Các ngân hàng Thái Lan thay đổi mạnh mẽ nhờ công nghệ số
Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) nhận định ngành tài chính của quốc gia Đông Nam Á này đã sẵn sàng để bước vào kỷ nguyên dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số hoàn toàn nhờ vào hệ sinh thái thuận lợi của đất nước.
Tờ Bangkok Post dẫn lời ông Ronadol Numnonda, Phó Thống đốc BoT phụ trách sự ổn định của các tổ chức tài chính, cho biết người tiêu dùng, các ngân hàng, các cơ quan quản lý và cơ sở hạ tầng đều sẵn sàng tham gia mô hình dịch vụ tài chính mới này. Phó Thống đốc BoT trích dẫn báo cáo của Văn phòng Thống kê Quốc gia về việc sở hữu và sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông trong các hộ gia đình vào năm 2020, cho thấy số người dùng Internet đã tăng từ 47,5% dân số cả nước (tương đương 29,8 triệu người) vào năm 2016, lên 77,8% (tương đương 49,7 triệu người) vào năm 2020. Theo Cục Quản lý Cấp số Viễn thông thuộc Ủy ban Phát thanh-Truyền hình và Viễn thông Quốc gia, người dân Thái Lan sở hữu tổng cộng 116 triệu số điện thoại di động tính đến cuối năm 2020. Thống đốc BoT Sethaput Suthiwartnarueput gần đây cho biết đã có một sự thay đổi mạnh mẽ trong hệ sinh thái tài chính của đất nước trong thập niên qua do công nghệ số mang lại.Ông nói Thái Lan có khoảng 75 triệu tài khoản ngân hàng trên thiết bị di động, một bước nhảy vọt theo cấp số nhân so với 500.000 tài khoản chỉ 10 năm trước đây. Hoạt động chuyển tiền trực tuyến đã tăng lên 9,6 tỷ giao dịch mỗi năm so với mức 95 triệu giao dịch vào năm 2011.
Theo Phó Thống đốc BoT Ronadol, các tổ chức tài chính ở Thái Lan đã giảm tốc độ mở rộng mạng lưới chi nhánh và đang tập trung nhiều hơn vào việc cung cấp dịch vụ trực tuyến nhằm mục đích giảm chi phí hoạt động của chi nhánh.Các ngân hàng đã đầu tư nhiều hơn vào công nghệ, tuyển dụng thêm nhân viên công nghệ thông tin và phát triển các dịch vụ sáng tạo mới, sẵn sàng mở ra kỷ nguyên tài chính số hoàn toàn tại tổ chức của mình.
Về mặt quy định, BoT tiếp tục ban hành các quy định mới và linh hoạt để bắt kịp tiến bộ công nghệ và hỗ trợ các tổ chức tài chính tối đa hóa lợi ích của công nghệ để phát triển các dịch vụ mới. Ông Ronadol nêu ví dụ là BoT ban hành hướng dẫn sử dụng công nghệ sinh trắc học và chuỗi khối trong các dịch vụ tài chính. Ông Ronadol nói thêm BoT cũng hợp tác chặt chẽ với các tổ chức nhà nước và tư nhân để tạo nền tảng cho các dịch vụ tài chính số. BoT đang nghiên cứu giấy phép cho các ngân hàng số, một công cụ nhằm tăng cường khả năng bao trùm về tài chính và bắt kịp với nhu cầu của người tiêu dùng. BoT gần đây công bố kế hoạch thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số vào quý II/2022, cho phép tất cả các bên liên quan tham gia vào quá trình thử nghiệm. Ngân hàng này tin rằng tiền kỹ thuật số có tiềm năng trở thành nền tảng của cơ sở hạ tầng tài chính trong tương lai của Thái Lan. Tuy nhiên, ông Ronadol nhận xét một số lĩnh vực vẫn cần phát triển hơn nữa, chẳng hạn như tăng cường hiểu biết về tài chính kỹ thuật số của người dân Thái Lan. Theo công ty công nghệ Vmware chuyên về điện toán đám mây và trực tuyến hóa, người tiêu dùng Thái Lan đã nhanh chóng chấp nhận các dịch vụ tài chính số, nhưng để đạt được thành công lâu dài, các công ty của nước này phải xây dựng những nền tảng vững