Cách nào nhận diện, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái?
6 tháng cuối năm sẽ là khoảng thời gian “nóng” trên mặt trận chống hàng giả, hàng nhái. Bởi, mặc dù dịch COVID-19 được kiểm soát nhưng vấn nạn hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhất là trên thương mại điện tử đã trở lại và diễn biến phức tạp hơn.
Do đó, để ngăn chặn hoạt động buôn bán hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng và ý thức tự bảo vệ thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp cũng như việc nhận diện và tham gia tố giác các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả của người dân.
Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã nhấn mạnh như vậy tại Tọa đàm Nhận diện và giải pháp ngăn chặn hành vi buôn lậu, hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại do Tạp chí Công Thương tổ chức sáng 28/7 tại Hà Nội.Theo ông Trần Hữu Linh, việc chống hàng giả luôn diễn ra dai dẳng và ngày càng trở nên nhức nhối, tinh vi và phủ khắp trên các địa bàn cả nước với đa dạng mặt hàng.
Nếu như trước đây hàng giả chỉ tập trung chủ yếu vào những mặt hàng phổ biến như mỹ phẩm, đồ gia dụng…thì nay hàng giả đã góp mặt vào cả những mặt hàng như xăng dầu, mật ong, phân bón. Có thể thấy rằng, một năm trở lại đây tình trạng xăng dầu giả, xăng dầu kém chất lượng trở nên phổ biến; tiếp đó là các mặt hàng vật tư nông nghiệp, phân bón. Qua kiểm tra, kiểm soát, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã liên tục phát hiện nhiều vụ việc sản xuất phân bón giả ngay tại thị trường nội địa. Nhiều vụ việc vi phạm rất nghiêm trọng, thậm chí trộn cả đất cả xỉ vào để làm phân bón bán ra ngoài thị trường. Hay chỉ cách đây 2 ngày, Tổng cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh phối hợp cùng với Công an tỉnh Bắc Ninh kiểm tra bắt giữ một số lượng rất lớn 20 tấn nước hoa của các thương hiệu nổi tiếng có dấu hiệu giả mạo hoàn toàn; đồ gia dụng, vật tư y tế, giả cả những nhãn mác của thực phẩm... Ngoài ra, hiện nay mua sắm chủ yếu thực hiện qua sàn thương mại điện tử nên tại các mô hình kinh doanh online, sàn giao dịch thương mại điện tử, hàng giả thậm chí là vận chuyển một cách tương đối công khai qua việc lợi dụng kẽ hở từ chuyển phát của các hãng chuyển phát công khai chính thức. Điều này làm cho lực lượng chức năng rất là khó đối phó. Không những thế, khi Trung Quốc siết chặt chính sách do COVID-19 khiến hàng hoá phải xuất khẩu theo chính ngạch, các đối tượng lại tìm cách để luồn lách. Vì vậy, ngay trong nội địa vẫn có những đối tượng ở các làng nghề tiếp tục sản xuất hàng giả, tập trung chủ yếu vào đồ thực phẩm. Đơn cử, lực lượng quản lý thị trường mới kiểm tra một cơ sở kiểm tra và thu giữ cơ sở ở ngay huyện Hoài Đức, Hà Nội sản xuất mật ong ngay trong một hộ gia đình, một ngày hàng trăm lít mật ong giả hoàn toàn và chỉ có bán ở trên facebook.Chia sẻ tại toạ đàm, ông Nguyễn Hữu Tuấn - Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương): Trong bối cảnh COVID-19 vừa qua, thương mại điện tử như một cái phao cứu sinh cho doanh nghiệp để tồn tại.
