Các tỉnh phía Nam tạm thời chưa đưa hàng nông sản ra cửa khẩu Lạng Sơn
Ngày 18/4, Đoàn công tác của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã đi kiểm tra tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa tại một số cửa khẩu và làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn.
Trước tình trạng ùn ứ các xe hàng xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và tỉnh Lạng Sơn đã tích cực làm việc, điện đàm với các cơ quan chức năng phía Trung Quốc để hai bên cùng tập trung các biện pháp tháo gỡ khó khăn trước mắt.
Theo đó, cửa khẩu sẽ mở thêm một số đường đi để hàng hóa có thể kiểm tra, thông quan nhiều hơn. Một số cửa khẩu như Tân Thanh có thể tăng giờ thông quan từ 5 giờ lên 7 giờ, tức là tăng thêm 2 giờ.
Ngoài ra, hai bên tăng cường năng lực bốc dỡ, xếp hàng để cố gắng trong thời gian ngắn nhất tăng lưu lượng xe như hiện nay.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng nhấn mạnh, các tỉnh phía Nam tiếp tục tạm thời chưa đưa các xe hàng nông sản ra cửa khẩu Lạng Sơn.
Bởi nếu để hàng nông sản chờ lâu như hiện nay thì tốn chi phí, ảnh hưởng đến chất lượng, môi trường.
Cùng với đó, các đơn vị, địa phương chuẩn bị tốt những điều kiện để sau khi khống chế được dịch có đủ các điều kiện nhân lực, vật lực thúc đẩy thông quan.
Về lâu dài, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các bộ, ngành cùng tham mưu cho Chính phủ đánh giá lại toàn bộ năng lực thông quan từ hệ thống logistics, bến bãi, quy trình các khâu tiếp nhận hàng hoá để nâng cao hơn năng lực, áp dụng nhiều công nghệ mới, đảm bảo hiệu quả luân chuyển hàng hoá nhanh nhất.
Tất cả các cửa khẩu cần đánh giá lại từng thế mạnh với các loại nông sản để chỉ đạo làm sao điều hành luồng đi một cách khoa học, hợp lý.
Tuy hàng hóa cần được thông quan nhanh nhất có thể, nhưng Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu tất cả phải đảm bảo an toàn tuyệt đối về các nguy cơ phòng, chống dịch COVID-19. Trên cơ sở đó để làm tốt nhiệm vụ luân chuyển hàng hoá.
Khó khăn hiện nay chỉ là tạm thời do hai bên phải tập trung cao về các quy trình phòng dịch. Phía Trung Quốc đã đồng tình ủng hộ thời gian tới sẽ rà soát lại các quy trình để đảm bảo nguyên tắc số một là đảm bảo an toàn cho người, không để dịch bệnh lây nhiễm vào khu vực này.
Việt Nam cũng cần rà soát lại tất cả các khâu trong quá trình làm nhiệm vụ luân chuyển, thông quan hàng hoá sao cho hợp lý, đảm bảo thuận lợi, nhất là phải tăng cường nguồn nhân lực.
Hai bên thống nhất thành lập đường dây nóng để nếu có bất kỳ vướng mắc, khó khăn có thể giải quyết nhanh nhất.
“Với việc tập trung tháo gỡ, tin tưởng chúng ta sẽ sớm nhất giải quyết được nút thắt. Quan trọng hơn là chúng ta phải tập trung nhiều yếu tố tích cực về chiến lược lâu dài, đảm bảo phát triển tăng tốc khi khống chế được dịch bệnh”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Bí thư tỉnh Lạng Sơn Lâm Thị Phương Thanh cho biết, hiện nay các cửa khẩu của tỉnh đang trong giai đoạn khó khăn nhất.
Hơn 2.000 xe sẽ có khoảng 5.000 - 6.000 người tập trung ở cửa khẩu. Việc phải đảm bảo về môi trường trong phòng, chống dịch bệnh, ăn uống cho lái xe cũng như các chủ hàng; vấn đề vệ sinh môi trường… rất bức thiết và gặp nhiều khó khăn.
"Trong thời gian qua, tỉnh cũng đã có rất nhiều nỗ lực, tập trung toàn lực lượng cả hệ thống chính trị và phối hợp tốt giữa các ngành chức năng cũng như tranh thủ sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương để tháo gỡ những khó khăn. Chúng tôi đã có những sáng kiến trong việc thành lập các khu cách ly riêng lái xe; thành lập các đội lái xe chuyên trách…", bà Lâm Thị Phương Thanh cho biết.
Cũng theo bà Lâm Thị Phương Thanh, hiện nay phía bạn cũng đang tích cực tháo gỡ với các giải pháp như: chủ trương sẽ tiếp tục thông quan vào thứ Bảy, Chủ nhật và sẽ kéo dài thời gian thông quan hơn. Mong rằng lượng xe từ các tỉnh lên sẽ tiếp tục giảm để cửa khẩu giảm áp lực.
Sau khi thiết lập lại nguyên tắc về xuất nhập khẩu như trước đây thì chắc chắn sẽ góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc kịp thời. Hy vọng là trong một thời gian ngắn có thể sẽ giải toả được tồn đọng hiện nay.
Do tình hình dịch bệnh COVID-l9 diễn biến phức tạp, phía Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát, tăng cường phòng chống dịch bệnh đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đối với Việt Nam.
Do vậy, tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn gặp nhiều khó khăn, năng lực thông quan giảm.
