Cách thức nào đưa kinh tế Việt Nam "thoát hiểm" trong đại dịch?
Làn sóng thứ tư của đại dịch COVID-19 đã đặt ra những thách thức không nhỏ đối với kinh tế Việt Nam. Trong đó, việc đảm bảo chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hoá vừa đáp ứng nhu cầu trong nước vừa phục vụ xuất khẩu là một trong những nhiệm vụ vô cùng khó khăn.
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô mới nhất, Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức khoảng 4,8% cho cả năm 2021. Dự báo này thấp hơn 2 điểm phần trăm so với ước tính trước đó, giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 đã có những tác động đáng kể đến các hoạt động kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này.Liên quan đến vấn đề này, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn với hai chuyên gia là Trưởng đại diện Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam, ông Shimizu Akira; và chuyên gia kinh tế trưởng WB tại Việt Nam, ông Jacques Morisset, để tìm hiểu về những cách thức đưa nền kinh tế “thoát hiểm” từ đại dịch.* JICA: Nguồn lực nội là “mạch sống” kinh tếTrong ấn bản mới nhất của Báo cáo Điểm lại - báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2021, WB nhận định mặc dù rủi ro theo hướng suy giảm đã gia tăng, song các yếu tố cơ bản vẫn vững chắc và nền kinh tế có thể quay lại tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) như giai đoạn trước đại dịch, ở mức từ 6,5% đến 7% từ năm 2022 trở đi.
Dự báo này được đưa ra dựa trên giả định đợt bùng phát dịch hiện nay sẽ dần được kiểm soát, tạo điều kiện để nền kinh tế phục hồi trong quý IV/2021. Ngoài ra, đối với khu vực kinh tế đối ngoại, dự báo cũng giả định quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu tiếp tục diễn ra sẽ đảm bảo môi trường nhu cầu cao đối với hàng hóa sản xuất của Việt Nam trong những thị trường xuất khẩu chủ lực. Báo cáo của WB cho rằng để nâng cao sự tự chủ về kinh tế, trong thời gian tới Việt Nam cần tận dụng các điều kiện hiện có để vươn mình trở thành công xưởng thế giới về công nghệ số. Đây cũng là mục tiêu của Chính phủ Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đặt mục tiêu đưa Việt Nam vào nhóm 50 quốc gia đi đầu về phát triển công nghệ thông tin ngay từ năm 2025. Thủ tướng cũng nêu rõ kinh tế số phải đóng góp 1/3 GDP của đất nước vào cuối thập niên, so với mức chỉ 5% hiện nay.Trả lời câu hỏi của phóng viên về thực trạng phát triển kinh tế số tại Việt Nam, chuyên gia kinh tế trưởng WB tại Việt Nam Jacques Morisset nhận định: “Chuyển đổi số đang diễn ra ở Việt Nam và cú sốc COVID-19 đang là nhân tố thúc đẩy lớn. Trên thực tế, từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, Việt Nam đã chứng kiến thay đổi lớn trong việc áp dụng công cụ số hoá mới ở cả khu vực tư nhân và khu vực công. Theo ước tính của WB vào tháng 6/2021, ở Việt Nam có khoảng 2/3 số doanh nghiệp tư nhân được tiếp cận các công nghệ có liên quan tới kinh tế số. Đây là bước nhảy vọt lớn so với giai đoạn trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra vào năm 2019”.
Mặc dù vậy, ông Morisset cho rằng Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm. Bên cạnh việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, Việt Nam cần khuyến khích áp dụng công nghệ số và thu hút đầu tư để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ tham gia vào kinh tế số, tiếp thu và phát triển kỹ năng, bảo mật dữ liệu cá nhân, và an ninh mạng. Ông nói: “Ngoài việc nâng cấp hạ tầng công nghệ số hiện nay, Việt Nam cũng cần trang bị kỹ năng số hoá cho người lao động và trở nên năng động hơn trong việc thích ứng với các công nghệ mới hiện đại. Trong ngắn hạn, Việt Nam có thể tận dụng sự hiện diện của nhiều doanh nghiệp công nghệ nổi tiếng như Intel, Apple hay Samsung để học hỏi và nâng cao năng lực số hoá cho lực lượng lao động địa phương đang làm việc cho những tập đoàn này. Cùng với đó, chính phủ có thể ban hành các sáng kiến thu hút nhân tài từ những kiều bào đang hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ số khắp thế giới. Đây là điều đã được chứng kiến ở các nước và khu vực đang đi đầu về kinh tế số như Hàn Quốc, Mỹ và châu Âu”. Trong dài hạn, Việt Nam cần đưa kỹ năng số vào giáo dục từ các giai đoạn đầu, đồng thời thúc đẩy sự linh hoạt để thích ứng với một môi trường công nghệ đang thay đổi từng ngày. Thế giới công nghệ thông tin chuyển mình rất nhanh chóng, cái hữu ích cách đây một năm giờ có thể đã lỗi thời hoặc không còn phù hợp. Trong bối cảnh này, sự phối hợp giữa chính phủ và khu vực tư nhân có thể giúp xác định và dự báo những kỹ năng nào sẽ có nhu cầu cao nhất trong tương lai./.- Từ khóa :
- JICA
- WB
- kinh tế VIệt Nam
- dịch COVID-19
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
WB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,8%
17:42' - 24/08/2021
Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến đạt 4,8% năm 2021, dù nền kinh tế đã ghi nhận những kết quả vững chắc trong nửa đầu năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch COVID-19 như thế nào?
18:19' - 04/08/2021
“Nền kinh tế Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch COVID-19 như thế nào?” là nội dung hội thảo do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 4/8 theo hình thức trực tuyến.
-
DN cần biết
JICA và nhiều hoạt động tại Việt Nam trong năm tài khóa
15:26' - 19/06/2021
Ngày 31/3/2021 đã đánh dấu kết thúc năm tài khóa 2020, ghi nhận những thành tích trong hoạt động của JICA tại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04' - 23/11/2024
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39' - 23/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38' - 23/11/2024
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.