Nhật Bản tái khởi động “cuộc chiến tiền tệ”
Đây là một động thái có thể sẽ gây ra nhiều hiệu ứng tiêu cực bao gồm cả sự “sao chép” chính sách trên toàn thế giới.
Quyết định của BoJ áp đặt tỷ lệ lãi suất âm đối với các khoản tiền gửi của các định chế tài chính tại BoJ (tương tự như Ngân hàng Trung ương châu Âu – ECB, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ - SNB, Ngân hàng trung ương Thụy Điển) đã mở ra một chương mới trong “cuộc chiến tiền tệ” mà Nhật Bản đã đưa ra kể từ năm 2012. Tại thời điểm nhận chức, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết ông sẽ tìm cách làm giảm giá đồng yen.
BoJ đã quyết định áp dụng lãi suất -0,1% đối với các khoản tiền gửi của các định chế tài chính tại thể chế tài chính này từ ngày 16/2. Rõ ràng là chính sách tiền tệ của Nhật Bản phải phù hợp với triển vọng ảm đạm của nền kinh tế Nhật Bản, đặc biệt là lạm phát thấp. BoJ đã điều chỉnh dự báo lạm phát từ 1,4% xuống còn 0,8%.
Trong khi đó, chương trình nới lỏng tiền tệ 80.000 tỷ yen (607 tỷ euro) mới chỉ đem lại kết quả hạn chế và đang bắt đầu thể hiện "sự hụt hơi" trên thị trường ngoại hối.
Kiềm chế đồng yen tăng giáTừ vài tháng qua, đồng yen đã bắt đầu tăng giá và một lần nữa gây áp lực lên triển vọng lạm phát. So với đồng USD, đồng yen đã tăng 8% trong ba tháng. So với euro, mức tăng còn cao hơn tới gần 9%.
Trong bối cảnh thương mại thế giới đang suy giảm, đồng yen mạnh lên là một thảm họa đối với triển vọng của các công ty xuất khẩu Nhật Bản. Nó cũng làm tắt hy vọng của BoJ về khả năng đầu tư và tiền lương của người lao động tăng.
Việc Trung Quốc điều chỉnh giảm giá đồng nhân dân tệ (NDT) cũng tạo thêm sức ép khiến Thống đốc Haruhiko Kuroda phải hành động. Trung Quốc là khách hàng chính của Nhật Bản, chính vì thế, đây là quyết định cần thiết của BoJ để đáp trả với diễn biến thị trường và để nhanh chóng giữ giá đồng yen ổn định ở mức thấp.
Một quyết định cần thiếtViệc sử dụng công cụ lãi suất âm trở nên cần thiết, bởi nó hỗ trợ chương trình nới lỏng định lượng (QE) mà Nhật Bản đang áp dụng với số tiền lên tới 80.000 tỷ yen/ năm. Việc áp dụng thêm một “vũ khí” lãi suất âm là tín hiệu mạnh mẽ hơn và nâng cao thêm “chất lượng” của chương trình nới lỏng định lượng hiện hữu.
Dù là biện pháp mà nhiều ngân hàng trung ương khác đã áp dụng, nhưng đây vẫn là một dấu hiệu cho thấy BoJ mở rộng kho vũ khí của mình với tất cả các phương tiện có thể trong “cuộc chiến tiền tệ”.
Khi tỷ lệ tái cấp vốn là không, việc giảm giá đồng tiền được thực hiện thông qua lãi suất đối với các loại tiền gửi của các định chế tài chính tại ngân hàng trung ương. Quyết định này của BoJ được đưa ra trong bối cảnh dư địa của BoJ không còn nhiều. Và các thị trường đã phản ứng ngay một cách hợp lý và logic.
Nhưng có thể nói quyết định của BoJ mang tính biểu tượng nhiều hơn bởi việc hạ lãi suất xuống âm 0,1% chỉ áp dụng đối với các khoản tiền gửi bổ sung tại BoJ, còn các khoản tiền trước đó vẫn được áp dụng mức 0,1%.