Từ ngày 7/4 (thời điểm áp dụng đội lái xe chuyên trách) lượng xe xuất nhập khẩu chỉ đạt khoảng 600 lượt xe xuất nhập khẩu/ngày (giảm khoảng 50% so với thời gian trước đó và những ngày cuối tuần chỉ đạt gần 400 xe xuất nhập khẩu/ngày).
Theo ông Hồ Tiến Thiệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, lượng xe tồn tại các cửa khẩu trên địa bàn luôn duy trì từ 2.300 - 2.600 xe (phần lớn là nông sản, trái cây tươi).
UBND tỉnh Lạng Sơn đã nhiều lần đề nghị phía Trung Quốc phân luồng, cho khôi phục thông quan để nhập khấu nông sản qua tất cả cảc cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn như: Chi Ma, Bình Nghi, Nà Nưa, Na Hình, Pò Nhùng để góp phần tăng khả năng thông quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh nhưng chưa được thực hiện.
Mặc dù, UBND tỉnh đã ban hành văn bản khuyến cáo các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, thương nhân xuất khẩu nông sản, hoa quả điều tiết giảm hoặc hạn chế đưa hàng hóa xuất khẩu lên các cửa khẩu của Lạng Sơn nhưng lượng xe lên cửa khẩu vẫn duy trì ở mức 400 - 450 xe/ngày.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cũng đánh giá cao việc Lạng Sơn và các tỉnh Trung Quốc đã sáng tạo trong việc xây dựng quy trình kiểm soát dịch và thông quan hàng hóa, khôi phục thương mại song phương.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, nguyên nhân chính dẫn đến ùn ứ nông sản tại cửa khẩu do thiếu nhân lực bốc xếp và cả hai nước vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát dịch bệnh COVID-19.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khuyến cáo, các tỉnh, doanh nghiệp, thương nhân cần giãn tiến độ đưa hàng lên biên giới; các doanh nghiệp chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch; tăng cường giao hàng sang Trung Quốc bằng đường sắt.
Cùng với các khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường chế biến, tiêu thụ nội địa thì hi vọng sẽ sớm giải quyết được bài toán ùn ứ tại các cửa khẩu.
Đến tháng 3/2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và Quảng Tây (Trung Quốc) đã có 6/12 cặp cửa khẩu thực hiện thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa.
Tổng số lượng xe chở hàng xuất nhập khẩu thông quan qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay đạt trên 70.000 xe container.
Riêng tính từ ngày 5/2 đến hết ngày 16/4 đạt 45.934 xe (trong đó xuất khẩu 24.419 xe, nhập khẩu 21.515 xe), tương đuơng trên 1,3 triệu tấn hàng hóa.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ đầu năm uớc đạt trên 730 triệu USD; trong đó xuất khẩu 425 triệu USD, nhập khẩu 305 triệu USD./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Lạng Sơn bác tin cửa khẩu Tân Thanh dừng tiếp nhận hàng
12:10' - 16/04/2020
Ngày 16/4, trước thông tin cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn dừng tiếp nhận hàng hóa, ông Phùng Quang Hội, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn, khẳng định, thông tin trên là chưa chính xác.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh thông quan hàng hoá tại các cửa khẩu phía Bắc
11:02' - 15/04/2020
Liên quan đến xuất nhập khẩu qua biên giới các tỉnh phía Bắc, Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, tính đến ngày 13/4 đã có 913 xe xuất khẩu, 889 xe nhập khẩu; tổng số xe tồn 2.229 xe.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát chặt để tránh dịch COVID-19 lây lan tại cửa khẩu biên giới
21:50' - 09/04/2020
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm tăng cường các biện pháp quản lý tại cửa khẩu biên giới để tránh dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Nội Bài dự kiến đón hơn 2.000 lượt khách/giờ cao điểm dịp 30/4 - 1/5
08:39'
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 4/5 năm nay, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài dự kiến sản lượng hành khách và chuyến bay tăng mạnh
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam: Điểm đến mới của các nhà sản xuất ô tô toàn cầu
21:29' - 25/04/2025
Hãng xe thuộc tập đoàn Volkswagen đã chọn Việt Nam làm bàn đạp chinh phục Đông Nam Á - thị trường cạnh tranh khốc liệt, thông qua liên doanh với đối tác địa phương là Tập đoàn Thành Công.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội
20:23' - 25/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 827/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội ...
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử 2025
19:40' - 25/04/2025
Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2025 với 74,7 điểm. Đứng thứ hai là thành phố Hồ Chí Minh với 73,5 điểm...
-
Kinh tế Việt Nam
Giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô chưa đáp ứng yêu cầu
19:32' - 25/04/2025
Tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô chưa đáp ứng yêu cầu, tập trung chủ yếu thuộc phạm vi đất nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Thống nhất đề xuất miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ Mầm non, học sinh phổ thông công lập, dân lập, tư thục
18:23' - 25/04/2025
Ttheo dự thảo Nghị quyết, Nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em Mầm non, học sinh Phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục...
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Rịa-Vũng Tàu: Nhiều dự án được gia hạn thời gian bố trí vốn vẫn vướng giải phóng mặt bằng
16:47' - 25/04/2025
Còn lại 37 dự án đang triển khai thì có đến 23 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc bồi thường giải phóng mặt bằng; trong đó một số dự án đã vướng mắc nhiều năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Petrolimex: Nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu
14:56' - 25/04/2025
Với giá dầu giảm nhanh và mạnh như hiện nay, cộng thêm các biến động địa chính trị phức tạp trên thế giới, 2025 sẽ là năm có nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai lập ban chỉ đạo triển khai giải pháp thúc đẩy tăng trưởng 2 con số
14:48' - 25/04/2025
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.