chắc và an toàn hơn để vượt qua những khoảng cách chính trong trải nghiệm kỹ thuật số và niềm tin. "Nghiên cứu Biên giới Số VMware 3.0" gần đây cho thấy người tiêu dùng Thái Lan đánh giá giá trị của các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số cao hơn vào năm 2020, với 80% số người được hỏi cho biết việc tổ chức tài chính ứng dụng kỹ thuật đã giải phóng thời gian của họ để tập trung vào các ưu tiên khác. Thái Lan dẫn đầu tất cả các nước Đông Nam Á khác được khảo sát, khi tỷ lệ này ở Philippines là 62%, Malaysia là 60%, Indonesia là 57% và Singapore là 55%. Nghiên cứu đa quốc gia này được thực hiện từ tháng 11 đến tháng 12/2020 đã khảo sát hành vi, sở thích và thái độ đối với các dịch vụ kỹ thuật số và trải nghiệm của 1.000 người tiêu dùng trên mỗi thị trường ở Đông Nam Á, Mỹ, Anh, Đức và Pháp. VMware cho biết, khi 72% số người tiêu dùng Thái Lan được khảo sát muốn thực hiện các giao dịch trên ứng dụng hơn là đến trực tiếp chi nhánh, các công ty dịch vụ tài chính theo định hướng tăng trưởng cần đẩy mạnh nỗ lực chuyển đổi để mang lại trải nghiệm kỹ thuật số vượt trội mà người tiêu dùng Thái Lan mong đợi. Người tiêu dùng Thái Lan sẵn sàng đón nhận các công nghệ thế hệ tiếp theo, với 74% trong số những người được khảo sát bày tỏ tin tưởng vào các công nghệ nhận dạng khuôn mặt và 81% cảm thấy thoải mái với mạng 5G. Khi nói đến các công nghệ của tương lai, một số người tiêu dùng lạc quan về tác động đến trải nghiệm kỹ thuật số của họ, với 44% tin rằng mạng 5G có thể tăng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và cho phép các ngân hàng thực hiện những việc như xử lý hồ sơ và kiểm tra tín dụng nhanh hơn. Tuy nhiên, người tiêu dùng Thái Lan sẽ không thỏa hiệp trong vấn đề an ninh vì 83% số người được hỏi coi bảo mật là ưu tiên số một khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Khoảng 63% số người tiêu dùng Thái Lan được khảo sát cảm thấy các tổ chức liên quan đang theo dõi và ghi lại những gì họ đang làm trên thiết bị của mình, cao nhất trong số các quốc gia được khảo sát ở Đông Nam Á, khi Malaysia là 58%, Singapore (57%), Philippines (56%) và Indonesia (51%). Ekpawin Sukanan, Giám đốc quốc gia của VMware Thái Lan, nhận định đột phá số thức (tình huống khi công nghệ mới nổi lên và cạnh tranh với cách thức làm kinh doanh truyền thống) đang thách thức các vai trò của các ngân hàng truyền thống. Ông kêu gọi thế hệ cũ thay đổi các mô hình kinh doanh của họ để cạnh tranh với những bên mới tham gia vào ngân hàng kỹ thuật số một cách nhanh chóng. Ông Ekpawin nói rằng theo nghiên cứu gần đây của Vmware, mục tiêu khách hàng của các dịch vụ tài chính đã chuyển sang trực tuyến, với 85% số người tiêu dùng Thái Lan chấp nhận thanh toán không tiếp xúc. Ông Ekpawin cho biết với xu hướng này, các doanh nghiệp sẽ cần phải khai thác những ứng dụng hiện đại và công nghệ thế hệ tiếp theo để bắt kịp với nhu cầu kỹ thuật số ngày càng tăng của người tiêu dùng, tập trung vào việc mang lại trải nghiệm phù hợp, với 64% những người được khảo sát cho biết họ sẽ chuyển sang thương hiệu khác nếu trải nghiệm kỹ thuật số không đáp ứng được mong đợi./.>>>Thái Lan công bố kế hoạch mở cửa trở lại đất nước trong 4 giai đoạn
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan dành ngân sách 100 tỷ bath hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
