Cách phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh khi ở nhà
Vụ một học sinh lớp 5 trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) bị điện giật tử vong tại nhà vào sáng 10/9 đã một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc trang bị kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ, trong đó có vấn đề an toàn thiết bị học tập.
Qua vụ việc này, càng thấy rõ hơn về vai trò, trách nhiệm, sự quan tâm phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc quản lý, chăm sóc, hướng dẫn học sinh, nhất là trong giai đoạn giãn cách xã hội, học sinh tạm dừng đến trường.
Nâng cao ý thức, trách nhiệm
Ngay sau khi vụ việc đau lòng xảy ra, nhiều nhà trường đã đăng trên trang web hướng dẫn học sinh cách phòng tránh tai nạn thương tích khi ở nhà mùa dịch. Trên nhóm lớp, nhiều giáo viên chủ nhiệm cũng gửi thông điệp cảnh báo, nhắc nhở phụ huynh kiểm tra các thiết bị điện tử con đang sử dụng để học trực tuyến. Nhiều phụ huynh cũng tìm những thông tin về phòng tránh tai nạn thương tích trẻ để gửi cho nhau cùng thực hiện.
Trong hướng dẫn của Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, Trường Tiểu học Thủ Lệ (quận Ba Đình) gửi đến phụ huynh học sinh nêu rõ về cách phòng tránh bỏng, hóc, tắc nghẹn đường thở, điện giật, động vật cắn, ngộ độc thức ăn… cho học sinh, nhất là trong giai đoạn giãn cách xã hội, học sinh tạm dừng đến trường. Nhà trường cũng đề nghị gia đình cần quan tâm và tạo ra môi trường vui chơi đảm bảo an toàn cho trẻ tại nhà, đồng thời hướng dẫn trẻ chủ động phòng, chống tai nạn thương tích. Còn ngay trong tiết học cuối buổi sáng 10/9, giáo viên chủ nhiệm lớp 9A4 Trường Trung học cơ sở Nghĩa Tân, lớp 11D8 Trường Trung học phổ thông Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) cũng gửi thông báo tới các phụ huynh đề nghị phối hợp với giáo viên và nhà trường trong việc quản lý, hướng dẫn học sinh, đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị điện để học trực tuyến. Cô Trần Thị Hồng Anh, giáo viên chủ nhiệm lớp 1B Trường Tiểu học Ngô Quyền (quận Hai Bà Trưng) cho biết, từ năm học trước, mỗi lần triển khai dạy học trực tuyến, Ban giám hiệu nhà trường đều lưu ý giáo viên triển khai song song cả về nhiệm vụ học tập lẫn rèn luyện ý thức cho học sinh, đặc biệt là việc phối hợp với phụ huynh để quản lý và phòng tránh những nguy cơ tai nạn thương tích cho học sinh khi tạm dừng đến trường. “Tuy nhiên, sau sự việc đau lòng vừa qua, nhà trường đã yêu cầu các giáo viên thường xuyên trao đổi, tăng cường phối hợp với phụ huynh hơn nữa. Ngay trong giờ học trực tuyến tối 10/9, tôi cũng đã nói chuyện với học sinh, đồng thời gửi lời nhắc nhở đến các phụ huynh trong nội dung dặn dò trên nhóm lớp”, cô Trần Thị Hồng Anh cho biết thêm.Chung tay phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh
Đối với lứa tuổi học sinh, đặc biệt là cấp tiểu học, có rất nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích khi ở nhà như bỏng, ngộ độc thức ăn, tắc nghẹn đường thở, động vật cắn, điện giật…
Đã có khá nhiều vụ trẻ em bị thương và tử vong mà nguyên nhân là do sự nghịch ngợm thiếu hiểu biết của trẻ, sự chủ quan, lơ là của người lớn.
Có trường hợp trẻ bị điện giật tử vong vì sạc điện thoại giúp bố; có cháu bé 5 tuổi bị bỏng mặt và mắt, hoại tử 2 bàn tay vì cắm dây kẽm vào ổ điện.
