Các nước Á - Âu tăng cường hợp tác để vượt qua khó khăn kinh tế
Trong báo cáo "Triển vọng kinh tế thế giới" mới công bố, IMF dự báo nền kinh tế thế giới trong năm 2016 và năm 2017 sẽ tăng trưởng lần lượt 3,1% và 3,4%, đều giảm so với dự đoán hồi tháng Tư vừa qua.
Đây là lần thứ năm trong vòng 15 tháng qua thể chế tài chính này điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Khó khăn kinh tế
Theo IMF, bất chấp sự cải thiện gần đây tại Nhật Bản và châu Âu cùng sự phục hồi phần nào của giá hàng hóa, nền kinh tế toàn cầu vẫn phải đối mặt với sự bất ổn sau khi Brexit diễn ra, phủ bóng đen lên bầu trời nước Anh và toàn bộ Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Tình trạng bất ổn đang tiếp diễn có thể gây áp lực lên tiêu dùng và đặc biệt là hoạt động đầu tư.
Dự báo kinh tế toàn cầu đi xuống cũng kéo theo triển vọng không mấy lạc quan tại một loạt nền kinh tế như Anh, Mỹ, Nigeria (Ni-giê-ri-a) và Nhật Bản.Cụ thể, IMF cho rằng "cơn địa chấn" Brexit sẽ tác động mạnh đến chính nước Anh với tăng trưởng GDP dự kiến chỉ đạt 1,7% trong năm nay và 1,3% trong năm tới, giảm lần lượt 0,2% và 0,9% so với dự báo đưa ra trước đó.
Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ được đánh giá không bị ảnh hưởng nhiều bởi Brexit, và được dự báo đạt tăng trưởng 2,2% trong năm nay và 2,5% trong năm sau. Theo IMF, kinh tế Nhật Bản ước tăng 0,3% trong năm nay, và tăng 0,1% trong năm tới.
Ngay trước đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển ở ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm nay xuống 5,6%, từ mức dự báo tăng 5,7%, do kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại và những cú sốc trong ngắn hạn từ việc cử tri nước Anh bỏ phiếu rời khỏi EU. ADB vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng của 45 nền kinh tế đang phát triển trong khu vực ở mức 5,7% cho năm tới.Đối với khu vực Đông Á, dự báo tăng trưởng được giữ ở mức 5,7% trong năm nay và 5,6% trong năm tới, với Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - vẫn đang trên đà đạt nhịp độ tăng trưởng 6,5% trong năm 2016 và 6,3% trong năm 2017.
Dự đoán Ấn Độ có khả năng tăng trưởng 7,4% trong năm nay và 7,8% trong năm tới, nhờ chi tiêu tiêu dùng tăng nhanh và tăng trưởng trong kinh tế nông thôn khá hơn.
Còn tại khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng GDP vẫn được giữ nguyên ở các mức tương ứng 4,5% và 4,8%, với tình hình của hầu hết các nền kinh tế ổn định trong nửa đầu năm, nhờ chi tiêu tiêu dùng.Với khu vực Trung Á, việc giá hàng hóa vẫn thấp và suy thoái ở Nga tác động xấu tới triển vọng tăng trưởng: Nhịp độ tăng trưởng kinh tế năm nay bị hạ từ 2,1% xuống 1,7% và năm tới sẽ tụt từ mức ước tăng 2,8% xuống 2,7%.
Tại khu vực Thái Bình Dương, mức tăng trưởng của các nước đang phát triển năm nay được dự báo sẽ giảm xuống 3,9%, so với mức tăng 7,1% của năm 2015.
Nhà kinh tế trưởng Shang-Jin Wei của ADB cho biết, mặc dù Brexit đã ảnh hưởng đến đồng tiền và các thị trường chứng khoán của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, nhưng tác động của nó đối với nền kinh tế thực trong ngắn hạn dự kiến sẽ không lớn.Tuy nhiên, trước triển vọng tăng trưởng ảm đạm của các nước công nghiệp phát triển, các nhà hoạch định chính sách vẫn cần tiếp tục cảnh giác và chuẩn bị để đối phó với những cú sốc bên ngoài nhằm đảm bảo duy trì đà tăng trưởng của khu vực.
Tăng cường hợp tác
Hội nghị cấp cao lãnh đạo châu Á và châu Âu (ASEM) lần thứ 11 tổ chức hồi tháng 7 đã thông qua Tuyên bố Chủ tịch và Tuyên bố Ulan Bator với nhiều quyết định quan trọng, chuyển thông điệp mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo ASEM về quyết tâm tăng cường quan hệ đối tác Á - Âu vì tương lai thông qua kết nối, đồng thời định hướng cho hợp tác của Diễn đàn trong thời gian tới.
