Cái giá phải trả cho cơn lốc đô thị hóa
Chính điều này đã khiến “thành phố trong rừng” đang chịu những tác động tiêu cực của cơn lốc đô thị hóa, một trong những điều dễ dàng nhận thấy đó là vấn đề môi trường sống và cảnh quan.
* Phố núi ngập lụt
Mùa mưa năm 2023 có lẽ là thời điểm ghi nhận nhiều thiệt hại nhất của phố núi Đà Lạt do ảnh hưởng của tình hình thời tiết cực đoan. Tình trạng ngập lụt trên địa bàn thành phố xảy ra thường xuyên hơn và mức độ cũng nghiêm trọng hơn. Ghi nhận vào các tháng 6 – 8/2023, hiện tượng ngập cục bộ chủ yếu xảy ra tại khu vực dọc theo suối Cam Ly (dọc tuyến đường Phan Đình Phùng) và các hồ lắng quanh hồ Xuân Hương sau những trận mưa lớn.
Đây cũng là những khu vực có mật độ đô thị cao, nhà cửa, khách sạn, nhà hàng, quán ăn san sát dọc theo mặt đường. Thậm chí, nhiều vị trí hành lang bảo vệ công trình thoát nước và ao hồ đã bị người dân xây dựng công trình kiên cố, công trình tạm, nhà kính gây khó khăn cho việc tiêu thoát nước khi mưa lớn xảy ra.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng, ngoài nguyên nhân là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, lượng mưa tăng cao qua hàng năm thì tình trạng bê tông hóa, phát triển nhà lưới, nhà kính cũng tác động đến môi trường tự nhiên, môi trường sống của phố núi. Hiện nay, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn tăng nhanh, mật độ xây dựng tăng cao. Trong khi các khu vực đất đô thị thì bị bê tông hóa bởi công trình xây dựng thì khu vực đất nông nghiệp, thậm chí đất rừng lại bị che phủ bởi nhà kính, nhà lưới khiến cho không gian dành cho nước và đất bị thu hẹp. Từ đó, làm giảm khả năng thấm nước vào đất, dẫn đến tình trạng ngập lụt cục bộ như thời gian qua.
Thống kê từ đầu năm đến tháng 8/2023, toàn tỉnh Lâm Đồng đã xảy ra 13 đợt mưa lớn gây ngập tại nhiều địa phương; trong đó, nhiều trận mưa đã gây ngập lụt cục bộ tại hàng loạt tuyến đường trung tâm và vùng ven của thành phố Đà Lạt. Hiện nay, tỉnh cũng còn 73 vị trí có nguy cơ bị ngập úng khi xảy ra mưa lớn.
Tiến sỹ Lương Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu (trường Đại học Đà Lạt, thành phố Đà Lạt) nhận định: Đối với Đà Lạt, biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu là vấn đề về nhiệt độ. Theo các nhà quan sát, trước đây nhiệt độ trung bình của Đà Lạt khoảng 18 độ C nhưng hiện nay đã tăng cao hơn nhiều. Trong khi đó, tác động của biến đổi khí hậu cũng khiến lượng mưa không theo quy luật thông thường mà có sự đột biến, diễn biến cục bộ; có những trận mưa rất lớn và dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ như thời gian qua.
Tiến sỹ Dũng phân tích thêm, ngoài biến đổi khí hậu thì tình trạng ngập úng cũng do một phần nguyên nhân từ cơ sở hạ tầng của đô thị chưa đáp ứng kịp, cộng với mặt trái của thực trạng nhà kính tăng mạnh như hiện nay. Không chỉ vậy, nhà kính còn gây ảnh hưởng đến cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường cục bộ. Đặc biệt là môi trường đất của Đà Lạt đang bị ô nhiễm nặng nề, hệ vi sinh vật trong đất bị hủy diệt.
*Du khách “bội thực”
Không khó để nhận thấy, hiện nay khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt dày đặc những dãy nhà cao tầng, san sát nhau mà thiếu đi những mảng xanh, những không gian mở để “cân bằng” môi trường sống và cảnh quan. Tại khu trung tâm Hòa Bình, các tuyến phố chính như; Bùi Thị Xuân, Ba tháng Hai, Hoàng Diệu, Hồ Tùng Mậu, Phan Đình Phùng, Hai Bà Trưng… nhan nhản các tòa nhà khách sạn, nhà hàng, homestay mọc lên để phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
Anh Nguyễn Văn Tú (du khách Bình Dương) cho hay, những năm trước gia đình anh hay đi Đà Lạt vài lần để nghỉ dưỡng và thưởng thức không khí trong lành, mát mẻ của Đà Lạt. Tuy nhiên năm nay, dù nghỉ hè nhưng gia đình anh cũng không muốn đến Đà Lạt nữa vì sợ xô bồ, đông đúc, không còn thơ mộng như xưa.
