Các nước dầu mỏ hàng đầu thế giới đạt được thỏa thuận “lịch sử” về dầu khí
Trong nỗ lực bình ổn giá dầu thế giới, ngày 16/2, Bộ trưởng Dầu khí kiêm Chủ tịch Tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA) Eulogio del Pino thông báo nước này cùng Nga, Qatar và Saudi Arabia đã đạt được thỏa thuận “lịch sử” nhằm “đóng băng hoạt động sản xuất dầu khí” để giải quyết tình trạng dư thừa dầu trên toàn cầu.
Phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Mỹ dẫn phát biểu của ông Del Pino cho biết trong cuộc họp kín với các quốc gia nêu trên tại Doha cùng ngày, các bên đã thống nhất “đóng băng hoạt động sản xuất dầu khí” để bình ổn giá dầu.
Trên tài khoản xã hội, Bộ trưởng Del Pino viết: “Ngày hôm nay, chúng ta đã đạt được một thỏa thuận lịch sử đối với Venezuela và những quốc gia ủng hộ việc bình ổn thị trường (dầu khí)”.
Quan chức này cũng cho biết hiện các nước trên đang nỗ lực đạt được một thỏa thuận với các quốc gia sản xuất dầu mỏ quan trọng khác, trong đó có Iraq và Iran, nhằm kiềm chế đà giảm của giá dầu.
Trong khi đó, trang thông tin của PDVSA cho biết bộ trưởng Dầu khí một số nước thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và không thuộc OPEC cũng đã quyết định thiết lập một ủy ban giám sát các hoạt động cắt giảm sản lượng dầu khí thế giới.
Cũng theo nguồn tin này, ông Del Pino sẽ gặp đại diện của Iran và Iraq vào ngày 17/2 tại thủ đô Teheran của Iran để tiếp tục thảo luận về việc cắt giảm sản lượng.
Trước đó cùng ngày, Nga và Saudi Arabia cũng đã thông báo nhất trí giữ nguyên sản lượng khai thác dầu thô ở mức như tháng 1 vừa qua nhằm ổn định thị trường dầu mỏ thể giới.
Bộ trưởng Dầu mỏ Qatar, Mohammed bin Saleh al-Sada - người hiện giữ chức quyền Chủ tịch OPEC, xác nhận rằng các Bộ trưởng dầu mỏ của Nga và Saudi Arabia cùng những người đồng cấp của Venezuela và Qatar “đã nhất trí duy trì mức sản xuất dầu mỏ của tháng 1 với điều kiện các nhà sản xuất lớn khác cũng phải tuân theo quyết định này”.
Ông al-Sada nhận định: “Bước đi này đồng nghĩa với việc ổn định thị trường dầu mỏ”, đồng thời cho biết các bộ trưởng đã xem xét lại tình hình thị trường dầu mỏ, cũng như triển vọng cung-cầu của mặt hàng này.
Việc đạt được thỏa thuận trên được đánh giá là thành công lớn của Venezuela sau một thời gian dài nỗ lực thuyết phục các nước cắt giảm sản lượng dầu khí.
Là một trong 5 thành viên sáng lập OPEC, dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Venezuela, chiếm tới 96% nguồn thu ngoại tệ.
Giá dầu giảm đã trở thành một thách thức lớn với đối với nền kinh tế của quốc gia Nam Mỹ này. Trong tháng 1 vừa qua, đã có lúc giá dầu thế giới giảm xuống dưới 30 USD/thùng - mức giá mà các nhà sản xuất cho rằng không đủ để bù chi phí.
Theo ước tính, khi giá dầu giảm 1 USD/thùng, Venezuela sẽ thất thu khoảng 720 triệu USD mỗi năm./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu đi xuống sau cuộc họp tại Doha
08:30' - 17/02/2016
Khép lại phiên giao dịch 16/2, giá dầu thế giới giảm sau khi Nga và Saudi Arabia nhất trí giữ nguyên sản lượng khai thác dầu thô ở mức như tháng Một vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước OPEC đang xích lại gần nhau trong "cuộc chiến" với giá dầu thấp
06:05' - 17/02/2016
Bộ trưởng Dầu mỏ Nigeria Emmanuel Ibe Kachiwku khẳng định các thành viên OPEC giờ đã xích lại gần nhau hơn trong nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng giá dầu.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước xuất khẩu dầu mỏ chủ chốt nhất trí "đóng băng" sản lượng
19:31' - 16/02/2016
Nga và Saudi Arabia, hai nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới, ngày 16/2 đã nhất trí "đóng băng" sản lượng để giải quyết tình trạng dư thừa dầu trên toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39'
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.