Các yếu tố bất ổn ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Malaysia
Mặc dù đang trên đà phục hồi nhưng các nhà kinh tế cảnh báo rằng quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Malaysia vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi những bất ổn trên toàn cầu.
Giáo sư Geoffrey Williams thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Malaysia cho biết, cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt của Trung Quốc và việc Mỹ và châu Âu thắt chặt chính sách tiền tệ là những yếu tố chính có thể tác động đến tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Malaysia.
Trao đổi với StarBiz, Giáo sư Williams cho rằng dự báo triển vọng ảm đạm của kinh tế quốc tế sẽ là yếu tố quyết định GDP quý II/2022 của Malaysia, chứ không phải là dịch COVID-19 và việc mở cửa lại biên giới. Trong kịch bản khả quan nhất, ông cho rằng GDP quý II dự báo sẽ tăng 1,3% so với quý I/2022 và 2,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo kịch bản này, tăng trưởng GDP sẽ duy trì ổn định trong nửa đầu năm 2022. Điều này trái ngược với quan điểm cho rằng Malaysia sẽ phục hồi mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng hàng năm gần 5,5-6%. Trong kịch bản trên, nhiều khả năng tăng trưởng năm 2022 sẽ chỉ là 3,5%. Với một kịch bản ảm đạm khác, ông Williams dự đoán GDP của Malaysia sẽ có chiều hướng “tiêu cực hơn”. Năm ngoái, kinh tế Malaysia tăng trưởng 3,1%.
Trong kịch bản khả quan, Giáo sư Williams kỳ vọng sẽ chứng kiến sự phục hồi có hệ thống và tiến bộ, phù hợp với tốc độ tăng trưởng tiềm năng của nền kinh tế trong nửa cuối năm 2022. Ông nói: “Đóng góp của nhu cầu bên ngoài dự kiến sẽ gần bằng 0, phản ánh sự yếu kém mang tính chu kỳ tại Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc”.
Malaysia đang dần nới lỏng các quy trình vận hành tiêu chuẩn liên quan đến dịch COVID-19 kể từ cuối năm 2021 và cuối cùng đã mở cửa biên giới chào đón khách du lịch quốc tế từ ngày 1/4. Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin đã thông báo về việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến dịch bệnh.
Theo Giám đốc điều hành Trung tâm Giáo dục Thị trường Carmelo Ferlito, các biện pháp nới lỏng được công bố gần đây sẽ là động lực tốt cho ngành du lịch. Tuy nhiên, ông cho rằng tác động của việc nới lỏng có thể sẽ thấy rõ hơn trong quý III, thay vì quý II năm nay. Ông nói: “Chúng ta vẫn có thể kỳ vọng vào động lực xuất khẩu nhờ đồng nội tệ RM yếu hơn (tạm thời tốt cho xuất khẩu nhưng có hại cho nền kinh tế nói chung)”. Ông cũng kỳ vọng các khoản đầu tư tư nhân sẽ có sức hút, nhưng điều này cũng phụ thuộc rất nhiều vào những gì đang diễn ra trên mặt trận quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh tiếp diễn xung đột Nga-Ukraine và lạm phát toàn cầu tăng cao.
Theo dự báo của nhà kinh tế học của Đại học HELP, Tiến sỹ Paolo Casadio, GDP quý I/2022 của Malaysia dự kiến sẽ giảm 1,5% so với quý trước và giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2021. Điều này có thể là do đầu tư bị thu hẹp, nhu cầu bên ngoài tăng trưởng âm và tiêu dùng tư nhân bị đình trệ.
Tiến sỹ Paolo cho biết ông không nhận thấy mô hình rõ ràng nào trong tiêu dùng và đầu tư tư nhân vốn được cho là phù hợp với sự chuyển đổi tích cực của nền kinh tế hướng tới sự phục hồi có hệ thống và bền vững.
