Các nước châu Á lên tiếng sau khi người dân Anh bỏ phiếu rời EU
Sau khi có kết quả bỏ phiếu với 51,9% cử tri nước Anh lựa chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là “Brexit”, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã viết trên facebook: Nước Anh bỏ phiếu rời khỏi EU là một sự thay đổi lớn.
Điều này phản ánh sự lo lắng của người dân Anh với tình trạng nhập cư, sự không hài lòng trong việc đàm phán và dàn xếp với các đối tác châu Âu và họ mong muốn khẳng định bản sắc và chủ quyền của nước Anh.
“Các nước phát triển khác cũng đối mặt với những thách thức tương tự. Chúng ta sống trong một thế giới toàn cầu hóa, phụ thuộc lẫn nhau. Khát vọng muốn thoát ra, ít bị ép buộc bởi các đối tác, muốn tự do làm điều mình thích là một sự lựa chọn hoàn toàn dễ hiểu.
Tuy nhiên, trong thực tế, tại nhiều quốc gia khi tách rời và khép kín có thể sẽ khiến quốc gia đó ít an toàn hơn, ít thịnh vượng hơn và đối mặt với một tương lai ảm đạm”, ông viết.
Theo ông, nước Anh và châu Âu sẽ không ổn định trong vài năm tới, việc rời khỏi châu Âu phức tạp như việc tham gia tổ chức này và không ai có thể thấy trước được hậu quả của việc nước Anh rời khỏi EU.
Ông đồng thời cho biết, Singapore sẽ tiếp tục thắt chặt mối quan hê với nước Anh, một đối tác lâu đời của Singapore.
Trong khi đó, hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đưa tin các đảng cầm quyền và đối lập tại nước này sau khi đón nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý về “Brexit” đã kêu gọi chính phủ đưa ra một kế hoạch nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng của sự kiện này.
Bản tin của Yonhap trích dẫn một tuyên bố của đảng Saenuri cầm quyền có đoạn viết: “Việc Anh rời khỏi EU được cho là sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến các nền kinh tế của thế giới và của Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc cần có hành động nhanh chóng và chính xác đối với diễn tiến này”.
Đảng này cũng nói thêm rằng chính phủ cần phải theo dõi chặt chẽ các thay đổi trong lãi suất cơ bản của Mỹ và xem xét đưa ra các biện pháp nhằm ổn định thị trường trong nước.
Về phần mình, đảng Minjoo - đảng đối lập chính - cũng chia sẻ quan điểm này khi nói rằng vấn đề trên sẽ nổi lên thành một lực cản lớn nữa đối với nền kinh tế của Hàn Quốc.
Một tuyên bố của đảng này được trích dẫn có đoạn viết rằng đảng Minjoo kêu gọi Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đưa ra các kế hoạch chi tiết được người dân tin tưởng để đối phó với tình hình.
Còn đảng Nhân dân - một đảng nhỏ - cho rằng Chính phủ Hàn Quốc cần chuẩn bị phương án cho các kịch bản khác nhau, kể cả “kịch bản xấu nhất”.
Đảng này cũng tuyên bố rằng cần phải có nhiều nỗ lực nhằm tăng cường khả năng công nghiệp của Hàn Quốc để nền kinh tế nước này có thể vượt qua bất kỳ tình hình khủng hoảng nào ở châu Âu.
Các nguồn tin cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ tổ chức một cuộc họp vào tối 24/6, với sự tham gia của Thủ tướng Shinzo Abe, Bộ trưởng Tài chính Aso và Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida, để thảo luận các biện pháp nhằm ngăn chặn các cú sốc đối với thị trường.
Dự kiến, cuộc họp này cũng sẽ phân tích tác động của Brexit đối với kinh tế thế giới, được cho là nhằm chuẩn bị cho khả năng hợp tác giữa các nước trong Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G7).
Giới chức Nhật Bản cho biết thêm chính phủ dự kiến thu thập thông tin từ các Đại sứ quán Nhật Bản tại các nước châu Âu và tìm kiếm những giải pháp hỗ trợ cho các công ty Nhật Bản đang hoạt động tại khu vực này. Khoảng 1.000 công ty Nhật Bản đang làm ăn tại nước Anh.
Trong khi đó, phát biểu với báo giới tại thị trấn Devonport thuộc đảo Tasmania ở miền Nam Australia, Thủ tướng nước này Malcolm Turnbull khẳng định mối quan hệ của Australia với nước Anh sẽ duy trì “rất mạnh mẽ và thân thiết”, đồng thời bày tỏ tin tưởng các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương mại tự do với EU sẽ không bị tác động xấu bởi Brexit.
Thủ tướng Australia cho rằng sẽ có một giai đoạn biến động và một số bất ổn trên thị trường toàn cầu, nhưng nhấn mạnh “người dân Australia không cần lo lắng trước những diễn biến này”.
Ông Turnbull nhận định khả năng tác động đối với các thỏa thuận thương mại của Australia “rất hạn chế” trong ngắn hạn vì nước Anh sẽ mất một vài năm để đàm phán rời khỏi EU.
Về phần mình, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Malaysia Ong Ka Chuan được hãng thông tấn quốc gia Malaysia (Bernama) dẫn lời cho biết thương mại của Malaysia sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể bởi việc nước Anh rời EU.
Tuy nhiên, ông cũng cho biết với việc nước Anh rời EU sẽ có những tác động nhất định đối với việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Malaysia với EU. Theo dự kiến, đàm phán FTA Malaysia - EU sẽ tiếp tục diễn ra vào cuối năm nay.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ngân hàng Deutsche Bank cắt giảm hàng nghìn lao động
19:39' - 24/06/2016
Deutsche Bank, Tập đoàn ngân hàng lớn nhất của Đức, ngày 23/6 tuyên bố sẽ cắt giảm 3.000 lao động và 200 chi nhánh ngân hàng trên toàn nước Đức như một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng.
-
Tài chính
Brexit gây "bão" trên thị trường tài chính Anh
18:49' - 24/06/2016
Vào lúc 14 giờ (giờ Việt Nam), tại thị trường London, đồng bảng giao dịch ở mức 1,3690 USD/bảng, sau khi rời khỏi mức 1,3305 USD/bảng - mức đáy tính từ tháng 9/1985 được xác lập trước đó.
-
Kinh tế & Xã hội
Triệt phá ổ cá độ bóng đá "núp bóng" quán cà phê
18:13' - 24/06/2016
Công an quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết vừa triệt phá thành công một ổ cá độ bóng đá núp bóng quán cà phê do Hoàng Mai Cường (34 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) đứng ra tổ chức.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Âu-Á "rơi tự do" khi Anh "đoạn tuyệt" EU
17:49' - 24/06/2016
Quyết định rời khỏi EU của Vương quốc Anh đã tác động mạnh mẽ tới các thị trường chứng khoán châu Âu và đồng bảng Anh. Nhóm cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu đà trượt giảm lúc mở cửa phiên ngày 24/6.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nêu điều kiện đàm phán thương mại với Mỹ
18:23' - 23/04/2025
Ngày 23/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn (Guo Jiakun) khẳng định nước này có lập trường rất rõ ràng về cuộc chiến thuế quan do Mỹ khởi xướng.