Tuy nhiên, khi giá trị giao dịch cũng như số lượng giao dịch gia tăng sẽ đi kèm phát sinh như hàng giả, hàng nhái cũng như lừa đảo trên môi trường trực tuyến do người mua, người bán không gặp nhau nên những hành vi phạm trong thương mại điện tử cũng có xu hướng gia tăng. Thực tế cho thấy, các đối tượng đăng thông tin hoặc livestream bán hàng ở một nơi nhưng kho ở một nơi hoặc thậm chí bán hàng qua các trung gian để kiếm lời hoặc chia kho ra ở rất nhiều các tỉnh, thành phố khác nhau gây khó khăn cho cơ quan chức năng khi đi kiểm tra, xử lý vi phạm. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng bảo vệ thương hiệu khiến truyền thông còn hạn chế, hoặc bản thân doanh nghiệp biết là đối tượng làm giả nhưng không muốn công khai những cái đặc thù, đặc điểm nhận dạng hàng giả. Do vậy, cơ quan chức năng mời các chủ thể quyền làm việc thì phối hợp cũng chưa đầy đủ, hoặc doanh nghiệp chưa áp dụng công nghệ mới về truy xuất nguồn gốc hay là tem chống giả.... Đối với các sàn thương mại điện tử không kiểm soát triệt để được bởi đối tượng đăng tải với nhiều tên khác nhau và các hình thức tinh vi qua mắt. Hơn nữa, người tiêu dùng dù biết là hàng giả, hàng nhái nhưng vẫn chuộng thương hiệu và giá rẻ nên vô tình đã tiếp tay cho hàng giả. Cũng có trường hợp do mua trực tuyến nên không đánh giá hết chất lượng mà vô tình mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.Theo ông Nguyễn Đăng Sinh - Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP), trong 2 năm diễn ra COVID-19, thống kê giữa Tổng cục quản lý thị trường và Cục Thương mại điện tử và kinh tế số phối hợp tổ chức kiểm tra 3000 vụ và đã xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử đến 20 tỷ đồng.
Với cái chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu đồng hành cùng doanh nghiệp đưa ra giải pháp chống hàng giả. Bởi có rất nhiều doanh nghiệp không có đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước, đến lúc lực lượng chức năng xử lý những trường hợp bị làm giả hàng hóa cũng không thể chứng minh được. Do đó, Hiệp hội liên tục nhắc nhở doanh nghiệp, nhất là các doanh doanh nghiệp vừa và nhỏ rất sơ suất trong việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Mới đây, Hiệp hội cũng đã thống kê tìm hiểu các đơn vị áp dụng kinh tế số, kỹ thuật số ngay cả bao bì nhằm giúp doanh nghiệp hạn chế bị làm giả sản phẩm, thậm chí ngay cả từ khâu bao bì. Đại diện phía doanh nghiệp, ông Phạm Quốc Lộc - Thành viên Ban lãnh đạo Công ty TNHH URC Việt Nam, Giám Đốc Nhà máy URC Hà Nội bày tỏ: Trước vấn nạn hàng giả, URC rất lo lắng việc khách hàng mua phải hàng giả, hàng nhái, còn doanh nghiệp bị ảnh hưởng thương hiệu và giảm uy tín. Do vậy, thời gian qua URC phải thực hiện những chiến dịch giới thiệu tên những nhãn hàng tới người tiêu dùng để họ có thể phân biệt được hàng chính hãng. Ngoài ra, công ty đã hướng dẫn nhà phân phối biết cách xác định được hàng giả, hàng nhái để phát hiện kịp thời nhằm bảo vệ người tiêu dùng tránh mua phải sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Ông Trần Hữu Linh cho biết thêm: Thời gian vừa qua lực lượng triển khai rất nhiều hoạt động và với mỗi đối tượng đều phải có những hành động riêng nhưng tựu chung lại vẫn là cần một chế tài đủ mạnh và đủ sức răn đe. Ngoài ra, lực lượng luôn coi hàng giả và thương mại điện tử là nội dung trọng tâm trong hoạt động chuyên môn của lĩnh vực thị trường. Vì thế, việc phòng, chống hàng giả và gian lận thương mại trên môi trường thương mại điện tử được cả lực lượng tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý. Đây là cả một mặt trận đòi hỏi về phía doanh nghiệp cần phải có nhận thức sâu sắc và hiệp hội phải có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến để doanh nghiệp ý thức tự bảo vệ thương hiệu. Về phía người tiêu dùng, lực