18/12/2024
Lưới điện ASEAN, cùng với sự hội nhập và hợp tác trong khu vực, là điều cần thiết để hiện thực hóa các mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Công nghệ
Cuộc đua trở thành trung tâm kỹ thuật số của Đông Nam Á
21:07' - 12/12/2024
Ngày 12/12, Malaysia đã ra mắt Văn phòng Trí tuệ Nhân tạo (AI) quốc gia nhằm định hình chính sách và các vấn đề pháp lý cho hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm phát triển AI của khu vực.
-
Phân tích - Dự báo
Sự trỗi dậy và phát triển của trung tâm dữ liệu ở Đông Nam Á
05:30' - 11/12/2024
Thị trường trung tâm dữ liệu ở Đông Nam Á đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm qua, nhờ sự gia tăng người dùng Internet, xu hướng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và các dịch vụ đám mây.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Mỹ tăng cao trong tháng 6
07:37'
Ngày 15/7, Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6 vừa qua tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
EU không thông qua được gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
07:36'
Liên minh châu Âu (EU) đã không thể thông qua một gói trừng phạt mới nhằm vào Nga, sau khi Slovakia đã ngăn cản đề xuất này do những quan ngại về an ninh năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Trump cân nhắc bổ nhiệm Bộ trưởng Tài chính Bessent làm Chủ tịch Fed
07:31'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent là một trong những phương án có thể thay thế Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc siết chặt hạn chế xuất khẩu một số công nghệ pin
07:31'
Ngày 15/7, Trung Quốc đã siết chặt hạn chế xuất khẩu một số công nghệ vật liệu pin trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng hóa Indonesia nhập khẩu vào Mỹ sẽ chịu thuế quan 19%
07:08'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/7 đã công bố một thỏa thuận thương mại với Indonesia, theo đó Mỹ sẽ áp dụng mức thuế quan 19% với hàng hóa từ quốc gia Đông Nam Á.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiến hành truy quét quy mô lớn người di cư bất hợp pháp
15:19' - 15/07/2025
Nhà chức trách liên bang Mỹ vừa thực hiện một chiến dịch truy quét quy mô lớn người di cư bất hợp pháp tại hai trang trại cần sa ở Nam California, bắt giữ hơn 360 người.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát Mỹ ngày càng chịu sức ép lớn hơn từ thuế quan
11:08' - 15/07/2025
Các nhà kinh tế từ lâu đã cảnh báo rằng thuế quan có thể đẩy lạm phát Mỹ tăng trở lại, và báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sắp tới sẽ là phép thử cho nhận định này.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế bạc tại Trung Quốc tạo ra thị trường trị giá nghìn tỷ
09:47' - 15/07/2025
Kinh tế bạc (kinh tế phục vụ cho người cao tuổi) đang tăng tốc, đặc biệt khi nhu cầu tiêu dùng và yêu cầu về chất lượng cuộc sống của nhóm người cao tuổi tại Trung Quốc ngày càng nâng cao.
-
Kinh tế Thế giới
Cơ hội lớn cho Indonesia xuất khẩu hàng hóa vào châu Âu
09:44' - 15/07/2025
Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (Kadin) nhấn mạnh Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Indonesia-Liên minh Châu Âu (IEU-CEPA) sẽ thúc đẩy thương mại giữa Indonesia và Liên minh châu Âu (EU).