Các ngân hàng trung ương đã thực sự từ bỏ việc thao túng tỷ giá?
Một "cuộc chiến tiền tệ" đã âm thầm diễn ra trên toàn cầu nhưng dường như cũng tạm ngưng. Mặc dù vậy, giới phân tích vẫn đặt câu hỏi liệu các ngân hàng trung ương đã thực sự từ bỏ việc thao túng tỷ giá để thúc đẩy nền kinh tế hay chưa.
Theo nhà phân tích Sylvain Loganadin thuộc công ty môi giới ngoại hối trực tuyến FXCM, cuộc chiến tiền tệ trên thực tế là cuộc đấu giữa các ngân hàng trung ương đang nỗ lực vì những lợi ích riêng và "để mắt" đến những động thái của các ngân hàng trung ương đối thủ.
Trong khi đó, các nhà phân tích tại ngân hàng HSBC tin rằng cuộc chiến tiền tệ toàn cầu này đã tạm ngưng.
Có vẻ như Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã từ bỏ cuộc chiến nhằm thúc đẩy lạm phát thông qua tỷ giá yếu.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) cũng nhận ra những hạn chế của cuộc chiến tiền tệ sau khi việc phải chuyển sang áp dụng lãi suất âm để làm giảm giá đồng yen không phát huy tác dụng.
Trong bối cảnh các thị trường tài chính toàn cầu chao đảo trong hai tháng đầu năm 2016, ECB dường như từ bỏ mục tiêu giảm giá đồng euro, thay vào đó thông báo các biện pháp mới để nới lỏng sự tiếp cận tín dụng nhằm hỗ trợ đà phục hồi của nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro.
ECB đã thay đổi trọng tâm sang nới lỏng tín dụng và kích thích nhu cầu, thay vì thực hiện chiến lược ngầm nhằm làm yếu đồng euro, trong khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen trong bài phát biểu tuần qua - thay vì nhấn mạnh đến đà phục hồi kinh tế Mỹ - đã nêu bật các nguy cơ kinh tế và tài chính trên toàn cầu, với đồng USD giảm giá khi số lần tăng lãi suất trong năm nay có thể ít hơn dự kiến trước đó.
Các chuyên gia kinh tế của Barclays thậm chí còn cho rằng các động thái của ECB và Fed, sau sự khởi đầu không thuận lợi của năm 2016, có thể cho thấy khả năng có một "thỏa thuận ngầm" giữa các nhà hoạch định chính sách tại Hội nghị của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới tại Thượng Hải vào cuối tháng Hai vừa qua.
Theo HSBC, việc đồng euro biến động trong phạm vi hẹp so với đồng USD đồng nghĩa rằng một số chủ thể tham gia thị trường hiện nhận thấy sự phối hợp chặt chẽ hơn trong chính sách của các ngân hàng trung ương.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Julian Jessop của Capital Economics cho rằng nếu đã có một thỏa thuận như vậy thì tại sao nó lại phải bí mật.
Theo ông, nếu các nhà hoạch định chính sách thực sự nghĩ rằng tỷ giá hối đoái đã vi phạm vào các quy tắc kinh tế cơ bản và rằng một đồng USD mạnh đang trở thành vấn đề lớn thì tại sao lại không nói đến điều đó.
Ông nhấn mạnh rằng các nhà hoạch định chính sách đã công khai nói về các nguy cơ khác của nền kinh tế toàn cầu và sự can thiệp bằng lời đã là quá đủ để khiến đồng USD hạ giá.
Hơn nữa, sự phối hợp chính sách là khá phức tạp bởi có những dấu hiệu cho thấy lãi suất của các ngân hàng trung ương không tương đồng bởi BoJ, ECB và Fed đều muốn đồng nội tệ của họ có giá trị thấp hơn phía còn lại.
Theo nhà phân tích thị trường Jasper Lawler của công ty tài chính CMC Market, mục đích của việc hạ giá đồng nội tệ là để thúc đẩy xuất khẩu nhằm bù đắp cho tăng trưởng giảm sút và gia tăng lạm phát thông qua tăng giá hàng nhập khẩu.