Do vậy, giai đoạn hồi phục hiện tại là “quá trình chuyển đổi khó khăn”. Ông cũng cho rằng có rất nhiều điểm yếu và nguy cơ của giai đoạn suy thoái mới, mặc dù nguy cơ suy thoái chỉ khoảng 25%. Thu nhập khả dụng và của cải trong các hộ gia đình không phục hồi do tăng trưởng lương thực tế yếu, việc làm tăng chậm và tình trạng rút tiền liên tục từ Quỹ bảo trợ của người lao động để tài trợ cho chi tiêu hiện tại, ngay cả trong nhóm dân số có thu nhập trung bình.
Trong khi đó, ông Ferlito cho biết, GDP của Malaysia năm 2021 tăng 3,1%, nhưng tăng trưởng chủ yếu được thúc đẩy bởi chi tiêu chính phủ và tiêu dùng tư nhân. Điều này có nghĩa là tăng trưởng phụ thuộc vào các trụ cột “rất không ổn định” mà về cơ bản do nợ hộ gia đình, ngân sách chính phủ và lạm phát. Ông nhấn mạnh rằng các khoản đầu tư tư nhân vẫn “khá trì trệ” vào năm 2021. Các động lực chính của con đường tăng trưởng bền vững là tiết kiệm, vốn không được đo lường bằng GDP và đầu tư tư nhân.
Malaysia sẽ đi đúng hướng nếu các khoản đầu tư tư nhân tăng trưởng, đồng thời xem xét kỹ hơn các động lực tiết kiệm. Ông Ferlito cũng lưu ý rằng Ngân hàng trung ương Malaysia đã dự đoán đầu tư tư nhân sẽ phục hồi khả quan trong năm 2022. Tuy nhiên, ông tin rằng nhiều yếu tố không chắc chắn vẫn đang hiện hữu, đặc biệt là trong quý đầu tiên của năm 2022.
Tình hình chính trị Malaysia cũng có thể có tác động đến GDP của nước này. Ông kỳ vọng sẽ có các cuộc bầu cử với sự xuất hiện của đa số ủng hộ với chương trình nghị sự cải cách. Sau đó là vấn đề lớn liên quan Trung Quốc khi năm 2021 nước này chiếm tới 15,5% xuất khẩu của Malaysia. Trung Quốc là đối tác thương mại đầu tiên của Malaysia và do đó cách tiếp cận "Không COVID" (Zero COVID) của nước này chắc chắn sẽ có tác động đến nền kinh tế Malaysia. Bên cạnh đó, những bất ổn địa chính trị ở châu Âu cũng có thể có tác động đến hoạt động kinh tế của Malaysia. Châu Âu chiếm khoảng 7% thương mại quốc tế của Malaysia, cả về xuất nhập khẩu.
Giáo sư Williams cho rằng trọng tâm hiện nay là ổn định giá cả và duy trì các điều kiện tín dụng mở rộng. Cho đến nay, Chính phủ Malaysia đã quản lý tốt việc kiềm chế lạm phát thông qua việc kiểm soát giá xăng dầu và giá các mặt hàng khác. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm khi cho phép tăng giá điện đối với những người không phải dân cư Malaysia vào tháng Ba vừa qua, dẫn đến nguy cơ lạm phát tăng thêm 0,5 điểm phần trăm. Mức tăng này nên được đảo ngược để đảm bảo mức lạm phát thấp nhằm hỗ trợ sức mua. Điều này có thể thực hiện bằng cách phân bổ lại sự gia tăng lợi nhuận và chi phí của dầu và khí đốt mà các công ty liên kết với chính phủ khác đang gặp phải và tránh chuyển sức ép sang các công ty và hộ gia đình.
Trong khi đó, Tiến sỹ Casadio hy vọng Ngân hàng trung ương Malaysia sẽ duy trì các điều kiện mở rộng hiện tại và không điều chỉnh lãi suất chủ chốt cho đến nửa cuối năm 2022./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Hệ thống ngân hàng Malaysia duy trì vị thế vững chắc cho quá trình phục hồi kinh tế
07:46' - 30/04/2022
Trong báo cáo thường kỳ tháng 3/2022, Ngân hàng trung ương Malaysia (BNM) khẳng định hệ thống ngân hàng của nước ngày tiếp tục duy trì vị thế vững chắc nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế.
