Các nhà khoa học ủng hộ và góp ý cho Dự án Cần Giờ
Ngày 22/10, tại Tp. Hồ Chí Minh, gần 40 nhà khoa học đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu uy tín trên cả nước đã tham dự và đóng góp ý kiến tại hội thảo “Đề xuất phương án nghiên cứu khai thác vật liệu san lấp tại chỗ của Dự án Khu đô thị Du lịch lấn biển Cần Giờ”.
Các nhà khoa học cho rằng dự án sẽ tạo bước đột phá mới cho Tp. Hồ Chí Minh; đồng thời tư vấn, đề xuất những phương án thực hiện tối ưu cho dự án.
Hội thảo “Đề xuất phương án nghiên cứu khai thác vật liệu san lấp tại chỗ của Dự án Khu đô thị Du lịch lấn biển Cần Giờ” do Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh tổ chức, nhằm ghi nhận ý kiến của các nhà khoa học để điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện đề cương nghiên cứu phương án khai thác vật liệu tại chỗ cho Dự án Khu đô thị Du lịch lấn biển Cần Giờ (gọi tắt là Dự án).
Tham dự và đóng góp ý kiến tại hội thảo là các chuyên gia đầu ngành như: GS. TSKH Lê Huy Bá, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường (Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh); PGS.TS Lương Văn Thanh, Nguyên Viện trưởng Viện kỹ thuật biển; PGS.TS Phùng Chí Sỹ, Phó Chủ tịch Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam; GS Lê Mạnh Hùng, Nguyên Giám đốc viện Khoa học thuỷ lợi Miền Nam; TS Đỗ Văn Lĩnh, Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Nam;...
Tại Hội thảo, đa số các ý kiến đều ủng hộ việc xây dựng Dự án và cho rằng Khu đô thị Du lịch lấn biển Cần Giờ sẽ tạo bước đột phá mới cho Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung trong phát triển kinh tế - xã hội.
Theo GS.TSKH Lê Huy Bá, ông ủng hộ Dự án này vì đã khơi thông được một sức sáng tạo mới, một bước đột phá, là bước nhảy cho Cần Giờ và cả Tp. Hồ Chí Minh.
“Đánh giá chung của tôi là dự án khá đồ sộ, quy mô và có sự thuyết phục rất lớn, làm rất kỹ càng. Không những Chính phủ đã phê duyệt, thông qua, những người trong tầng lớp khoa học cũng rất ủng hộ.”, GS. TSKH Lê Huy Bá đánh giá tại hội thảo.
Đối với việc nghiên cứu khai thác vật liệu san lấp tại chỗ phục vụ san lấp và cải tạo biển hồ, các nhà khoa học cũng nhận định, phương án này thực hiện tốt sẽ giải quyết được phần lớn nguồn vật liệu san lấp - vấn đề được dư luận quan tâm suốt thời gian qua.
Bên cạnh đó, phương án cải tạo biển hồ rộng có cảnh quan đẹp, độ sâu đủ lớn, nước trong với các bãi tắm nhân tạo độc đáo sẽ thu hút khách hàng trong và ngoài nước, mang lại nhiều lợi ích và tác động tích cực đến kinh tế - xã hội.
“Đề án khai thác vật liệu tại chỗ phục vụ san lấp và cải tạo hồ cho khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ là một đề xuất rất phù hợp với điều kiện phát triển hiện nay, phù hợp với chủ trương của nhà nước về khuyến khích đầu tư, nghiên cứu nguồn vật liệu tại chỗ cho các dự án xây dựng.
Việc cải tạo, thu hồi vật liệu san lấp sẽ hạn chế được việc sử dụng cát từ nơi khác đến, chưa kể sẽ hình thành một hồ nước trong, sạch quanh năm phục vụ người dân thành phố và khách du lịch nước ngoài”, TS. Lương Văn Thanh – Nguyên Viện trưởng Viện Kỹ thuật biển nêu ý kiến.
Để phương án được thực hiện tối ưu, một số nhà khoa học cũng lưu ý các vấn đề như đánh giá tác động môi trường kỹ càng, độ sâu nạo vét lòng hồ, xử lý bùn hữu cơ, trầm tích, bề mặt cấu trúc địa chất, tốc độ bồi lắng, vật liệu trầm tích của 2 con sông Soài Rạp và Lòng Tàu….
Theo đại diện Công ty cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ, nhu cầu vật liệu san lấp cho khu đô thị của Dự án cần khoảng 130 triệu m3 cát. Qua thăm dò địa chất, nếu khai thác vật liệu tại chỗ (trong lòng hồ với diện tích gần 800ha), thì tổng khối lượng cát khai thác dự kiến đáp ứng được phần lớn khối lượng này.
