Các phương án phòng chống cháy rừng mùa nắng nóng
Theo số liệu thống kê gần đây nhất, tỉnh Ninh Bình có khoảng 30.000 ha đất rừng và đất lâm nghiệp, độ che phủ của rừng chiếm trên 18% đất tự nhiên. Trong số này, rừng đặc dụng chiếm trên 60%, trải rộng trên địa bàn của nhiều huyện, thành phố.
Bước vào mùa cao điểm nắng nóng, cũng là thời điểm nguy cơ xảy ra cháy rừng ở mức cao trong năm, ngành kiểm lâm tỉnh Ninh Bình tích cực phối hợp với các lực lượng hữu quan và các địa phương triển khai các phương án phòng chống cháy rừng nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy rừng xảy ra. Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Bình, trên địa bàn xác định nhiều vùng trọng điểm cháy rừng tại 21 xã thuộc các huyện: Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, Yên Mô và thành phố Tam Điệp. Trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8, nguy cơ báo động cháy rừng luôn ở cấp III, IV, có lúc lên đến cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm. Những ngày này, nền nhiệt độ trung bình trên địa bàn tỉnh Ninh Bình khoảng 33 đến gần 40 độ C, thời tiết nắng nóng, độ ẩm thấp... là những điều kiện dễ xảy ra cháy rừng. Theo chân ông Bùi Đình Cầu, thôn Đồng Sơn, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan một buổi thăm rừng mới thấy được hết những vất vả của những người gác rừng nơi này. Bản thân ông Cầu là cán bộ lâm nghiệp, nằm trong Ban chỉ huy phòng chống cháy rừng xã Xích Thổ, cũng là một chủ rừng trên địa bàn nên ông và gia đình rất có ý thức trong việc bảo vệ rừng. Đặc biệt, vào những ngày nắng nóng, khi nhiệt độ trên địa bàn có lúc lên đến gần 40 độ C thì ông Cầu như không thể ngồi yên, thời gian ông ở trong rừng còn nhiều hơn ở nhà, nhiều hôm nắng to, ông đi từ sáng sớm tới tối mịt mới về. Nhiệm vụ của ông Cầu là phối hợp với các thành viên trong Ban chỉ huy phòng chống cháy rừng của địa phương cùng các đội phòng chống cháy rừng của các thôn tuần tra, kiểm soát, phát quang cây bụi nhằm hạn chế nguy cơ cháy; phát hiện và xử lý kịp thời nếu sự cố xảy ra. Ông Cầu cho biết, gia đình là nhận trồng, chăm sóc 3ha rừng, trong thời gian vừa qua gia đình đã đảm bảo tốt quản lý bảo vệ rừng, nhất là phòng chống chữa cháy rừng. Do thời tiết nắng nóng, khô hanh bản thân ông thường xuyên lên đồi tuần tra, nhắc nhở các hộ xung quanh khu vực rừng để làm tốt phòng chống cháy rừng. Xã Xích Thổ là 1 trong 21 xã trọng điểm cháy rừng của tỉnh Ninh Bình với gần 600 ha rừng/2.102 ha đất tự nhiên toàn xã. Trong số đó, có 403 ha rừng phòng hộ, chủ yếu là rừng khoanh nuôi núi đá; gần 200 ha rừng sản xuất. Là xã trọng điểm cháy rừng nên việc tuyên truyền, thường trực phòng chống cháy rừng những ngày này luôn được đặt lên hàng đầu. Hiện toàn xã có 5 biển cảnh báo cháy rừng, được đặt tại các trục đường chính có đông người qua lại, hàng ngày đều có thành viên của Ban chỉ huy phòng chống cháy rừng xã đi kiểm tra, điều chỉnh mức cảnh báo trên biển theo quy định. Mặt khác, UBND xã Xích Thổ thường xuyên cập nhật thông tin thời tiết, tuyên truyền các biện pháp phòng chống cháy rừng trên loa phát thanh để người dân nắm được và đề phòng. Ông Đinh Quang Khảo, Phó Chủ tịch UBND xã Xích Thổ cho biết, với diện tích rừng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên nên phòng chống cháy rừng luôn được coi trọng. Ngay từ đầu năm, UBND xã đã kiện toàn Ban lâm nghiệp xã, đã tiến hành xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; thống nhất với các tổ chức đoàn thể, lực lượng công an, quân sự xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng với số lượng từ 25 đến 30 người cùng lực lượng xung kích của các thôn; tăng cường tuyên truyền vận động trên hệ thống thông tin ở các hội nghị họp thôn, nhà trường về phòng chống cháy rừng. Thượng tá Vũ Văn Tòng, Phó trưởng Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy - Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, để đảm bảo an toàn phòng chống cháy rừng, hàng năm Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy đều triển khai kế hoạch, chương trình phối hợp với lực lượng Kiểm lâm kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các Hạt Kiểm lâm các xã có rừng, các hộ bảo vệ rừng về các quy định phòng cháy