-
DN cần biết
Malaysia ra mắt sản phẩm du lịch mới mang tên Blue Ring Hole
08:50' - 29/04/2022
Bộ Du lịch, Nghệ thuật và Văn hóa Malaysia (MOTAC) đã xác định một điểm lặn biển mang tính biểu tượng với tên gọi Blue Ring Hole tại bang Sabahlà sản phẩm du lịch mới của quốc gia Đông Nam Á này.
-
Thị trường
MIDF Research nâng dự báo lạm phát giá tiêu dùng của Malaysia năm 2022 lên 2,5%
08:55' - 28/04/2022
Công ty cung cấp các dịch vụ tài chính MIDF Research mới đây đã nâng dự báo lạm phát giá tiêu dùng của Malaysia năm 2022 từ 2,1% lên 2,5%.
-
Phân tích - Dự báo
Thương mại và đầu tư: Chìa khóa tăng trưởng bền vững của Malaysia
06:30' - 28/04/2022
Triển vọng trung hạn của kinh tế Malaysia vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, để đảm bảo tăng trưởng bền vững, quốc gia Đông Nam Á này cần đẩy mạnh kết nối thương mại và đầu tư.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Giá dầu thế giới lao dốc: Lợi nhuận ngành nào sẽ “bốc hơi”?
09:59' - 06/04/2025
Với giá dầu thế giới ghi nhận tuần xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng và được dự báo tiếp tục lao dốc. Lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành dầu khí, xăng dầu liệu có “bốc hơi” như quy luật?
-
Phân tích - Dự báo
Chính phủ Anh và thách thức cân bằng ngân sách
06:30' - 06/04/2025
Theo bài viết trên tờ The Economist, Chính phủ Công đảng tại Anh đang tìm giải pháp nhằm cân bằng thu chi ngân sách, trong bối cảnh nền kinh tế của nước này trì trệ kéo dài.
-
Phân tích - Dự báo
Toàn cầu hóa đã kết thúc?
05:30' - 06/04/2025
Các biện pháp thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố đã làm lu mờ mọi dự báo. Các nhà kinh tế đều dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu tác động to lớn.
-
Phân tích - Dự báo
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài cuối: Khép lại kỷ nguyên toàn cầu hóa?
06:30' - 05/04/2025
Việc tháo gỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và chuyển sản xuất về Mỹ là nhiệm vụ đầy thách thức, ít nhất là về chi phí.
-
Phân tích - Dự báo
"Cơn địa chấn" thuế quan – Bài 1: Thông điệp cứng rắn
05:30' - 05/04/2025
Theo ước tính sơ bộ, nếu được thực hiện đầy đủ, mức thuế nhập khẩu trung bình của Mỹ sẽ tăng khoảng 17 điểm phần trăm, lên hơn 20%.
-
Phân tích - Dự báo
“Gian nan” kinh tế Nhật Bản
06:30' - 04/04/2025
Trưởng ban chính sách của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ông Itsunori Onodera cho biết thuế quan do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt có thể gây ra khủng hoảng kinh tế tại Nhật Bản.
-
Phân tích - Dự báo
Thuế quan ô tô mới của Mỹ: Ai được, ai mất?
05:30' - 04/04/2025
Theo bài báo đăng trên tờ The Economist, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cam kết áp đặt thuế quan sâu rộng đối với hàng hóa nhập khẩu bắt đầu từ ngày 2/4, ngày mà ông gọi là "Ngày Giải phóng".
-
Phân tích - Dự báo
Nỗi lo tụt hậu của các hãng ô tô Đức
06:30' - 03/04/2025
Các nhà sản xuất ô tô Đức đã trải qua năm 2024 nhiều khó khăn với lợi nhuận sụt giảm, cạnh tranh khốc liệt.
-
Phân tích - Dự báo
Thời hoàng kim đang đến với các công ty kỳ lân Trung Quốc
05:30' - 03/04/2025
Thị trường vốn quốc tế đang thể hiện niềm tin vào sự đổi mới công nghệ và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bằng những hành động thiết thực.