09:28' - 27/09/2021
Chính phủ Thái Lan đã dành 100 tỷ baht (khoảng 3 tỷ USD) để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang vật lộn với tác động của đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Thái Lan dự kiến mở cửa du lịch vào tháng 11 tới
14:48' - 23/09/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, kế hoạch mở cửa trở lại 5 tỉnh của Thái Lan trong tháng 10 tới có thể sẽ phải trì hoãn đến tháng 11 do tỷ lệ tiêm chủng ở các địa phương này vẫn chưa đạt mức 70%.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản cấp vốn hỗ trợ 40.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa
07:49' - 18/04/2025
Từ tháng 5/2025, một trong những ngân hàng lớn nhất Nhật Bản là Mizuho sẽ triển khai một cơ chế mới để cung cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn quốc.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu
12:07' - 17/04/2025
Các vấn đề về chính sách tài chính thu hút đầu tư từ khu vực công và tư nhân, làm thế nào để xây dựng các chính sách tài chính hiệu quả, tạo ra môi trường thuận lợi thu hút đầu tư.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các ngân hàng Phố Wall thắng lớn nhờ thị trường biến động mạnh
09:54' - 17/04/2025
Kết quả kinh doanh tổng hợp của JPMorgan Chase, Goldman Sachs, Morgan Stanley, Bank of America và Citigroup đánh dấu sự phục hồi của mảng giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản dừng kế hoạch phát tiền mặt cho người dân khi vật giá leo thang
09:18' - 17/04/2025
Ngày 16/4, Nhật Bản quyết định bỏ kế hoạch phát tiền mặt cho toàn bộ người dân như một trong những biện pháp giảm tác động tiêu cực đến chính sách thuế quan của Mỹ và tình trạng vật giá leo thang.
-
Tài chính & Ngân hàng
Dù lãi lớn, ngân hàng Mỹ vẫn thận trọng trước tác động từ thuế quan
09:00' - 16/04/2025
Giới lãnh đạo ngành ngân hàng cho biết, mặc dù còn quá sớm để thấy được đầy đủ tác động của thuế quan, nhưng người tiêu dùng và doanh nghiệp đã bắt đầu phản ứng và ngày càng thận trọng hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hơn 100.000 tỷ đồng được dành cho vay ưu đãi nông, lâm, thủy sản
17:23' - 15/04/2025
Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản được triển khai đến khi doanh số cho vay đạt 100.000 tỷ đồng theo mức đăng ký của các ngân hàng thương mại.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng quý I/2025: Lợi nhuận khởi sắc nhưng phân hóa rõ nét
08:02' - 15/04/2025
Nhiều ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý đầu năm với những con số cho thấy đà tăng trưởng ổn định và triển vọng tích cực cho cả năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Doanh nghiệp cần chủ động phòng ngừa rủi ro tỷ giá
21:40' - 14/04/2025
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu còn nhiều yếu tố khó lường, việc doanh nghiệp chủ động lên kế hoạch phòng ngừa rủi ro tỷ giá được xem là yếu tố then chốt để tiết giảm chi phí trong thời gian tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thuế quan Mỹ gây thêm khó khăn cho quyết định lãi suất của ECB
19:42' - 14/04/2025
Giới chuyên gia nhận định chính sách thuế quan khó đoán của Mỹ đang làm tăng thêm sự khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách của ECB khi phải quyết định có nên hạ lãi suất một lần nữa hay không.