Cách nào bảo vệ người tiêu dùng tránh sản phẩm giả mạo?
Việc xác thực nguồn gốc sản phẩm chính hãng thông qua tem truy xuất là một phần không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo các chuyên gia, đây là xu hướng mới bảo vệ người tiêu dùng tránh sản phẩm giả mạo dẫn tới “tiền mất, tật mang” và đảm bảo được lợi thế cạnh tranh bình đẳng cho doanh nghiệp.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết: Tem truy xuất nguồn gốc là loại tem điện tử có chứa mã QRcode (mã xác thực) được các doanh nghiệp dán lên những sản phẩm của doanh nghiệp mình sản xuất và cung cấp. Đây cũng có thể xem là một phần căn cứ đáng tin cậy để tra cứu về nguồn gốc xuất xứ, những thông tin cần thiết của sản phẩm.
Việc quy định về tem truy xuất nguồn gốc là cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc quản lý sản phẩm. Mỗi tem truy xuất nguồn gốc có một mã xác thực duy nhất. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể nắm rõ được những thông tin cần thiết về sản phẩm trước khi chọn mua.
Đặc biệt, trên bề mặt tem lưu giữ những thông tin đã được mã hóa, khi sử dụng phần mềm hoặc ứng dụng kiểm tra quét mã QR, mọi thông tin về sản phẩm như: nguồn gốc, ngày sản xuất, hạn sử dụng cũng như lưu ý khi sử dụng sản phẩm hoặc thông tin liên quan đến sản phẩm sẽ được hiển thị một cách đầy đủ.
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, để kiểm tra nguồn gốc sản phẩm, người tiêu dùng chỉ cần thực hiện hai thao tác đơn giản. Cụ thể nhưhuẩn bị ứng dụng (app) để quét mã QR, có thể sử dụng app Wincheck hay một số dòng điện thoại đời mới có chức năng quét mã tại ứng dụng camera của máy; Sau đó, hướng camera vào hình mã QRcode và bấm vào link hiển thị. Tại đây, màn hình sẽ hiển thị chính xác thông tin của sản phẩm.
Tem truy xuất nguồn gốc mang lại nhiều lợi ích cho cả người tiêu dùng, doanh nghiệp và xã hội. Đơncử, với người tiêu dùng, việc nắm bắt được nguồn gốc sản phẩm sẽ giúp bảo vệ quyền lợi sức khỏe, tài chính giúp tìm ra sản phẩm tốt của doanh nghiệp uy tín, mua đúng giá hàng hóa, loại bỏ nỗi lo mua sử dụng đồ không chính hãng.
Hơn nữa, người tiêu dùng truy xuất nhiều thông tin kèm theo khác như thời gian bảo hành, chương trình khuyến mãi ưu đãi, chỉ cần quét loại tem truy xuất QRcode công nghệ mới. Từ đó xây dựng lòng tin giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất là doanh nghiệp.
Riêng với doanh nghiệp, tem truy xuất nguồn gốc QRcode giúp chứng minh với khách về sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn…Qua đó, doanh nghiệp sẽ có được niềm tin của khách hang, là yếu tố mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn.
Ngoài ra, tem truy xuất QRCode trên sản phẩm giúp hệ thống kinh doanh vận hành công ty không mắc lỗi, bằng cách kiểm soát và quản lý chuỗi cung ứng, vận chuyển và phân phối sản phẩm từ nguồn gốc đến khách hàng cuối cùng. Điều này giúp cải thiện hiệu quả và đảm bảo chất lượng trong chuỗi cung ứng và tạo niềm tin cho khách hàng.
Đối với cơ quan nhà nước, việc này giúp theo dõi nguồn gốc và quy trình sản xuất giúp phát hiện và ngăn chặn việc khai thác trái phép, kiểm soát nhập khẩu hàng hóa của đất nước.
Các doanh nghiệp điều sử dụng tem truy xuất QRcode giúp tăng cường phát triển kinh tế của đất nước. Đồng thời, tạo ra giá trị gia tăng và thu hút đầu tư bằng cách đảm bảo chất lượng sản phẩm và tăng cường lòng tin của các đối tác kinh doanh quốc tế.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các giải pháp công nghệ số, đồng thời khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng các giải pháp phát triển các sản phẩm trong giao dịch thương mại điện tử, Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) đã vận hành hệ thống xác thực hàng chính hãng thông qua QRCode trong thương mại điện tử tại địa chỉ https://truyxuat.gov.vn/.
Đại diện Trung tâm Tin học và Công nghệ số kỳ vọng giải pháp này sẽ góp phần thực hiện tốt việc quản lý, kiểm soát thị trường hàng hóa thông qua việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Bộ Công Thương đặt mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt trong TMĐT đạt 50%
20:21' - 30/09/2023
Thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Công Thương đặt mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Đến năm 2030, Bắc Giang cần khoảng 6.300 lao động ngành bán dẫn
18:54' - 29/11/2024
Dự kiến giai đoạn 2025-2030, ngành bán dẫn tại Bắc Giang có nhu cầu tuyển khoảng 6.300 lao động; trong đó, lao động trình độ cao đẳng trở lên là 1.200 lao động; lao động phổ thông là 5.100 lao động.
-
DN cần biết
Văn hóa kinh doanh: Sức mạnh mềm đem lại lợi ích quốc gia
09:15' - 29/11/2024
Văn hóa doanh nghiệp trở thành hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Bởi văn hóa doanh nghiệp có mạnh thì doanh nghiệp mới mạnh và phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy định khi tham gia Online Friday 2024
17:03' - 28/11/2024
Doanh nghiệp, tổ chức, các nhà sáng tạo nội dung khi tham gia chương trình cần đảm bảo kinh doanh hoặc hỗ trợ người bán kinh doanh hàng hóa chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng...
-
DN cần biết
Quản trị hiệu quả tài nguyên nhãn hiệu tại doanh nghiệp
16:37' - 28/11/2024
Hội nhập kinh tế mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam để tiếp cận thị trường quốc tế nhưng cũng nhiều thách thức trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, cả ở trong và ngoài nước.
-
DN cần biết
Giải mã sức hút của kim cương nhân tạo với người tiêu dùng
15:06' - 28/11/2024
Kim cương nhân tạo đã dần trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với người tiêu dùng trên toàn cầu, đặc biệt là trong ngành trang sức.
-
DN cần biết
Xu hướng xanh hóa trong xây dựng thương hiệu
15:00' - 28/11/2024
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm yếu tố xanh, sạch, thân thiện với môi trường và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng.
-
DN cần biết
Hàn Quốc nới lỏng quy định về chuyển đổi thị thực cho lao động lành nghề
08:33' - 28/11/2024
Hàn Quốc sẽ cải đổi chính sách nhập cư để thu hút hơn 100.000 lao động nước ngoài xuất sắc trong 5 năm tới.
-
DN cần biết
Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Bulgaria
18:58' - 27/11/2024
Việt Nam – Bulgaria có nhiều dư địa hợp tác đa lĩnh vực từ công nghiệp công nghệ cao, chế tạo ô tô, nông nghiệp và chế biến thực phẩm đến y tế, giáo dục…
-
DN cần biết
Thiết lập tiêu chuẩn xanh với hàng hoá xuất khẩu vào EU
16:19' - 27/11/2024
CEAP dự báo sẽ tác động mạnh tới thương mại toàn cầu, nhất là giao thương từ các nước với EU. Đồng thời đặt ra những yêu cầu mới cho nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào EU và chuỗi cung ứng.