Ý định của Thống đốc HaruhikoKuroda là để bảo đảm sự ổn định của thị trường tài chính và các ngân hàng đồng thời tác động trực tiếp ít hơn đối với nền kinh tế cũng như tránh tạo các hiệu ứng tâm lý tiêu cực trên thị trường mà BoJ nhắm tới.
Gây sức ép lên Trung QuốcViệc Nhật Bản tái tham gia “cuộc chiến tiền tệ” sẽ tạo ra sức ép đối với các ngân hàng trung ương khác. Tại Bắc Kinh, các nhà chức trách Trung Quốc đang cố gắng ngăn chặn các cuộc khủng hoảng đối với đồng NDT và với quyết định lãi suất âm của Nhật Bản thì nhiệm vụ của họ sẽ trở nên khó khăn hơn.
Các công ty Trung Quốc sẽ bị tác động xấu một khi đồng NDT trở lên mạnh hơn so với đồng yen và sức ép để đồng NDT tiếp trượt giá tiếp tục lớn hơn.
Ngoài ra, các quốc gia và vùng lãnh thổ mới nổi khác tại châu Á như Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và Indonesia sẽ phải cân nhắc và có thể cũng tiến hành các biện pháp phá giá đồng tiền của mình để không bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tiền tệ này. Như vậy, “cuộc chiến tiền tệ” đã được "hồi sinh" bởi quyết định của BoJ.
Tác động tới lộ trình tăng lãi suất của Fed và ECBECB và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng tác động liên đới từ quyết định của Nhật Bản. Đồng yen yếu đi và đồng NDT có thể tiếp tục giảm giá sẽ gây ra những hậu quả xấu đối với đồng USD và tăng trưởng của Mỹ mà tốc độ tăng trưởng cũng đang chậm lại (tỷ lệ tăng trưởng quý IV/2015 của Mỹ chỉ đạt 0,7%).
Fed vẫn giữ vai trò chủ chốt trong “cuộc chiến tiền tệ” với danh nghĩa cần thắt chặt chính sách tiền tệ về lý thuyết. Nhưng nếu Fed thay đổi kế hoạch tăng lãi suất trong năm 2016, các ngân hàng trung ương khác sẽ có các biện pháp tích cực hơn để ngăn chặn đồng USD suy yếu.
Về phía ECB, Thống đốc Mario Draghi có thể dựa trên quyết định của BoJ để thuyết phục Hội đồng Thống đốc khu vực Eurozone tiếp tục thực hiện chính sách nới lỏng hơn nữa trong cuộc họp tháng 3/2016. Mặc dù đồng yen chỉ chiếm 5,5% giá trị thương mại trong khu vực đồng euro, nhưng triển vọng của “cuộc chiến tiền tệ” mới có thể khuyến khích ECB tiếp tục mạnh dạn trong chính sách nới lỏng tiền tệ bằng việc hạ tiếp lãi suất tiền gửi của các ngân hàng tại ECB (hiện đã là -0,3%) hoặc mở rộng gói QE hiện hữu…ECB không muốn đồng euro tăng giá so với các đồng tiền chủ chốt. Năm 2015, sự suy yếu của đồng euro đã giúp lạm phát nhích lên và do đó giúp Eurozone tránh được nguy cơ lạm phát âm rất nguy hiểm.
Nếu đồng euro tăng giá, ECB có nguy cơ mất “vũ khí” kích thích các hoạt động kinh tế và thúc đẩy lạm phát. Những ảnh hưởng của chính sách mua lại công trái phiếu của các quốc gia Eurozone của ECB đang cho thấy những hạn chế (tương tự trường hợp gói QE của BoJ).
Tăng trưởng tín dụng trong Eurozone trong tháng 12/2015 đã bắt đầu chậm lại, và đây là một dấu hiệu đáng lo ngại cho Thống đốc Draghi.