lượng đã liên tục phổ biến thông qua các kênh với nhiều hình thức tuyên truyền, thậm chí còn tổ chức những phòng trưng bày để giúp cho người dân phân biệt hàng thật, hàng giả. Đặc biệt, năm nay Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương và cụ thể Tổng cục Quản lý thị trường sẽ trình Thủ tướng Chính phủ 3 đề án tập trung vào chống hàng giả. Ông Trần Hữu Linh dự báo, chỉ trong vòng hai đến ba năm nữa, tỷ lệ kiểm tra, kiểm soát đối với lực lượng của thị trường phải là 60% ở trên mạng và chỉ còn 20-30% là tại hiện trường. Bởi gian lận thương mại sẽ chủ yếu trên không gian mạng và phải có những cái mặt hàng, ngành hàng trọng điểm. Thay đổi thói quen là một thứ rất khó nên cần tuyên truyền vận động theo hướng đa dạng hóa lên nhiều hình thức tới doanh nghiệp, người tiêu dùng nhằm góp phần đẩy lùi vấn nạn hàng giả./.Tin liên quan
-
Thị trường
Quản lý thị trường tiếp tục kiểm soát các mặt hàng nóng
17:30' - 25/07/2022
Lực lượng quản lý thị trường sẽ tập trung kiểm tra kiểm soát mặt hàng xăng dầu, phân bón, an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu; hàng giả, hàng nhái trong dịp khai giảng, Tết Dương lịch và Tết Âm lịch..
-
Thị trường
Trưng bày truyền thống dấu ấn quản lý thị trường
15:46' - 01/07/2022
Từ 1-6/7, tại 62 Tràng Tiền (Hà Nội), phòng trưng bày truyền thống với chủ đề “Dấu ấn Quản lý thị trường” chính thức mở cửa giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của quản lý thị trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Siết chặt quản lý thuốc, sữa và thực phẩm chức năng tại Phú Yên
12:57'
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên đã triển khai quyết liệt công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, giám sát hoạt động lưu thông, phân phối tại các kênh bán lẻ, đại lý…
-
Hàng hoá
Phát hiện 100kg ruốc gà không rõ nguồn gốc
11:04'
Qua kiểm tra, quản lý thị trường phát hiện cửa hàng đang kinh doanh 100kg ruốc gà đựng trong các túi nilon trắng, không có thông tin về nơi sản xuất hoặc xuất xứ hàng hóa.
-
Hàng hoá
Năng lượng dẫn đà tăng của thị trường hàng hóa
10:58'
Nhóm năng lượng dẫn dắt đà tăng toàn thị trường khi giá của toàn bộ 5 mặt hàng đóng cửa trong sắc xanh. Tâm lý đầu tư dần ổn định trong bối cảnh chờ đợi kết quả đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên
08:49'
Trong phiên giao dịch sáng 12/5, giá dầu châu Á đi lên sau khi Mỹ và Trung Quốc cùng báo cáo đạt được "tiến bộ đáng kể" sau hai ngày đàm phán nhằm hạ nhiệt cuộc chiến thương mại.
-
Hàng hoá
Giá gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất gần hai năm
18:04' - 10/05/2025
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm vào tuần này do nhu cầu giảm và đồng rupee mất giá.
-
Hàng hoá
Kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD
13:03' - 10/05/2025
Ngành hàng này đã mang lại giá trị thu nhập cao cho nông dân và là một trong những ngành trồng trọt có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
-
Hàng hoá
Các thương hiệu xa xỉ lại bỏ khuyến mãi sâu trên nền tảng thương mại điện tử Tmall
18:02' - 09/05/2025
Các thương hiệu xa xỉ như Balenciaga, Versace và Valentino đang giảm bớt hoặc loại bỏ các chương trình khuyến mãi sâu trên nền tảng thương mại điện tử Tmall ở Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng nhưng tăng mạnh giá
17:10' - 09/05/2025
Xuất khẩu hồ tiêu những tháng đầu năm 2025 giảm về lượng nhưng tăng mạnh về giá trị nhờ giá xuất khẩu tăng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tiếp tục tăng do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt
15:37' - 09/05/2025
Giá dầu tăng phiên chiều 9/5, tiếp nối mức tăng khoảng 3% của phiên trước, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - hai nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới - có dấu hiệu hạ nhiệt.