Kinh tế thế giới có kịp “cán đích” năm 2016 (Phần I)
Những vấn đề riêng mà thế giới đang phải đối mặt, đó là sự kiện cử tri Vương quốc Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản xem xét mở rộng thêm chính sách tiền tệ nới lỏng, sự e dè hoài nghi từ Berlin đối với các biện pháp kích thích kinh tế hay tình trạng sản xuất công nghiệp dư thừa ở Trung Quốc. Những khó khăn kể trên đã khiến chính phủ các nước gặp nhiều thách thức trong việc tuân thủ những cam kết chung đã đặt ra trước đó.
Khởi đầu chậm chạp
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) lần thứ 11 diễn ra tại Hàng Châu (Trung Quốc) mới đây cho rằng tăng trưởng toàn cầu vẫn dưới mức kỳ vọng và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Với nhận định tăng trưởng toàn cầu vẫn yếu hơn mong đợi và vẫn còn nhiều rủi ro,
Hội nghị G20 lần này đã thông qua gói các chính sách và Kế hoạch Hành động Hàng Châu nhằm tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế thế giới thông qua các biện pháp tổng thể, sáng tạo, mở, toàn diện và dài hạn.
Theo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, các nước G20 sẽ phối hợp các chính sách vĩ mô một cách chặt chẽ hơn, theo đó sẽ không chỉ thúc đẩy nhu cầu mà còn cải thiện chất lượng nguồn cung. Hội nghị G20 cũng cam kết sử dụng tất cả công cụ chính sách tài chính, tiền tệ và cấu trúc, một cách đơn phương và đa phương nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng.
Bên cạnh việc tái khẳng định tình trạng không ổn định và những biến động khó lường trong tỷ giá hối đoái có thể gây bất lợi đối với sự ổn định kinh tế và tài chính, hội nghị G20 cũng phản đối chủ nghĩa bảo hộ trong thương mại và đầu tư dưới mọi hình thức.
Trước đó, IMF đưa ra lời cảnh báo các nền kinh tế G20 sẽ khó đạt mục tiêu nâng thêm 2% nhịp độ tăng trưởng GDP chung đến trước năm 2018 theo cam kiết tại Brisbane hồi năm 2014, trong bối cảnh thiếu vắng những nỗ lực cải cách và đầu tư công.
Trong khi đó, đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới, các chuyên gia kinh tế của IMF cũng cho rằng triển vọng tăng trưởng trong năm nay của Mỹ là thấp hơn nhiều so với dự đoán. IMF có thể điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ xuống chỉ còn 2,2% và 2,5% trong các năm 2016 và 2017.
Trước thềm Hội nghị G20, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde đã kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hành động mạnh hơn và thực thi các chính sách toàn diện để giúp vực dậy nền kinh tế thế giới.
Theo bà Lagarde, IMF nhiều khả năng sẽ tiếp tục điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm nay, khi triển vọng kinh tế hiện khá ảm đạm với nhu cầu yếu, đầu tư và thương mại trì trệ, trong lúc tình trạng bất bình đẳng gia tăng.
Năm 2016 là năm thứ 5 liên tiếp nhịp độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở dưới mức bình quân 3,7% được ghi nhận trong các năm 1990-2007. Đây là lần đầu tiên kể từ những năm 1990, kinh tế thế giới chứng kiến thời gian tăng trưởng trì trệ dài như vậy.
Số liệu lạm phát và thất nghiệp của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) công bố ngày 31/8 đã không được như dự báo của các nhà phân tích và có thể buộc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ sớm tung thêm các biện pháp kích thích.
Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu cho biết giá tiêu dùng tại Eurozone tăng 0,2% trong tháng Tám, bằng với tháng Bảy, trong khi mục tiêu của ECB là 2% và tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực không thay đổi (vẫn là 10,1%). Các nhà phân tích tham gia khảo sát của công ty dịch vụ tài chính Factset đã dự báo lạm phát sẽ là 0,3% và tỷ lệ thất nghiệp là 10% ở khu vực đồng tiền chung gồm 19 thành viên.
