Các nhà sản xuất chip và cơ sở hạ tầng công nghệ hưởng lợi từ cơn sốt AI
Cơn sốt trí tuệ nhân tạo (AI), được thúc đẩy bởi các chương trình, phần mềm sáng tạo đáng kinh ngạc, như ChatGPT, đang hứa hẹn tạo ra lợi nhuận cao cho bất kỳ nhà khai thác tiềm năng nào mạnh dạn “dấn thân” vào lĩnh vực công nghệ tương lai. Không những vậy, cơn sốt này còn mang lại “vận may” cho những nhà cung cấp linh kiện và cơ sở hạ tầng công nghệ.
Doanh thu của Nvidia tăng trưởng vượt bậc
Ngày 24/5, Nvidia, công ty thiết kế chip được nhiều công ty máy chủ AI lựa chọn làm nhà cung cấp linh kiện, đã công bố mức doanh thu quý I/2023 cao vượt dự báo do các nhà phân tích đưa ra. Mặc dù trước đó, mục tiêu doanh thu 11 tỷ USD do công ty đặt ra cho quý đầu năm 2023 đã thấp hơn gần một nửa so với ước đoán của giới giao dịch phố Wall. Một ngày sau đó, giá cổ phiếu của Nvidia tăng 30%, đưa giá trị thị trường của công ty lên ngưỡng 1.000 tỷ USD. Ngày 29/5, Giám đốc điều hành của Nvidia, Jensen Huang, tuyên bố thế giới đang ở “điểm bùng phát của một kỷ nguyên điện toán mới”. Một loạt các công ty chip khác, từ các nhà thiết kế chip như AMD đến các nhà sản xuất như TSMC của Đài Loan (Trung Quốc), đã bị cuốn vào sự “phấn khích” về AI. Các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng máy tính khác cũng vậy - bao gồm mọi thứ, từ dây cáp điện nhiều màu sắc, bộ điều hòa không khí không gây ồn, không gian sàn trung tâm dữ liệu cho tới các phần mềm giúp chạy mô hình AI và sắp xếp dữ liệu.Kể từ khi ChatGPT ra mắt vào tháng 11/2022, chỉ số tỷ trọng vốn hóa của 30 công ty có tiềm năng tăng trưởng và hoạt động kinh doanh bền vững trong nhóm các công ty cung cấp đầu vào cho công nghệ đã tăng 40%, cao hơn mức tăng 13% của chỉ số NASDAQ về công nghệ.
Các công ty cơ sở hạ tầng AI hưởng lợi Nhìn bề ngoài, sự phát triển của các công ty cơ sở hạ tầng công nghệ AI có vẻ kém hấp dẫn hơn so với tiềm năng của “mô hình ngôn ngữ thông minh” ChatGPT. Nhưng Giám đốc cơ sở hạ tầng AI tại bộ phận Nền tảng Đám mây của Goodle, Amin Vahdat, nhận định kích thước mô hình của máy chủ đã tăng gấp 10 lần mỗi năm trong 6 năm qua. Khi các mô hình ngày càng phức tạp, nhu cầu tính toán để huấn luyện chúng cũng tăng theo tương ứng. Điều này đem lại nguồn cầu khổng lồ cho các công ty cung ứng. Đơn cử, công ty công nghệ Microsoft có hơn 2.500 khách hàng cho một dịch vụ sử dụng công nghệ từ OpenAI, đơn vị tạo ra ChatGPT. Con số này tăng gấp 10 lần trong vòng 3 tháng từ tháng 11/2022. Công ty mẹ của Google, Alphabet, có sáu sản phẩm với 2 tỷ người dùng trở lên trên toàn cầu - và có kế hoạch tăng cường chúng bằng AI tạo sinh. Những người chiến thắng rõ ràng nhất từ nhu cầu gia tăng về sức mạnh cho các hệ điều hành là các nhà sản xuất chip. Các sản phẩm của những công ty như Nvidia và AMD, hay những công ty thiết kế chip và sản xuất chúng như TSMC, đang được săn lùng, đặc biệt là từ các nhà cung cấp điện toán đám mây lớn hỗ trợ hầu hết các ứng dụng AI. Do đó, AI đã tạo ra lợi ích cho các nhà thiết kế chip vì với những con chip mạnh hơn sẽ đem lại khả năng xử lý AI nhanh và tốt hơn, có xu hướng tạo ra lợi nhuận cao hơn cho các công ty công nghệ. Ngân hàng UBS ước tính rằng trong một hoặc hai năm tới, AI sẽ làm tăng nhu cầu về chip chuyên dụng GPU (bộ xử lý đồ họa) thêm 10-15 tỷ USD. Điều này được chứng minh khi doanh thu từ trung tâm dữ liệu hàng năm của Nvidia, chiếm 56% doanh thu của công ty, đã tăng trưởng gấp đôi. Công ty AMD sẽ tung ra một GPU mới vào cuối năm nay. Mặc dù, AMD là công ty nhỏ hơn