Các nhà lãnh đạo cũng thông qua 20 sáng kiến mới do các thành viên đề xuất và thành lập thêm Nhóm hợp tác chuyên ngành thứ 20 nhằm hiện thực hóa các định hướng hợp tác trong giai đoạn 2016-2018.Trong đó, Việt Nam đề xuất sáng kiến “Hội nghị ASEM về Giáo dục sáng tạo và xây dựng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững” và được nhiều thành viên đánh giá cao.
Tại Hội nghị, Tổng thống Mông Cổ Elbegdorj đã nêu bật những thành tựu quan trọng của ASEM kể từ khi thành lập cách đây đúng 20 năm tại Bangkok (Thái Lan), đề cao vai trò ASEM là cơ chế đối thoại và hợp tác quan trọng, có quy mô lớn nhất giữa Á và Âu.
Tổng thống Elbegdorj nhấn mạnh, với chủ đề “20 năm ASEM: Quan hệ đối tác vì tương lai thông qua kết nối”, Hội nghị ASEM 11 là dịp để các thành viên đánh giá chặng đường 20 năm hình thành và phát triển của Diễn đàn, định vị ASEM trong cục diện đang định hình và đề ra định hướng hợp tác trong thập niên mới.
Trong các phát biểu tiếp theo, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và lãnh đạo các nước thành viên điều phối Myanmar, Slovakia và New Zealand nhấn mạnh tầm quan trọng cần gia tăng hợp tác, kết nối, tạo động lực mới đưa quan hệ đối tác Á - Âu đi vào chiều sâu và hiệu quả trong thập niên phát triển thứ ba của Diễn đàn. Tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo tiến hành phiên họp về “Tăng cường ba trụ cột hợp tác ASEM”, tập trung thảo luận các vấn đề quốc tế và khu vực, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh, chủ nghĩa khủng bố, di cư, không phổ biến vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt, an ninh hàng hải…Hội nghị ra Tuyên bố lên án mạnh mẽ các vụ khủng bố diễn ra cả ở châu Á và châu Âu, đánh giá về tình hình phức tạp tại Trung Đông - Bắc Phi, Bán đảo Triều Tiên, Ukraine, khủng hoảng nhập cư, tác động của việc nước Anh rút khỏi EU.
Các nhà lãnh đạo khẳng định cam kết cùng nỗ lực đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không, thương mại không cản trở, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và các hành động đơn phương, giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Các nhà lãnh đạo cho rằng ASEM đang đứng trước nhu cầu phải đổi mới, nâng tầm hợp tác nhằm khẳng định vai trò không thể thiếu trong cấu trúc đa cực đang định hình.Các nhà lãnh đạo cam kết triển khai đồng đều ba trụ cột hợp tác, chú trọng đóng góp vào nỗ lực toàn cầu để triển khai Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và Khuôn khổ Sendai về giảm thiểu rủi ro thiên tai, trong đó chú trọng giảm đói nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó biến đổi khí hậu, thiên tai, an ninh lương thực, quản lý nguồn nước xuyên biên giới, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và nâng cao kỹ năng nghề cho thanh niên, hỗ trợ tài chính, chuyển giao công nghệ và xây dựng năng lực cho các nước đang phát triển.
Phát biểu tại hội nghị lần này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh qua hai thập kỷ, ASEM đã khẳng định và đang thực hiện tầm nhìn chiến lược về hợp tác và liên kết quốc tế; trở thành diễn đàn kết nối, liên kết đa tầng nấc giữa các quốc gia, các nền văn minh và gắn kết các doanh nghiệp, người dân hai châu lục Á - Âu vì hòa bình và phát triển.Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trước những cơ hội và thách thức mới trong cục diện thế giới, ASEM cần đổi mới, nâng cao hiệu quả hợp tác và hướng tới tầm cao mới trên toàn cầu về đối thoại và hợp tác trong thế kỷ 21, đóng góp vào hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển bền vững ở hai châu lục và thế giới.
Tin liên quan
-
Tài chính
IMF: Chính phủ các nước cần tăng chi tiêu để đẩy lùi nguy cơ giảm phát
10:45' - 28/09/2016
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chính phủ cần phải chi tiêu để hỗ trợ các ngân hàng ngân hàng trung ương các nước đẩy lùi nguy cơ giảm phát.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế thế giới có kịp “cán đích” năm 2016 (Phần II)
06:32' - 26/09/2016
Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 11 diễn ra tại Hàng Châu (Trung Quốc) cho rằng tăng trưởng toàn cầu vẫn dưới mức kỳ vọng và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế thế giới có kịp “cán đích” năm 2016 (Phần I)
06:33' - 25/09/2016
Năm 2016 đã đi qua được gần 3/4 chặng đường với không ít những khó khăn trong bối cảnh các khu vực kinh tế chủ chốt của thế giới phải đối mặt với những vấn đề riêng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09'
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29'
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.