Cách tiếp cận khác trong đảm bảo an ninh lương thực ASEAN
Theo bài phân tích trên trang mạng Fulcrum, để đảm bảo an ninh lương thực tại Đông Nam Á, việc giảm thiểu hoặc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính chỉ là một phần của giải pháp. Việc thích ứng với biến đổi khí hậu cũng quan trọng không kém và các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần nghiên cứu thêm cách tiếp cận này.
Thỏa thuận Paris 2015 mang tính bước ngoặt phản ánh tham vọng toàn cầu "hạn chế mức tăng nhiệt độ 1,5°C so với mức trước thời kỳ công nghiệp" vào cuối thế kỷ. Ngoại trừ Philippines, tất cả các quốc gia thành viên ASEAN sau đó đã đưa ra Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và tuyên bố mục tiêu phát thải ròng bằng 0 cho các ngành nông nghiệp thực phẩm của họ đa phần là vào giữa thế kỷ XXI. Trọng tâm của NDC là giảm thiểu, tức là giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Những nỗ lực như vậy là rất quan trọng, nhưng việc thích ứng với biến đổi khí hậu có thể sẽ hiệu quả hơn nếu xét đến mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực.Tác động của việc giảm thiểu khí thải toàn cầu rõ ràng là không đủ. Năm 2024 là năm nóng nhất được ghi nhận và là năm đầu tiên nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt quá 1,5°C so với mức trước thời kỳ công nghiệp. Gần đây hơn, thông báo của Washington về việc rút khỏi Thỏa thuận Paris đặt ra câu hỏi liệu các mục tiêu giảm thiểu có thể vẫn đạt được hay không sau động thái trên của quốc gia phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ hai thế giới (sau Trung Quốc).Liệu những nỗ lực của các quốc gia phát thải nhỏ hơn trong khu vực ASEAN có tạo ra sự khác biệt nào không? Có lẽ là không. Đông Nam Á chỉ chiếm 5,73% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu vào năm 2023, trong khi 5 nền kinh tế phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất (Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, EU27 và Nga) chiếm 60,28% lượng khí thải.
Mặc dù các nước thành viên ASEAN là những tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính tương đối nhỏ, nhưng họ đã phải chịu ảnh hưởng không cân xứng từ tác động của biến đổi khí hậu, như hạn hán, nhiệt độ và lượng mưa cao bất thường, thời tiết khắc nghiệt, gió mùa đến muộn, lũ lụt và mực nước biển dâng. Điều này đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và năng suất cây trồng, ví dụ gần đây nhất là lúa và dầu cọ.Nó cũng góp phần làm nhiệt độ tăng cao, ảnh hưởng đến lao động nông trại và dẫn đến suy thoái tài nguyên thiên nhiên, như san hô bị tẩy trắng và tỷ lệ tử vong cao hơn của cá biển nuôi. Hơn nữa, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thực phẩm, bao gồm chế biến, vận chuyển và an toàn thực phẩm. Khi lượng khí gây hiệu ứng nhà kính gia tăng, tác động đối với nông nghiệp-thực phẩm dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Mặc dù các biện pháp giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính là rất có giá trị, song chúng có thể không đủ để bảo vệ an ninh lương thực ở Đông Nam Á. Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp và cấp bách hơn nên hướng tới các chính sách hỗ trợ thích ứng, đặc biệt là liên quan đến an ninh lương thực và khả năng phục hồi.
Mối liên hệ giữa khả năng phục hồi khí hậu và an ninh lương thực rất phức tạp, thậm chí các chính sách về khí hậu nhằm bảo vệ an ninh lương thực đôi khi còn phản tác dụng.Một hành động khí hậu thường thấy là đa dạng hóa sang các loại cây trồng chịu nhiệt, chịu hạn hoặc chịu lũ tốt hơn. Lào, Myanmar và Thái Lan đã công bố ý định đa dạng hóa sang các loại cây trồng như kê, đậu và rau trong các kế hoạch hành động về khí hậu của mình để đảm bảo an ninh lương thực. Philippines đang tích cực thúc đẩy "gạo adlai" (một loại hạt kê) phát triển mạnh trong điều kiện khô hạn.Tuy nhiên, việc đa dạng hóa cây trồng không thể bù đắp hoàn toàn nhu cầu về các loại lương thực chính truyền thống như gạo. Với diện tích đất trồng lúa ngày càng thu hẹp, các quốc gia như Philippines có thể phải tiếp tục là nước nhập khẩu gạo lớn, do đó đi ngược lại với mục tiêu tự cung tự cấp hoặc khả năng phục hồi. Hơn nữa, việc thay đổi sở thích ăn uống của người tiêu dùng, chẳng hạn như ăn các loại gạo thay thế, là điều không dễ thực hiện.Các chính sách đa dạng hóa nhập khẩu lương thực dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt lương thực chính trên toàn cầu, trừ khi các biện pháp như dự trữ được thực hiện đầy đủ và các thỏa thuận kết nối chuỗi cung ứng cũng được áp dụng tại bất kỳ nước thành viên ASEAN nào.
