Các ngân hàng trung ương Mỹ Latinh chịu sức ép tăng lãi suất
Trong ba tuần qua, các ngân hàng trung ương Brazil và Mexico, hai nền kinh tế lớn nhất khu vực, đã tăng lãi suất, với quyết định của Ngân hàng Trung ương Brazil đã được nhận định rộng rãi, còn của Ngân hàng Trung ương Mexico đã khiến các thị trường bất ngờ.
Động thái trên đã cho thấy mức độ cảnh báo về lạm phát đối với các nhà hoạch định chính sách trong khu vực, nơi mà các nước như Brazil mất nhiều năm đương đầu với siêu lạm phát, còn các nước khác như Argentina vẫn đang phải đối mặt với lạm phát ở mức hai con số.
Trong khi đó, trong tháng trước, các quan chức Fed dự đoán một thời điểm sớm hơn cho việc tăng lãi suất và để ngỏ khả năng thảo luận về cách thức kết thúc chương trình mua trái phiếu được thực hiện trong giai đoạn khủng hoảng.
Sức ép lạm phát tại Mỹ Latinh đối nghịch với các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, nơi các ngân hàng trung ương phần lớn vẫn chưa hành động, khi nhu cầu yếu trong lúc các nền kinh tế đang nỗ lực phục hồi sau những tác động của đại dịch.
Tại Brazil, các thị trường nhận định lãi suất vào cuối năm sẽ vượt các mức vào cuối năm 2019, thời điểm trước khi các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch được thực hiện và khi sức ép lạm phát khó xuất hiện hơn.
Mexico được cho là sẽ tăng lãi suất thêm 1,25 điểm phần trăm vào cuối năm, sau lần tăng đầu tiên kể từ năm 2018. Colombia, với lần tăng lãi suất trước đó là vào năm 2016, được dự báo tăng trên 1,5 điểm phần trăm vào cuối năm.
Phó Giám đốc phụ trách nghiên cứu tại công ty quản lý quỹ Ashmore, Gustavo Medeiros, cho rằng một số ngân hàng trung ương có thể phải tăng lãi suất lên trên các mức trước đại dịch, do giá hàng hóa tăng cao hơn nhiều và đồng tiền xuống giá, một sự kết hợp hiếm thấy.
Đồng real của Brazil giảm giá gần 8% trong quý I. Đây là một trong những đồng tiền yếu nhất vào đầu năm nhưng phục hồi trong quý II, là đồng tiền tăng mạnh nhất, với mức tăng trên 13%.
Sự phục hồi của đồng tiền một phần là nhờ Ngân hàng Trung ương Brazil, một trong những ngân hàng quyết liệt nhất trong các nền kinh tế mới nổi trong việc tăng lãi suất.
Khi lạm phát vượt dự báo, Ngân hàng Trung ương Brazil đã tăng lãi suất từ mức thấp kỷ lục 2% hồi tháng Ba và tăng thêm 75 điểm cơ bản mỗi lần tại hai cuộc họp sau đó, lên 4,25% và thậm chí thảo luận việc tăng mạnh hơn tại cuộc họp trong tháng Sáu.
Người phụ trách kinh tế tại Mỹ Latinh của Goldman Sachs, Alberto Ramos, tại Chile, cho rằng sự phục hồi mạnh nhu cầu, kim ngạch thương mại tăng, lạm phát mạnh hơn và lãi suất chính sách rất thấp đã tạo tiền đề cho việc bắt đầu quy trình bình thường hóa chính sách tiền tệ từng bước.
Các nhà hoạch định chính sách tại Chile hồi tháng Sáu đã thảo luận về việc tăng lãi suất, với khả năng là vào tháng này. Các thị trường nhận định lãi suất sẽ được tăng từ 0,5% lên 2% vào cuối năm nay, so với mức trước đại dịch 1,75%.
Tại Mexico, lạm phát vào giữa tháng Sáu ở mức 6%, gấp đôi mức mục tiêu 3%.