Có thể thấy, quyết định hạ lãi suất tiền gửi tại BoJ xuống -0,1% là mức giảm không lớn so với tỷ lệ -0,3% tại ECB hay -0,75% tại Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ, nhưng nó có hiệu ứng mạnh hơn đối với thị trường. Động thái này cho phép nhà đầu tư và giới quan sát dự báo rằng BoJ có thể sẽ hạ lãi suất thấp hơn trong tương lai, mà thời điểm sớm nhất có thể vào tháng 7/2016.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản áp dụng lãi suất âm nhằm chống giảm phát
13:36' - 16/02/2016
BOJ ngày 16/2 đã quyết định áp dụng chính sách lãi suất âm lần đầu tiên trong nỗ lực chống giảm phát trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang đối mặt với nguy cơ suy thoái và kinh tế toàn cầu bất ổn.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản vẫn lạc quan bất chấp tình hình kinh tế khó khăn
07:30' - 16/02/2016
Bất chấp số liệu tăng trưởng GDP trong quý 4/2015 ảm đạm, kinh tế Nhật Bản được dự đoán sẽ tiếp tục hồi phục.
-
Ngân hàng
Đồng yen rớt giá theo đà suy yếu của kinh tế Nhật Bản
17:35' - 15/02/2016
Trong phiên giao dịch ngày 15/2, đồng yen suy yếu so với các đồng tiền chủ chốt khác, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sa sút trong quý cuối cùng của năm 2015.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng âm 1,4% trong quý IV/2015
14:11' - 15/02/2016
Số liệu công bố ngày 15/2 của Văn phòng nội các Nhật Bản cho biết kinh tế nước này giảm 1,4% trong quý cuối cùng của năm 2015.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Động thái “gỡ rào” lĩnh vực tiền điện tử cho các ngân hàng Mỹ
12:17' - 25/04/2025
Các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ ngày 24/5 thông báo thu hồi một số văn bản hướng dẫn trước đây, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải thận trọng khi tham gia các hoạt động liên quan đến tiền điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Châu Á còn dư địa nới lỏng tiền tệ ứng phó thuế quan Mỹ
07:28' - 25/04/2025
Trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới được công bố, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ chậm lại, xuống còn khoảng 3,9% vào năm 2025 và 4% vào năm 2026.
-
Tài chính & Ngân hàng
Những dấu hiệu khiến ECB có thể tiếp tục phải hạ lãi suất
22:25' - 24/04/2025
Thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), ông Olli Rehn nhận định ngân hàng có thể cần phải hạ lãi suất hơn nữa.
-
Tài chính & Ngân hàng
Anh điều chỉnh phát hành trái phiếu để tăng vay nợ công
07:38' - 24/04/2025
Việc điều chỉnh phát hành mới nhất của DMO là để ứng phó với dữ liệu chính thức trong ngày 23/4 của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) cho thấy thâm hụt của chính phủ là 151,9 tỷ bảng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chuyên gia dự báo BoJ sẽ tăng lãi suất chậm hơn dự kiến
21:05' - 23/04/2025
Một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters đối với các nhà kinh tế cho thấy Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) có khả năng giữ nguyên lãi suất chủ chốt cho đến hết tháng Sáu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin lần đầu vượt mốc 90.000 USD sau 45 ngày
12:07' - 23/04/2025
Sự khởi sắc của bitcoin trong phiên 22/4 diễn ra khi chỉ số đồng USD đo sức mạnh của “đồng bạc xanh” so với rổ các đồng tiền chủ chốt giảm xuống 98,29 điểm vào ngày 21/4, mức thấp nhất trong ba năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vốn nước ngoài đổ vào trái phiếu chính phủ dài hạn của Nhật Bản cao kỷ lục
08:00' - 23/04/2025
Trái phiếu chính phủ siêu dài hạn của Nhật Bản đã thu hút dòng vốn nước ngoài kỷ lục trong tháng 3 do tâm lý sợ rủi ro tăng bởi chính sách thuế quan của Mỹ khiến trái phiếu được xem là kênh trú ẩn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ba điểm yếu đối với sự ổn định tài chính toàn cầu
07:44' - 23/04/2025
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đưa cảnh báo rằng hệ thống tài chính toàn cầu đang chịu áp lực ngày càng tăng khi cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump khiến thị trường rung chuyển.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tái thiết niềm tin để trái phiếu doanh nghiệp trở lại đường đua
18:50' - 22/04/2025
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam sẽ chỉ có thể cất cánh nếu đồng thời giải quyết tốt các nút thắt ngắn hạn và cấu trúc dài hạn.