Các ngành hàng bàn giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản
Tại Hội nghị "Thúc đẩy thương mại, phát triển sản xuất nông sản trước tác động dịch bệnh Corona" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 3/2 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường yêu cầu, các địa phương, đơn vị tổng rà soát tình hình sản xuất các nông sản, đặc biệt là các nhóm mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời gian tới để đưa ra các kịch bản ứng phó gắn với các diễn biến tình hình của từng giai đoạn cụ thể.
"Căn cứ tình hình, có thể một số đối tượng sản xuất nông nghiệp sẽ phải chuyển đổi. Điển hình một số vùng trồng dưa hấu, thời gian tới có thể không trồng sản phẩm này, chuyển sang các cây trồng khác dễ tiêu thụ như: đậu, lạc, cỏ cho gia súc…", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng cho biết, Bộ sẽ phối hợp với các bộ ngành, doanh nghiệp, siêu thị… tăng cường thương mại ở trong nước. Doanh nghiệp cũng cần tập trung, liên kết chặt chẽ với các vùng nguyên liệu để đẩy mạnh chế biến, giảm bớt xuất khẩu sản phẩm tươi, thô. Đây cũng là cơ hội tạo áp lực bức bách đẩy mạnh tái cơ cấu sâu hơn trên cơ sở phát triển chuỗi liên kết. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ tổ chức thương mại, tìm kiếm, mở rộng các thị trường khác. Thời gian tới, Bộ sẽ có các đoàn công tác sang các thị trường UAE, Trung Đông, Hoa Kỳ, Brasil, Nhật Bản, Liên bang Nga, Australia, New Zealand… nhằm mục tiêu chiến lược dài hơi. Trước diễn biến bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, hoạt động xuất nhập khẩu chịu tác động xấu vì nhu cầu tiêu thụ giảm, chợ biên giới mở cửa chậm hơn thường lệ. Tình trạng này khiến cho việc trao đổi giữa các cư dân bị gián đoạn, trong khi đây là hình thức trao đổi quan trọng, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Ngoài ra, hoạt động xuất nhập khẩu còn bị tác động do khách mua Trung Quốc không thể sang được Việt Nam dẫn đến không có những đơn hàng mới mặc dù một số loại trái cây đã vào vụ. Trong khi, mọi năm giờ này các doanh nghiệp đã sang rất tấp nập để chuẩn bị mua trái cây, hoa quả cho thị trường Trung Quốc. Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các thương vụ tại nước ngoài tổ chức các hoạt động tìm kiếm và kết nối với các khách hàng mới để góp phần chuyển hướng xuất khẩu sang một số thị trường mới. Bên cạnh đó, Bộ cũng đề nghị một số doanh nghiệp logistics hỗ trợ bảo quản nông sản trong thời gian tìm kiếm thị trường. Các thương vụ tại Trung Quốc đã và đang tích cực trao đổi với các tỉnh biên giới nhằm thúc đẩy thời gian mở cửa các chợ biên giới. Trong thời gian tới Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phân tích sâu thêm về vấn đề này. Trước tình hình hiện vẫn có trên 300 xe chở nông sản đang chờ thông quan trên địa bàn tỉnh; trong đó, có 190 xe thanh long với trọng lượng trên 5.000 tấn, ông Nguyễn Công Trưởng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn khuyến cáo doanh nghiệp, thương nhân hạn chế đưa xe lên Lạng Sơn thời điểm này, tìm giải pháp tiêu thụ khác trong nội địa, bởi có đưa lên cũng nằm chờ và sẽ tốn chi phí. "Chúng tôi cũng đã chỉ đạo, các bến bãi chỉ thu phí ban đầu, còn những ngày còn lại không được phép thu.", ông Nguyễn Công Trưởng cho biết. Ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO); đồng thời, đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam đánh giá, xuất khẩu rau ổn định, vì sản phẩm này chủ yếu sang Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhật Bản vẫn tổ chức các đoàn sang Việt Nam đánh giá việc sản xuất để nhập khẩu. Hiện, sản phẩm dứa, chanh leo có giá tốt, tiêu thụ tốt. Quả dứa không đủ sản lượng chế biến; chanh chỉ có khoảng hơn 100.000 tấn không chế biến, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng các doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động chuyển sang chế biến. "Các bộ ngành cần tập trung giải quyết vấn đề tiêu thụ thanh long, dưa hấu vì các sản phẩm khác đang được chế biến tốt", ông Đinh Cao Khuê kiến nghị. Không lo lắng về tiêu thụ như các sản phẩm trái cây, ông Nguyễn Tôn Quyền, đại hiện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho hay, các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhưng không phải sản phẩm tinh, chủ yếu là dăm, mảnh nên với tình hình dịch bệnh ngành sẽ không bị ảnh hưởng lớn. Nhưng thời gian tới, việc mua hàng tại Việt Nam của Trung Quốc sẽ giảm. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tôn Quyền, đây là cơ hội cho ngành gỗ để giảm xuất khẩu dăm, mảnh, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể chuyển sang sản xuất gỗ ép, viên nén. Trong hai tuần qua, Hiệp hội đã làm việc với các doanh nghiệp, họ đều đồng tình và sẽ có sự chuyển hướng sang việc mua thiết bị chuyển sang sản xuất gỗ công nghiệp MDF và viên nén thay cho xuất khẩu dăm, mảnh. Chính phủ cần có sự tuyên truyền, khuyến cáo về tình hình thương mại và các ngân hàng cũng cần có sự vào cuộc ủng hộ bằng cách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cho vay tín dụng để mua máy móc, thiết bị, ông Nguyễn Tôn Quyền kiến nghị. Với thủy sản, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hiện nay, tác động hủy đơn hàng với mặt hàng thủy sản do dịch bệnh chưa có, nhưng có sự điều chỉnh đơn hàng đều chậm lại. Các đối tác hứa ngày 16/2 mới bắt đầu nhận hàng. Bên cạnh đó, một số hãng tàu biển lớn ngưng nhận các container hàng đi Trung Quốc. Những doanh nghiệp