Còn rất nhiều trường hợp vừa sạc vừa dùng các thiết bị điện tử dẫn đến cháy nổ thiết bị, gây thương tích nặng nề cho người sử dụng.
Hiện nay, học sinh Hà Nội đang phải tạm dừng đến trường, học trực tuyến để phòng, chống dịch COVID-19. Nhiều gia đình đã trang bị cho con các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thông minh. Với thời khóa biểu khoảng 4 tiết học/buổi sáng, học sinh sẽ phải sử dụng thiết bị trong thời gian khá dài.
Trong khi đó, không phải gia đình nào cũng có điều kiện trang bị thiết bị mới, hiện đại. Nếu sử dụng thiết bị cũ, học sinh sẽ phải vừa sử dụng vừa cắm sạc. Mặc dù hiểu về nguy cơ cháy nổ, song nhiều phụ huynh vẫn cho con vừa cắm sạc vừa học và nghĩ “chắc không sao, hết pin thì phải sạc”. Đây cũng là vấn đề đáng lo ngại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn bất ngờ.
Để phòng tránh những tai nạn thương tích cho học sinh khi ở nhà, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường thực sự cần thiết, đặc biệt là các kiến thức về an toàn thiết bị điện trong gia đình.Chị Nguyễn Linh Hằng (quận Hai Bà Trưng) cho rằng, bên cạnh học kiến thức thì việc trang bị những kỹ năng cơ bản cho học sinh là rất quan trọng, đặc biệt ở học sinh cấp tiểu học. Ở lứa tuổi này, các con còn nhỏ nên hay tò mò, nghịch ngợm mà chưa lường trước được nguy cơ.
“Nhiều người cho rằng con học ở nhà thì sẽ đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, thực tế thì ngay trong không gian ngôi nhà cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ. Nếu bố mẹ lơ là, chủ quan, bỏ qua không dạy con về cách sử dụng các thiết bị trong nhà, hoặc không nói rõ về hậu quả của những việc không được làm, con sẽ có xu hướng tự khám phá theo cách hiểu của con”, chị Hằng chia sẻ.
Cô Vũ Thị Thu Thủy, giáo viên chủ nhiệm lớp 5D Trường Tiểu học Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy) cũng cho rằng, mỗi lứa tuổi có sự hiểu biết và cách tiếp thu khác nhau. Vì thế, khi học sinh ở nhà một mình thì phải trang bị cho các em những kiến thức về kỹ năng sống cơ bản, liên quan trực tiếp đến các hoạt động khi học sinh ở nhà. Việc này cần sự phối hợp rất lớn từ phía gia đình bởi thực tế, giáo viên dặn dò học sinh có thể quên, nhưng khi bố mẹ nhắc nhở thường xuyên hoặc đưa ra quy định thì con lại rất nhớ.Thời gian qua, nhiều trường học ở Hà Nội đã có nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn cho học sinh các kiến thức về kỹ năng sống theo chủ đề qua các buổi nói chuyện của chuyên gia, các vở kịch của học sinh, lồng ghép trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, chào cờ hoặc trong tiết sinh hoạt của mỗi lớp.
Tuy nhiên, để học sinh nhớ lâu, dần hình thành thói quen thì phụ huynh lại đóng vai trò lớn, đặc biệt khi học sinh ở nhà. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cũng cần chủ động kết nối với phụ huynh để có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời giải quyết những vấn đề của học sinh.
Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến, những tai nạn thương tích xảy ra với học sinh, dù trong hay ngoài nhà trường đều hết sức đau lòng.
Các nhà trường và mỗi gia đình cần lưu tâm hơn nữa trong việc bảo vệ và hướng dẫn trẻ, cũng như có các biện pháp phòng ngừa trước những nguy cơ có thể gây thương tích cho trẻ. Việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ và học sinh cần có sự quan tâm phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình.