nhiều so với Nvidia, nhưng với quy mô phát triển mạnh mẽ của công nghệ AI như hiện nay, nhà môi giới Stacy Rasgon của công ty Bernsteinn khẳng định tất cả đều hưởng lợi, cho dù đó là các công ty chip “hạng hai”. Không những vậy, “vận may cũng mỉm cười” với các nhà sản xuất sản phẩm liên quan tới hệ sinh thái AI. Giá cổ phiếu của công ty TSMC, nhà phát triển và sản xuất chip của Đài Loan, đã tăng 10% trong quý I/2023, đưa thêm 20 tỷ USD vào giá trị vốn hóa trên thị trường của công ty. Tình huống tương tự cũng được quan sát thấy với Besi, một công ty Hà Lan chuyên chế tạo các công cụ giúp gắn các con chip lại với nhau. Theo chuyên gia Pierre Ferragu của công ty phân tích New Street Research, giá cổ phiếu của Besi đã tăng gấp đôi trong năm nay. Thị trường cung cấp thiết bị mạng, như bộ chuyển mạch, bộ định tuyến và chip chuyên dụng, cũng đang hết sức nhộn nhịp. Theo công ty nghiên cứu 650 Group, thị trường cho những bộ dụng cụ như vậy dự kiến sẽ tăng 40% mỗi năm trong vài năm tới, lên gần 9 tỷ USD vào năm 2027. Chuyên gia Peter Rutten của công ty nghiên cứu IDC lưu ý rằng sự bùng nổ công nghệ AI cũng là một tin tốt cho các công ty lắp ráp máy chủ cho các trung tâm dữ liệu. Tập đoàn Dell'Oro dự đoán các trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới sẽ tăng tỷ lệ máy chủ dành riêng cho AI từ dưới 10% hiện nay lên khoảng 20% trong vòng 5 năm tới và tỷ lệ vốn mà trung tâm dữ liệu chi tiêu cho các máy chủ sẽ tăng từ khoảng 20% hiện nay lên 45%. Ngoài ra, nhóm chiến thắng cuối cùng trong hành trình tăng trưởng của công nghệ AI còn phải kể đến những nhà sở hữu cơ sở hạ tầng AI: chủ nhà của trung tâm dữ liệu. Khi nhu cầu về điện toán đám mây tăng lên, tài sản của các công ty này đang được lấp đầy. Trong nửa cuối năm 2022, tỷ lệ trống của trung tâm dữ liệu ở mức 3%, mức thấp kỷ lục. Nhưng điều này đang thay đổi. Trung tâm cung cấp dữ liệu và kết nối toàn cầu Equinix hay đối thủ Digital Realty đang gia tăng sự cạnh tranh với các nhà quản lý tài sản lớn, - những người muốn thêm trung tâm dữ liệu vào danh mục đầu tư tài sản của họ. Vào năm 2021, nhà quản lý quỹ tư nhân Blackstone đã chi 10 tỷ USD để sở hữu QTS Realty Trust - một trong những nhà điều hành trung tâm dữ liệu lớn nhất của Mỹ. Vào tháng Tư năm nay, Brookfield, đối thủ Canada của Blackstone, đã đầu tư mạnh vào các trung tâm dữ liệu và mua công ty trung tâm dữ liệu của Pháp là Data4. Cơn sốt AI sẽ kéo dài bao lâu? Dấu hỏi lớn nhất nằm ở sự lâu dài của cơn sốt AI. Bất chấp sự phổ biến của ChatGPT và một số mô hình ứng dụng của công nghệ này, việc đưa AI vào đời sống vẫn ở trong phạm vi hẹp và không được đánh giá đầy đủ. Thậm chí, ở Thung lũng Silicon, sự cường điệu có thể nhanh chóng trở thành sự thất vọng. Vào năm 2021, giá trị thị trường của Nvidia cũng đã từng tăng mạnh, khi sản phẩm GPU của công ty được săn lùng để khai thác bitcoin và các loại tiền điện tử khác, nhưng nhu cầu GPU đã sụp đổ sau đó khi sự bùng nổ tiền điện tử lụi dần. Hơn nữa, nếu công nghệ AI tiên tiến ngày càng trở nên phổ biến hơn, thì các cơ quan quản lý có thể sẽ tăng cường kiểm soát chặt chẽ hơn. Các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu hiện đang lo lắng về khả năng AI loại bỏ một số lượng lớn việc làm của người dân hoặc truyền bá thông tin sai lệch, đã cân nhắc các biện pháp nhằm kiểm soát.Ngày 11/5, các nhà lập pháp ở Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất một bộ quy tắc, nhằm hạn chế chatbot (hộp trò chuyện ứng dụng công nghệ AI để kết nối với con người).