Còn tại nền kinh tế lớn thứ tư châu Á là Hàn Quốc, nợ hộ gia đình trong quý II/2016 đã tăng lên 1.257.300 tỷ won (1.130 tỷ USD), mức cao nhất trong số các nền kinh tế mới nổi, và đe dọa bóp nghẹt chi tiêu tiêu dùng. Điều này đã khiến Chính phủ Hàn Quốc phải can thiệp để hạn chế khả năng dẫn tới một vụ đổ vỡ của thị trường. Kinh tế Hàn Quốc trong quý II/2016 bất ngờ tăng mạnh 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, đà tăng này rất có thể sẽ chỉ tạm thời bởi xuất khẩu của Hàn Quốc đang yếu, bên cạnh đó, thị trường việc làm trong thời gian tới sẽ còn chứng kiến nhiều người bị mất việc do ngành vận tải biển và công nghiệp đóng tàu tiến hành rà soát, cắt giảm nhân sự dôi dư.
Xem tiếp phần II
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
G20 cần hành động để khôi phục đầu tư và thương mại toàn cầu
07:28' - 13/09/2016
Hội nghị G20 đã tạo niềm tin rằng các động lực tăng trưởng truyền thống cho đầu tư và thương mại có thể được khôi phục, nhưng để hiện thực hóa cam kết, các nước phải có những hành động cụ thể.
-
Kinh tế Thế giới
G20 nỗ lực giải quyết tình trạng dư cung thép toàn cầu
06:22' - 07/09/2016
Nhóm 20 nước phát triển và nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20) sẽ thành lập một diễn đàn toàn cầu để ứng phó với tình trạng dư cung trong ngành công nghiệp thế giới, nhất là thép.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G20: Thông qua gói các chính sách và hành động "Đồng thuận Hàng Châu"
18:57' - 05/09/2016
Hội nghị đã thông qua gói các chính sách và hành động mang tên "Đồng thuận Hàng Châu" nhằm tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Lãnh đạo G20 cảnh báo kinh tế toàn cầu đang đối mặt nhiều nguy cơ
15:41' - 05/09/2016
Các nhà lãnh đạo G20 đã kêu gọi các quốc gia nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, đồng thời cảnh báo nhiều nguy cơ mà nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ khẳng định không thay đổi kế hoạch áp thuế đối ứng
07:53'
Dự kiến, Tổng thống Trump sẽ công bố các biện pháp thuế quan mới tại Vườn Hồng của Nhà Trắng vào lúc 16h00 chiều 2/4 theo giờ miền Đông nước Mỹ, tức khoảng 3h00 sáng 3/4 theo giờ Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Hơn 60% doanh nghiệp Hàn Quốc chịu tác động từ chính sách thuế của Mỹ
07:48'
Kết quả cho thấy 60,3% doanh nghiệp trả lời sẽ chịu hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ các biện pháp thuế quan này của Washington.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất làm chậm hơn nữa quá trình phục hồi kinh tế của Thái Lan
19:40' - 01/04/2025
Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) đánh giá trận động đất vừa qua sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế trên 3 lĩnh vực chính là bất động sản, du lịch và tiêu dùng trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất tại Myanmar: Số người thiệt mạng có thể vượt mốc 3.000
15:06' - 01/04/2025
CCTV dẫn lời người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing cho biết, số thương vong sẽ còn tăng lên và có khả năng vượt mốc 3.000 người.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới "nín thở" chờ động thái thuế quan mới của Tổng thống Mỹ
14:38' - 01/04/2025
Theo kế hoạch, ông Trump sẽ công bố các mức "thuế quan đối ứng" cụ thể và khả năng nhắm mục tiêu vào các ngành kinh tế vào ngày 2/4 (giờ địa phương).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố báo cáo thương mại trước thềm áp thuế
13:33' - 01/04/2025
Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer cho biết chưa có Tổng thống Mỹ nào trong lịch sử hiện đại nhận thức rõ về các rào cản thương mại bất lợi đối với những nhà xuất khẩu Mỹ như ông Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đánh thuế đối ứng với tất cả các nước có thương mại "không công bằng"
12:41' - 01/04/2025
Phát ngôn viên Nhà Trắng Karoline Leavitt cho rằng một số quốc gia đã "bóc lột" Mỹ trong thời gian dài, đồng thời tái xác nhận kế hoạch công bố áp thuế đối ứng.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine sắp nêu đề xuất điều chỉnh dự thảo thỏa thuận khoáng sản với Mỹ
12:39' - 01/04/2025
Một quan chức cấp cao của Ukraine ngày 31/3 cho biết nước này đang soạn thảo một số điều chỉnh cho dự thảo thỏa thuận với Mỹ về quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên khoáng sản của Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Thành phố Trùng Khánh thực thi các biện pháp hỗ trợ kinh tế tư nhân
10:01' - 01/04/2025
Trùng Khánh (Trung Quốc) thực thi các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân như bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, cải thiện quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp theo hướng minh bạch, thân thiện...