Trong đó, giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn cha mẹ học sinh, học sinh các kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích có thể xảy ra như điện giật, đuối nước, cháy nổ…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Hà Nội vận động hưởng ứng chương trình “Máy tính cho em” hỗ trợ học sinh khó khăn
16:43' - 10/09/2021
Sở Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội ký công văn liên tịch gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường, doanh nghiệp... về vận động hưởng ứng chương trình “Máy tính cho em”.
-
Kinh tế Việt Nam
Yêu cầu Bộ Tài chính hướng dẫn các địa phương hỗ trợ gạo cho học sinh
19:23' - 09/09/2021
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan triển khai, hướng dẫn các địa phương thực hiện việc hỗ trợ gạo năm học 2021-2022.
-
Kinh tế tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ học phí cho học sinh trường ngoài công lập
20:39' - 06/09/2021
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ học phí học kỳ I năm học 2021-2022 cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập bằng định mức học phí đang áp dụng cho các cơ sở giáo dục công lập.
-
Hàng hoá
Khan hàng máy tính, laptop phục vụ học sinh học trực tuyến
07:35' - 05/09/2021
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên năm học 2021-2022, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phải tổ chức khai giảng và dạy học trực tuyến (online) tại nhà đối với tất cả các cấp học (trừ mầm non).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Gia hạn nhận tác phẩm giải thưởng "Công nghệ từ trái tim"
12:32'
Ban tổ chức Giải thưởng ảnh và video "Công nghệ từ trái tim – Technology with heart" lần thứ 2 vừa thông báo gia hạn thời gian nhận tác phẩm dự thi đến hết ngày 15/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
Dư địa lớn để du lịch Lào Cai tăng tốc
11:52'
Du lịch Lào Cai tiếp tục ghi nhận tín hiệu tăng trưởng tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025, đặc biệt là sự gia tăng ổn định ở cả hai phân khúc là khách có lưu trú và khách trải nghiệm.
-
Kinh tế tổng hợp
Quảng Ninh thành lập thêm cụm công nghiệp
09:30'
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành quyết định 2419/QĐ-UBND thành lập Cụm công nghiệp Quảng Đức, xã Quảng Đức.
-
Kinh tế tổng hợp
An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên
09:08'
Dự kiến, thời gian di chuyển từ phường Rạch Giá đến phường Long Xuyên, Bình Đức và ngược lại dự kiến khoảng 90 phút đến 120 phút.
-
Kinh tế tổng hợp
Lào Cai kịp thời sơ tán nhiều hộ dân ra khỏi khu vực nguy cơ thiên tai
08:39'
Ngày 4/7, lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai cho biết đã kịp thời sơ tán toàn bộ 13 hộ dân với 77 nhân khẩu trên địa bàn ra khỏi khu vực sạt lở đất, bảo đảm an toàn tính mạng trước khi thiên tai xảy ra.
-
Kinh tế tổng hợp
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 4/7/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/7, sáng mai 5/7 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế tổng hợp
Sẽ có chính sách ưu đãi nổi trội để thu hút người học ngành STEM
20:39' - 03/07/2025
Tỉ lệ người học lĩnh vực STEM ở Việt Nam vẫn còn thấp. Đến nay chúng ta chỉ tiệm cận khoảng 27% - 31%, trong khi đó Singapore là 46%, Malaysia là 50%, Hàn Quốc 33%, Đức 39%...
-
Kinh tế tổng hợp
XSMB 4/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 4/7/2025. XSMB thứ Sáu ngày 4/7
19:30' - 03/07/2025
Bnews. XSMB 4/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 4/7. XSMB thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMB ngày 4/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu ngày 4/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMT 4/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 4/7/2025. XSMT thứ Sáu ngày 4/7
19:30' - 03/07/2025
Bnews. XSMT 4/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 4/7. XSMT thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMT ngày 4/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 4/7/2025.