Các nhà sản xuất ô tô của Nhật Bản tìm lại thời kỳ vàng son
Các vụ bê bối về chất lượng, sự cạnh tranh khốc liệt với các hãng của nước ngoài và công nghệ tụt hậu đã đánh bật các tập đoàn ô tô của Nhật Bản ra khỏi vị trí đỉnh cao trên thế giới, nhưng các nhà phân tích cho rằng ngành công nghiệp ô tô nước này có thể sẽ tìm lại thời kỳ vàng son.
Toyota, Nissan và hãng sản xuất xe nhỏ Suzuki tất cả đều sẽ trưng bày những mẫu xe thế hệ mới tại Tokyo Motor Show diễn ra từ 27/10 đến 5/11.Tuy nhiên, triển lãm này diễn ra vào thời điểm không thuận lợi với ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản. Nissan đang vướng vào cuộc khủng hoảng chất lượng, khi phải thu hồi hơn 1,2 triệu ô tô và dừng sản xuất xe bán tại thị trường trong nước, trong khi Mitsubishi Motors năm ngoái "dính" vụ gian lận trong đánh giá hiệu quả sử dụng nhiên liệu.
Vụ bê bối của Nissan còn gắn với vụ bê bối của Kobe Steel, với việc gian lận số liệu về chất lượng các sản phẩm cung cấp cho ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản. Trong khi đó, mùa Hè năm nay, Takata rơi vào tình trạng phá sản khi túi khí do hãng sản xuất bị lỗi, khiến ít nhất 17 người thiệt mạng và một số lượng kỷ lục xe bị thu hồi.
Theo chuyên gia về ô tô của Đức, Ferdinand Dudenhoeffer, các vụ bê bối đã làm giảm sút nghiêm trọng danh tiếng về chất lượng của các hãng sản xuất ô tô của Nhật Bản.Nhà nghiên cứu ô tô Flavien Neuvy, Giám đốc Cetelem Observatory có trụ sở tại Pháp, cho rằng thách thức của các nhà sản xuất Nhật Bản còn lớn hơn nếu không thể dựa vào danh tiếng để có thể cạnh tranh trên toàn cầu.
Nhà nghiên cứu này thừa nhận rằng Nhật Bản có thế mạnh về các dòng xe thể thao đa dụng và phân khúc cao cấp, nhưng nhiều hãng sản xuất của các nước đã bước chân vào những lĩnh vực này và qua mặt các hãng xe của Nhật Bản.
Ông Dudenhoeffer cho rằng các hãng xe của Nhật Bản tụt hậu về công nghệ và quá chú trọng vào thị trường trong nước, khi không có một công nghệ mới nào thực sự ấn tượng trong 20 năm kể từ khi Toyota tung ra công nghệ xe động cơ lai và trừ Nissan, các hãng xe của Nhật không có xe điện đơn thuần, trong khi đây là phân khúc chủ chốt ở Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới. Một số nhà sản xuất của Nhật Bản đang chuyển sang dòng xe điện như Honda và Suzuki cũng như xe tự hành, nhưng quá chậm chân so với Tesla của Mỹ, Volkswagen của Đức và Renault của Pháp.
Dù vậy, một số nhà phân tích cho rằng các hãng xe của Nhật Bản chú trọng vào dòng xe động cơ lai như Toyota vẫn có đủ sức mạnh công nghệ để thành công trong phân khúc xe điện đang tăng trưởng nhanh.Hãng này đã vượt qua vụ bê bối về chân ga gây chết người để trở thành hãng xe bán chạy nhất thế giới trong nhiều năm trước khi bị Volkswagen qua mặt vào năm 2016.
- Từ khóa :
- công nghiệp ô tô nhật bản
- nhật bản
- toyota
- nissan
- suzuki
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các thành phố trên thế giới muốn dùng nhiều xe ô tô tự lái
21:42' - 24/10/2017
Bloomberg Philanthropies vừa công bố, các thành phố trên thế giới đang chú trọng khai thác công nghệ xe tự lái với hy vọng giải quyết vấn đề “chặng đi cuối cùng” mà các nhà quy hoạch đô thị đưa ra.
-
Kinh tế Thế giới
Lượng khí thải của các loại ô tô hybrid cao gấp nhiều lần quảng cáo
12:10' - 23/10/2017
Các loại ô tô hybrid (chạy bằng xăng và điện) được xem là "thân thiện với môi trường" thường có lượng khí thải carbon dioxide (CO2) nhiều gấp 4 lần so với mức được các hãng chế tạo ô tô quảng cáo.
-
Chuyển động DN
Thêm 2 hãng ô tô Nhật khẳng định sản phẩm của Kobe Steel đảm bảo chất lượng
17:34' - 19/10/2017
Honda và Mazda đã kiểm tra các bộ phận có sử dụng tấm nhôm của Kobe Steel như nắp ca-pô hay cửa ra vào, nhưng những sản phẩm này vẫn đảm bảo chất lượng.
-
Thị trường
Bổ sung thêm 177 loại ô tô, xe máy vào bảng giá tính lệ phí trước bạ
12:56' - 16/10/2017
Theo quyết định 2018/QĐ-BTC bổ sung bảng giá tính lệ phí trước bạ vừa ban hành, có 177 loại xe ô tô, xe máy các loại, chưa được quy định tại bảng giá do Bộ này ban hành trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.