Để nghiên cứu, đánh giá phương án đề xuất, chủ đầu tư đã cùng đội ngũ các đơn vị tư vấn có năng lực, uy tín trong nước và trên thế giới như: Viện nghiên cứu Deltares (Hà Lan); Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh; Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về Động lực học sông biển thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; … tổ chức lập Phương án nghiên cứu và đánh giá tính khả thi của việc kết hợp cải tạo biển hồ và khai thác vật liệu tại chỗ.
Công ty cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ cho biết, sẽ tiếp tục ghi nhận những góp ý của các nhà khoa học để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện đề án nghiên cứu khai thác vật liệu tại chỗ nhằm đưa phương án tối ưu nhất trong việc khai thác vật liệu san lấp tại chỗ tại Cần Giờ.
Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ tại huyện Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh do Công ty cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ làm chủ đầu tư, xây dựng trên toàn bộ bãi triều Cần Giờ với một biển hồ nhân tạo rộng gần 800 ha. Trước đó, tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng Dự án lấn biển Cần Giờ từ 600ha lên 2.870ha.
Dự án nằm ở vị trí cách vùng lõi khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ khoảng 18 km về phía Bắc, nằm ngoài ranh giới diện tích đất lâm nghiệp và rừng ngập mặn; cách luồng hàng hải sông Soài Rạp khoảng 2,7km và sông Lòng Tàu là 4,5km.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
TP. Hồ Chí Minh: Lấy ý kiến xã hội hoá dự án nạo vét tại huyện Cần Giờ
15:05' - 17/09/2019
Xã hội hoá dự án nạo vét, duy tu luồng hàng hải là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, huy động nguồn lực xã hội.
-
Kinh tế & Xã hội
Chìm tàu nghiêm trọng trên biển Cần Giờ
17:15' - 19/03/2019
Chiều 19/3, ông Trương Tiến Triển - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) xác nhận vụ chìm tàu nghiêm trọng trên sông Gò Gia, xã Thạnh An.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp Hồ Chí Minh bổ sung huyện Cần Giờ vào nhiệm vụ lập quy hoạch không gian biển
10:21' - 16/03/2019
Ngày 16/3, UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết vừa kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ sung tài nguyên, tiềm năng biển của huyện Cần Giờ vào nhiệm vụ lập quy hoạch không gian biển quốc gia.
-
Kinh tế & Xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh khai thác trở lại tuyến tàu cao tốc đi Cần Giờ
16:17' - 11/04/2018
Ngày 11/4, ông Phạm Công Bằng, Trưởng Phòng Quản lý vận tải đường thủy (Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết đã cho phép khai thác trở lại tuyến luồng từ Bạch Đằng đi Cần Giờ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Petrovietnam và TKV ký thỏa thuận hợp tác toàn diện
22:12' - 10/04/2025
Ngày 10/4, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác
21:18' - 10/04/2025
Đây là lần thứ 4 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp triển khai kết luận của Bộ Chính trị, các chỉ đạo của Lãnh đạo chủ chốt, Tổng Bí thư Tô Lâm trước việc Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương họp khẩn với đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, ngành hàng
20:10' - 10/04/2025
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã chủ trì cuộc họp khẩn với đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, ngành liên quan nhằm đánh giá tác động từ chính sách thuế nhập khẩu Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp thay đổi tư duy, phát triển sản xuất công nghiệp bền vững
19:28' - 10/04/2025
Việt Nam đang triển khai những chương trình hành động với mục tiêu phát triển bền vững cụ thể, nhất là phát triển kinh tế đặt lợi ích con người lên hàng đầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết xuất xứ, chặn trung chuyển trá hình
17:19' - 10/04/2025
Việc xác định xuất xứ hàng hóa đóng vai trò then chốt trong chính sách thương mại của các quốc gia, vì đây là cơ sở để các nước áp dụng chính sách thương mại với hàng hóa xuất, nhập khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez
16:52' - 10/04/2025
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez:
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Tây Ban Nha nhiều dư địa hợp tác đầu tư thương mại
16:36' - 10/04/2025
Việt Nam – Tây Ban Nha có rất nhiều dư địa để hợp tác toàn diện từ thương mại, đầu tư, du lịch đến khoa học công nghệ, giao lưu văn hoá.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Ngoại giao: Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực
16:35' - 10/04/2025
Quyết định của Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với các mặt hàng xuất khẩu của các nước sang Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam là bước đi tích cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế quý I/2025: Theo sát diễn biến thị trường để có chính sách điều hành CPI phù hợp
16:30' - 10/04/2025
Mặc dù, lạm phát quý 1/2025 thấp hơn những năm gần đây nhưng các cơ quan chức năng cần theo dõi sát diễn biến thị trường để có chính sách điều hành phù hợp.