chữa cháy rừng. "Đặc biệt, trong thời gian nắng nóng kéo dài, chúng tôi đã có quy chế phối hợp tổ chức thường xuyên và đột xuất. Qua kiểm tra và tuyên truyền đã từng bước nâng cao được ý thức trách nhiệm của người dân, chủ rừng và chính quyền địa phương. Trong những năm qua các vụ cháy rừng có xảy ra nhưng số lượng ít và được cứu cháy kịp thời, không để xảy ra cháy lan, cháy lớn gây hậu quả nghiêm trọng", Thượng tá Vũ Văn Tòng nói. Ông Nguyễn Văn Dương, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình cho biết, theo dự báo khí tượng Trung ương, năm 2020 sẽ là một trong những năm nắng nóng kỷ lục, do đó ngay từ đầu năm, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Bình đã tham mưu với Ban Chỉ huy Phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Ninh Bình ở cấp độ phòng cháy chữa cháy rừng thường trực; các tổ đội, các ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Trong những ngày nắng nóng kéo dài này, Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo Kiểm lâm các huyện, các Hạt Kiểm lâm tích cực tăng cường phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra phòng cháy; xử lý nghiêm khi phát hiện các chủ rừng, các hộ nhận khoán bảo vệ rừng không thực hiện phòng cháy theo quy định của pháp luật./.- Từ khóa :
- cháy rừng
- ninh bình
- rừng phòng hộ
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cán bộ kiểm lâm xuống các trọng điểm về cháy rừng
17:16' - 26/05/2020
Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống cháy rừng trong mùa nắng nóng.
-
Kinh tế tổng hợp
Kiên Giang: Cháy rừng ở huyện Hòn Đất đã được khống chế hoàn toàn
18:05' - 23/05/2020
Đến đầu giờ chiều 23/5/2020, vụ cháy rừng ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang đã được khống chế.
-
Kinh tế tổng hợp
Xác định nguyên nhân các vụ cháy rừng trồng tại Khánh Hòa
16:12' - 14/05/2020
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hoà cho biết, đơn vị đang giao lực lượng tổ chức kiểm tra hiện trường, xác định nguyên nhân và thiệt hại các vụ cháy rừng trồng xảy ra trên địa bàn trong mấy ngày qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ban hành Kế hoạch số 56: Hoàn thiện bộ máy chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
19:34'
Ban Chỉ đạo Trung ương ký ban hành Kế hoạch 56 nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội XIV với yêu cầu đồng bộ, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đức ký Tuyên bố chung về thiết lập Đối tác Năng lượng
19:29'
Việt Nam và Đức chính thức thiết lập Đối tác Năng lượng, mở ra khuôn khổ hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và hỗ trợ khử carbon.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ số hóa cho tỉnh Điện Biên
18:45'
Chiều 4/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên đã có buổi tiếp xúc cử tri trên địa bàn sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương chỉ đạo ứng phó với áp thấp trên Biển Đông
17:30'
Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân chia lại khu vực hoạt động xổ số kiến thiết theo ba miền
17:09'
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 61/2025/TT-BTC, sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 4 của Thông tư 75/2013/TT-BTC ngày 4/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh xổ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 37 triệu lượt xe lưu thông qua các tuyến cao tốc VEC quản lý
16:47'
Ngày 4/7, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã công bố kết quả công tác quản lý, vận hành khai thác các tuyến cao tốc của VEC trong 6 tháng đầu năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil
16:41'
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS với tư cách quốc gia đối tác, khẳng định vai trò, mong muốn và đóng góp trách nhiệm của Việt Nam trong cơ chế đa phương này.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố then chốt nguồn nhân lực
14:23'
Với nhiều cơ chế, chính sách có tính đột phá, cạnh tranh, ưu đãi... Trung tâm tài chính quốc tế đang xúc tiến thành lập tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới
13:38'
Tổng Bí thư nhấn mạnh, tăng cường kiểm tra, nắm tình hình để kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cấp xã khi vận hành bộ máy mới.