Còn tại Colombia, nơi lạm phát vẫn thấp trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh ngay cả khi đồng peso giảm trên 9% trong năm nay, Ngân hàng trung ương sẽ chịu ít sức ép hơn trong việc tăng lãi suất hơn./.
>>IMF: Fed có thể phải nâng lãi suất từ cuối năm 2022
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhiều nước châu Á sẽ không nâng lãi suất trong năm 2021
21:32' - 30/06/2021
Các chuyên gia phân tích cho rằng nhu cầu yếu đang kìm hãm lạm phát và khiến ngân hàng trung ương nhiều nước không phải chịu áp lực thắt chặt chính sách tiền tệ.
-
Ngân hàng
BoR cân nhắc tăng lãi suất để ứng phó lạm phát
08:50' - 30/06/2021
Ngân hàng Trung ương Nga (BoR) đang cân nhắc nâng lãi suất từ 25 điểm cơ bản đến 1 điểm phần trăm trong tháng Bảy nhằm ứng phó với lạm phát tăng mạnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Doanh nghiệp Argentina được dùng đồng NDT trong trao đổi thương mại quốc tế
11:14' - 01/06/2023
Các doanh nghiệp xuất khẩu của Argentina có thể sử dụng đồng Nhân dân tệ (NDT) trong hệ thống trao đổi thương mại quốc tế mà không cần thông qua trung gian đồng USD kể từ ngày 2/6.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lạm phát tại Đức tiếp tục giảm
09:52' - 01/06/2023
Tỷ lệ lạm phát ở Đức tiếp tục giảm trong tháng 5/2023 khi giá tiêu dùng chỉ tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB: Lãi suất cao là phép thử khả năng chống chịu của các công ty và hộ gia đình
21:11' - 31/05/2023
ECB nhận định lãi suất cao để chống lạm phát “là phép thử khả năng chống chịu” của các hộ gia đình và công ty trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
-
Tài chính & Ngân hàng
Giá Bitcoin quanh mức 27.700 USD
11:25' - 31/05/2023
Vào thời điểm 9 giờ ngày 31/5/2023 (giờ Việt Nam), Bitcoin giao dịch ở mức giá 27.746,10 USD/BTC; biên độ giao dịch ở 27.664,60 - 27.825,00 USD (giá thấp nhất - cao nhất).
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhiều rào cản cho phát triển tài chính xanh
08:04' - 31/05/2023
Mặc dù thị trường tín dụng xanh tại Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước khởi động tích cực nhưng theo các chuyên gia kinh tế, quá trình phát triển này vẫn còn một số rào cản.
-
Tài chính & Ngân hàng
Giá bitcoin trên sàn Binance Australia giảm mạnh
20:45' - 30/05/2023
Ngày 30/5, giá bitcoin niêm yết trên sàn giao dịch Binance chi nhánh Australia đã giảm 20% so với các sàn giao dịch kỹ thuật số khác, do hàng loạt nhà đầu tư có động thái ồ ạt bán tài sản này.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cộng hòa Trung Phi đưa việc "token hóa" tài nguyên thiên nhiên vào luật
08:03' - 30/05/2023
Quốc hội Cộng hòa Trung Phi đã thông qua một luật điều chỉnh việc "token hóa tài nguyên thiên nhiên và đất đai" bằng tiền điện tử, kể cả đối với người nước ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Agribank nhận 3 giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu
16:52' - 29/05/2023
Giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam (IDG Vietnam) tổ chức đã vinh danh Agribank với 3 giải thưởng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ lệ nợ hộ gia đình/GDP của Hàn Quốc cao nhất trong 34 nền kinh tế lớn
14:03' - 29/05/2023
Theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF), tỷ lệ nợ hộ gia đình/GDP của Hàn Quốc đứng ở mức cao nhất trong 34 nền kinh tế lớn trong quý I/2023.