Một biện pháp được khuyến nghị khác là “nông nghiệp thông minh thích ứng với khí hậu”, đặc biệt là thông qua việc triển khai các giống cây trồng có khả năng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt cao. Trên thực tế, nhiều nước thành viên ASEAN không thể triển khai các giống cây trồng này ở quy mô lớn vì không có hạt giống hoặc không đạt được kỳ vọng về năng suất. Các nước ASEAN cần có hành động tập thể để hợp tác, phát triển và cung cấp các giống cây trồng như vậy cho nông dân vào những thời điểm thích hợp.Mở rộng diện tích sản xuất để tự cung tự cấp là một hành động khí hậu khác đôi khi đi ngược lại với việc bảo tồn các địa điểm “trung hòa” carbon. Những địa điểm này bao gồm rừng, rừng ngập mặn hoặc đất than bùn, cũng rất quan trọng đối với đa dạng sinh học và sự phát triển của nghề cá. Ví dụ, Indonesia đang mở rộng các khu đất trồng trọt để đạt được mục tiêu này.Song các nước thành viên ASEAN có thể tập trung vào việc tăng cường sản xuất thông qua hệ thống tưới tiêu hiệu quả hơn, hạt giống năng suất cao hơn và quản lý đầu vào chính xác.Một số nước ASEAN- đáng chú ý là Indonesia, Lào, Philippines, Thái Lan và Việt Nam- có chính sách về khí hậu ủng hộ việc chuyển sang năng lượng tái tạo. Mặc dù điều này có thể cải thiện khả năng phục hồi trong các lĩnh vực khác (như vận tải), nhưng việc áp dụng ở cấp độ trang trại của những người nông dân sản xuất nhỏ- những người sản xuất 60% lượng thực phẩm của Đông Nam Á- vẫn còn hạn chế. Thay vào đó, các nỗ lực nên tập trung vào việc tìm cách cải thiện hiệu quả và hiệu suất của nhiên liệu dựa trên carbon hiện tại và các sản phẩm có nguồn gốc từ nhiên liệu này được sử dụng trong nông nghiệp.Rõ ràng các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cần có thời gian để hoàn thiện và thấm nhuần. Do đó, việc triển khai chúng phải diễn ra đồng thời với việc giảm thiểu khí thải, chứ không phải chỉ khi (hoặc khi) các mục tiêu về khí hậu bị vi phạm. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 46 và 47 sắp tới dưới sự chủ trì của Malaysia có chủ đề “tính bao trùm và bền vững”. Đây nên được coi là cơ hội để ASEAN thể hiện vai trò lãnh đạo trong an ninh lương thực, và chứng minh điều đó bằng việc trình bày các kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp.Một ví dụ điển hình là Kế hoạch chiến lược mới của ASEAN về lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp 2026-2030, dự kiến sẽ được công bố vào cuối năm 2025. Hội nghị COP30 sắp tới tại Brazil vào tháng 11/2025 cũng là cơ hội để ASEAN dẫn đầu bằng cách thúc đẩy tăng cường hành động để tài trợ, nghiên cứu và thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của các mục tiêu giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
“Hiệu ứng Trump” bắt đầu tác động đến kinh tế châu Âu?
06:30' - 28/05/2025
Chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu đè nặng lên hoạt động kinh tế châu Âu, và những thay đổi đột ngột trong chính sách của ông đã tạo ra tình trạng bất ổn cho các doanh nghiệp.
-
Phân tích - Dự báo
“Nỗi niềm” của doanh nghiệp thời trang nhỏ tại Pháp
06:30' - 27/05/2025
Trước sự mở rộng của các nền tảng thương mại điện tử giá rẻ, các thương hiệu thời trang nhỏ đang phát đi tín hiệu báo động về sự lụi tàn của một ngành từng được xem là biểu tượng của Pháp.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Mỹ đã thoát hiểm?
05:30' - 27/05/2025
Nền kinh tế Mỹ đang đứng trước ngã rẽ quan trọng sau những biến động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
-
Phân tích - Dự báo
Đất hiếm - cuộc chiến thầm lặng nhưng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc
06:30' - 26/05/2025
Nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm bảo vệ tài nguyên khoáng sản đang dần được hé lộ. Trung Quốc kiểm soát khoảng 70% hoạt động khai thác đất hiếm và 90% hoạt động chế biến đất hiếm trên thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhật Bản có thể tiến tới một cuộc đại cải cách chính sách nông nghiệp?
05:30' - 26/05/2025
Để đối phó với tính hình gạo liên tục tăng giá, Thủ tướng Nhật Bản đã đặt mục tiêu tháo gỡ bằng cách kiềm chế giá gạo ở mức 3.000 yen/5kg
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD và “khoảnh khắc kinh tế”
06:30' - 25/05/2025
Từ đầu tư, thương mại đến lưu trữ giá trị, “đồng tiền dự trữ toàn cầu” là yếu tố không thể thiếu của hệ thống tài chính toàn cầu, vốn luôn cần một "thước đo chung" để thúc đẩy các hoạt động kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Căng thẳng thuế quan Mỹ–EU: "Ngoại lệ Pháp"
05:30' - 25/05/2025
Cuộc chiến thuế quan do Tổng thống Donald Trump khởi xướng nhằm trừng phạt EU vì thặng dư thương mại với Mỹ không ảnh hưởng đến Pháp theo cách tương tự như với các đối tác khác trong khối.
-
Phân tích - Dự báo
Trợ giá điện có cứu được ngành công nghiệp Đức?
06:30' - 24/05/2025
Chính phủ liên minh Đức đang lên kế hoạch “giải cứu” ngành công nghiệp Đức, trong đó tính tới các biện pháp cứu trợ rộng rãi để giảm giá điện công nghiệp.
-
Phân tích - Dự báo
Vùng Vịnh - điểm đến tiềm năng của chuỗi cung ứng mới
05:30' - 24/05/2025
Vùng Vịnh đang trở thành điểm đến tiềm năng của hoạt động dịch chuyển sản xuất trong bối cảnh các doanh nghiệp đa quốc gia đang hiệu chỉnh lại chuỗi cung ứng toàn cầu của mình.