Thêm vào đó, khả năng có bất kỳ sự tạm ngưng nào trong cuộc chiến tiền tệ sẽ phụ thuộc vào hành động của Trung Quốc, quốc gia vẫn đang kiểm soát đồng nội tệ.
Chuyên gia Loganadin nhấn mạnh rằng Ngân hàng trung ương Trung Quốc có xu hướng đi theo con đường riêng và áp dụng các biện pháp gây bất ngờ, với những tác động đến Mỹ và châu Âu.
Sự khó đoán định từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang là điều mà các nhà buôn bán tiền tệ quan ngại.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản tái khởi động “cuộc chiến tiền tệ”
06:30' - 18/02/2016
Bằng việc áp dụng tỷ lệ lãi suất tiền gửi âm, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đã và đang cố gắng trong việc làm giảm giá đồng yen.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyện gì xảy ra khi một nền kinh tế lớn điều chỉnh tỷ giá?
07:20' - 01/11/2015
Điều chỉnh chính sách tỷ giá không chỉ là chuyện riêng của một quốc gia, nhất là khi đó lại là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới như Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật cắt giảm 9 tỷ USD ngân sách công và viện trợ nước ngoài
12:38' - 18/07/2025
Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát đã chính thức thông qua dự luật cắt giảm khoảng 9 tỷ USD từ ngân sách dành cho phát thanh công cộng và viện trợ nước ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín hiệu mới từ báo cáo của Fed
08:15' - 17/07/2025
Theo báo cáo Sách Be (Beige Book) được Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố ngày 16/7, hoạt động kinh tế tại Mỹ đã tăng nhẹ trong khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trái phiếu châu Á đứt mạch hút vốn ngoại
08:00' - 17/07/2025
Tại Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Hàn Quốc, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng khoảng 2,11 tỷ USD trái phiếu nội địa trong tháng 6/2025 – đánh dấu tháng bán ròng đầu tiên kể từ tháng 1/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ phòng giao dịch đến dữ liệu số: Ngân hàng cần người “hai trong một”
16:58' - 16/07/2025
Trên 90% giao dịch của khách hàng thực hiện qua kênh số. Các quy trình nghiệp vụ được tự động hóa, nhân lực từ chỗ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng giờ phải chuyển mình để hiểu và ứng dụng công nghệ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Dư nợ tín dụng vùng Đông Nam Bộ chiếm hơn 30% quy mô toàn ngành
09:11' - 16/07/2025
Với dư nợ tín dụng chiếm hơn 30% quy mô toàn ngành, các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai sau hợp nhất dự kiến sẽ có nhiều dư địa tăng trưởng hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mastercard: Stablecoin chưa thể trở thành công cụ thanh toán phổ thông
13:41' - 15/07/2025
Bất chấp những lời tung hô, stablecoin vẫn còn rất xa có thể trở thành công cụ thanh toán phổ biến trong đời sống hàng ngày. Đó là nhận định của ông Jorn Lambert, Giám đốc sản phẩm của Mastercard.
-
Tài chính & Ngân hàng
Giá Bitcoin tiếp tục phá kỷ lục, vượt mốc 121.000 USD
12:49' - 14/07/2025
Sáng 14/7, giá Bitcoin có lúc đã đạt mức cao kỷ lục là 121.209,01 USD đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc: Lương tối thiểu tăng 2,9% vào năm 2026
06:00' - 14/07/2025
Ủy ban lương tối thiểu Hàn Quốc đã ấn định mức lương tối thiểu năm 2026 là 10.320 won (7,5 USD) mỗi giờ, tăng 2,9% so với năm 2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD tăng giá, dứt chuỗi hai tuần giảm liên tiếp
13:44' - 12/07/2025
Đồng USD đã tăng 0,79% lên 147,4 yen đổi 1 USD, trên đà tăng gần 2% trong tuần này – mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ đầu tháng 12/2024.