Tất cả những yếu tố hạn chế đó có thể làm chậm quá trình triển khai AI và làm giảm triển vọng cho các công ty cơ sở hạ tầng AI. Nhưng ngay cả khi có một số cản trở xuất hiện, công nghệ AI tiên tiến vẫn cho thấy tính ưu việt và lợi ích vượt trội. Điều đó có nghĩa là AI vẫn sẽ phát triển và các cơ sở hạ tầng dành cho AI cũng sẽ phát triển theo./.- Từ khóa :
- chatgpt
- ai
- trí tuệ nhân tạo
- công nghệ ai
- chip
- sản xuất chip
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc: Thị trường chất bán dẫn đã chạm đáy?
06:30' - 31/05/2023
Xem xét chu kỳ tăng giá và tâm lý từ lâu trong lĩnh vực chứng khoán có thể thấy rằng giá cổ phiếu của các công ty bán dẫn luôn phản ánh điều kiện thị trường trong sáu tháng tiếp theo.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ "quan ngại" về lệnh cấm của Trung Quốc đối với sản phẩm chip bán dẫn của hãng Micron
11:05' - 23/05/2023
Ngày 22/5, Mỹ đã lên tiếng phản ứng về lệnh cấm của Trung Quốc đối với các sản phẩm của công ty sản xuất chip Micron của Mỹ.
-
Công nghệ
Anh dự định đầu tư 1 tỷ bảng cho ngành bán dẫn
14:30' - 19/05/2023
Anh ngày 19/5 cho biết sẽ đầu tư 1 tỷ bảng Anh (1,26 tỷ USD) cho lĩnh vực bán dẫn trong chiến lược nhằm thúc đẩy ngành bán dẫn trong nước và củng cố chuỗi cung ứng chip.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
“Nỗi niềm” của doanh nghiệp thời trang nhỏ tại Pháp
06:30' - 27/05/2025
Trước sự mở rộng của các nền tảng thương mại điện tử giá rẻ, các thương hiệu thời trang nhỏ đang phát đi tín hiệu báo động về sự lụi tàn của một ngành từng được xem là biểu tượng của Pháp.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Mỹ đã thoát hiểm?
05:30' - 27/05/2025
Nền kinh tế Mỹ đang đứng trước ngã rẽ quan trọng sau những biến động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
-
Phân tích - Dự báo
Đất hiếm - cuộc chiến thầm lặng nhưng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc
06:30' - 26/05/2025
Nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm bảo vệ tài nguyên khoáng sản đang dần được hé lộ. Trung Quốc kiểm soát khoảng 70% hoạt động khai thác đất hiếm và 90% hoạt động chế biến đất hiếm trên thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhật Bản có thể tiến tới một cuộc đại cải cách chính sách nông nghiệp?
05:30' - 26/05/2025
Để đối phó với tính hình gạo liên tục tăng giá, Thủ tướng Nhật Bản đã đặt mục tiêu tháo gỡ bằng cách kiềm chế giá gạo ở mức 3.000 yen/5kg
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD và “khoảnh khắc kinh tế”
06:30' - 25/05/2025
Từ đầu tư, thương mại đến lưu trữ giá trị, “đồng tiền dự trữ toàn cầu” là yếu tố không thể thiếu của hệ thống tài chính toàn cầu, vốn luôn cần một "thước đo chung" để thúc đẩy các hoạt động kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Căng thẳng thuế quan Mỹ–EU: "Ngoại lệ Pháp"
05:30' - 25/05/2025
Cuộc chiến thuế quan do Tổng thống Donald Trump khởi xướng nhằm trừng phạt EU vì thặng dư thương mại với Mỹ không ảnh hưởng đến Pháp theo cách tương tự như với các đối tác khác trong khối.
-
Phân tích - Dự báo
Trợ giá điện có cứu được ngành công nghiệp Đức?
06:30' - 24/05/2025
Chính phủ liên minh Đức đang lên kế hoạch “giải cứu” ngành công nghiệp Đức, trong đó tính tới các biện pháp cứu trợ rộng rãi để giảm giá điện công nghiệp.
-
Phân tích - Dự báo
Vùng Vịnh - điểm đến tiềm năng của chuỗi cung ứng mới
05:30' - 24/05/2025
Vùng Vịnh đang trở thành điểm đến tiềm năng của hoạt động dịch chuyển sản xuất trong bối cảnh các doanh nghiệp đa quốc gia đang hiệu chỉnh lại chuỗi cung ứng toàn cầu của mình.
-
Phân tích - Dự báo
Giáo sư sử học Pháp: Mối quan hệ Việt - Pháp đầy hứa hẹn
09:41' - 23/05/2025
Giáo sư sử học Pháp Pierre Journoud đã phân tích chi tiết về quan hệ Việt -Pháp và quá trình phát triển của mối quan hệ đã được nâng tầm Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 10/2024.