có xuất sang Trung Quốc sản lượng lớn hiện đang tồn kho, chi phí tồn kho lớn. Tại Trung Quốc, những khách hàng bán trực tiếp các nhà hàng, khi các hệ thống nhà hàng ngừng hoặc giảm thì các cửa hàng thực phẩm lớn giảm hoặc ngưng vì không muốn mất chi phí lưu hàng hóa. Bên cạnh rủi ro, ông Nguyễn Hoài Nam cho biết, thủy sản cũng có một số cơ hội. Đó là hàng đồ hộp, đông lạnh sẽ có nhu cầu lớn; Việt Nam cũng có cơ hội lớn với mặt hàng cá ngừ vì Trung Quốc là 1 trong 5 nước bán cá ngừ lớn, hiện nay các nước không mua cá ngừ Trung Quốc nên giá giảm sâu. Các doanh nghiệp cá ngừ Việt Nam đang coi đây là cơ hội đối với các nguồn tiêu thụ khác, gia tăng thị phần, giá cả. Tại hội nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng kiến nghị Bộ Công Thương đẩy mạnh thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng cho hàng hóa nông lâm thủy sản. Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản, nhất là thúc đẩy tiêu thụ nội địa theo các chuỗi siêu thị, bán lẻ. Bộ Công Thương tăng cường quản lý nhà nước về thương mại, quản lý thị trường, lưu thông, cung ứng hàng hóa; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường các đoàn kiểm tra về chất lượng sản phẩm nông lâm thủy sản và an toàn thực phẩm; kiên quyết xử lý các hành vị trục lợi, ép giá, gian lận thương mại, gây tâm lý hoang mang cho người sản xuất và tiêu dùng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị các địa phương thường xuyên theo dõi sát tình hình sản xuất và lưu thông nông sản, kịp thời thông báo tình hình đến các doanh nghiệp và người sản xuất để chủ động trong điều chỉnh kế hoạch sản xuất và nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Đặc biệt với các địa phương có diện tích trồng thanh long lớn cần có kế hoạch điều chỉnh sản lượng sản phẩm trái vụ để thích ứng với tình hình hiện nay, tập trung quy hoạch đầu tư vùng trồng để nâng cao chất lượng sản phẩm. Các địa phương thông tin kịp thời về tình hình giao thương, xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh, thành phố; hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường thu mua nông sản nhất là rau củ quả, thủy sản. Địa phương tăng cường việc quản lý chất lượng, chế biến phục vụ nhu cầu tiêu thụ, xuất khẩu; khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua, mở rộng công suất chế biến sâu nhằm cung ứng thị trường trong nước, đồng thời chủ động có các giải pháp để tiêu thụ sản phẩm nông sản. Với các hiệp hội ngành hàng nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khiến nghị đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kịp thời tới cộng đồng doanh nghiệp về thông tin, các biện pháp các nước áp dụng ảnh hưởng đến tình hình giao thương, xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản sang các thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Các doanh nghiệp kinh doanh nông sản chủ động có giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng các thị trường mới và liên kết theo chuỗi giá trị đối với vùng sản xuất, phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Căn cứ tình hình cụ thể, các hiệp hội ngành hàng thường xuyên chủ động cập nhật thông tin, kiến nghị những khó khăn, vướng mắc của địa phương, ngành hàng để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các bộ, ngành liên quan giải quyết./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch do virus Corona: Sẵn sàng vận hành các Bệnh viện cách ly đặc biệt
18:21' - 03/02/2020
Bệnh viện cách ly đặc biệt tại thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) chính thức được đưa vào vận hành nhằm tiếp nhận người nghi nhiễm dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phòng chống dịch do virus Corona trong giao thông vận tải
17:55' - 03/02/2020
Chiều 3/2, UBND Tp. Hồ Chí Minh tổ chức cuộc họp triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (nCoV) trong lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn.
-
Xe & Công nghệ
Thị trường khẩu trang vẫn khan hàng trước dịch do virus Corona
17:34' - 03/02/2020
Dù không còn tình trạng xếp hàng hoặc người dân đổ dồn đi mua như hai hôm trước, nhưng thị trường khẩu trang và một số thiết bị y tế trên địa bàn vẫn trong tình trạng khan hiếm.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá gạo thăng trầm tại hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới
19:06' - 23/11/2024
Một thương nhân tại Bangkok cho biết hoạt động xuất khẩu đang khiến thị trường sôi động, trong đó nhu cầu đến từ các khách hàng thường xuyên như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác.
-
Hàng hoá
Nông dân Bình Phước phấn khởi vào vụ thu hoạch cà phê có giá cao
12:26' - 23/11/2024
Thời điểm này, hộ trồng cà phê tại tỉnh Bình Phước đang bước vào vụ thu hoạch niên vụ năm 2024. Hiện tại, giá thu mua cà phê quả tươi và nhân đang ở mức cao nên nhà nông rất phấn khởi.
-
Hàng hoá
Căng thẳng địa chính trị leo thang, giá dầu chạm đỉnh của hai tuần
12:24' - 23/11/2024
Giá dầu đã tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 22/11, chốt phiên ở mức cao nhất của hai tuần, giữa bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang, đe dọa ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00' - 22/11/2024
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37' - 22/11/2024
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45' - 22/11/2024
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45' - 22/11/2024
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.