Thống kê mới nhất của ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng, trong dịp nghỉ lễ 2/9 vừa qua, lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Lâm Đồng ước đạt 120.000 lượt. Tuy nhiên, lượng khách có sự dàn trải về một số địa phương quanh Đà Lạt chứ không tập trung hoàn toàn về phố núi như trước đây. Trong đó, thành phố Bảo Lộc – nơi chưa bị đô thị hóa nhiều, vẫn còn những đồi trà xanh mướt là một trong những lựa chọn của du khách trong dịp nghỉ lễ 2/9 với tổng lượng khách gần 30.000 lượt.
Theo bà Trần Thị Vũ Loan, Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt, định hướng của thành phố trong thời gian sắp tới sẽ đẩy mạnh xây dựng các mô hình du lịch chất lượng cao, du lịch canh nông. Đồng thời, tăng cường quản lý, không để xảy ra tình trạng tự phát mà đặt mục tiêu phát triển du lịch thân thiện với môi trường, cảnh quan, du lịch về văn hóa tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, hình thành một mạng lưới du lịch chất lượng cao, đặc biệt đối với môi trường sống và cảnh quan của Đà Lạt.
Tương tự, theo PGS. TS. Hồ Long Phi, Nguyên Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu thuộc Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, những thách thức của biến đổi khí hậu và đô thị hóa là cái giá phải trả cho sự phát triển của các đô thị. Đối với thành phố Đà Lạt hoàn toàn có thể biến các thách thức thành cơ hội và chiến lược và kế hoạch hành động phù hợp.
Theo đó, chú ý đến nhiệm vụ bảo vệ, khôi phục và phát triển thân thiện với môi trường ở Đà Lạt. Thậm chí phải đặt ra tiêu chí cao hơn so với bình quân cả nước để vừa giúp thu hút lượng du khách cao cấp và giải quyết các thách thức của biến đổi khí hậu như hiện nay./.
>>> Bảo vệ môi trường trước "ngã rẽ" tăng trưởng - Bài 1: Hướng đi đúng để phục hồi
>>> Bảo vệ môi trường trước "ngã rẽ" tăng trưởng - Bài 3: "Mạnh tay" loại dự án có nguy cơ ô nhiễm
- Từ khóa :
- đà lạt
- lâm đồng
- đô thị hóa
- thành phố đà lạt
- du lịch đà lạt
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt mức đầu tư gần 25.000 tỷ đồng
14:13' - 29/09/2023
Toàn bộ tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt có khổ đường 1.000 mm, tốc độ thiết kế 30 - 60 km/h; sử dụng đầu máy diesel, toa xe tải trọng nhẹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Lâm Đồng: Sáp nhập, mở rộng không gian đô thị hai thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc
11:19' - 26/09/2023
Tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Kế hoạch thực hiện việc sắp sếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Tạo điều kiện tốt nhất cho gia đình nạn nhân trong vụ cháy tại Nha Trang sớm ổn định cuộc sống
18:51'
Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế & Xã hội
XSQNG 30/11. Kết quả xổ số Quảng Ngãi hôm nay ngày 30/11/2024. XSQNG ngày 30/11. SXQN hôm nay
18:00'
Trực tiếp KQXSQN ngày 30/11. Kết quả xổ số Quảng Ngãi hôm nay ngày 30/11/2024. Kết quả xổ số Quảng Ngãi Thứ Bảy ngày 30/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Dương đặt mục tiêu xây dựng đô thị "không ngập, không rác, không kẹt xe"
17:02'
Bình Dương đặt mục tiêu xây dựng đô thị "không ngập, không rác, không kẹt xe" với môi trường sống an toàn, thông minh, xanh, sạch. Đặc biệt, hệ thống thoát nước sẽ cải thiện để giải quyết ngập úng
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng bằng sông Cửu Long có gần 800 km sạt lở
16:34'
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 743 điểm sạt lở, với tổng chiều dài 794 km, trong đó có 168 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Diễn biến thiên tai vùng dự báo còn phức tạp, khó lường hơn thời gian tới.
-
Kinh tế & Xã hội
Ấn Độ phát triển tàu cao tốc nội địa
16:16'
Ấn Độ đang lên kế hoạch sản xuất tàu cao tốc, đạt tốc độ lên tới 280 km/giờ, như một phần của chương trình “Sản xuất tại Ấn Độ”.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ trưởng Giao thông vận tải Anh từ chức
16:12'
Bộ trưởng Giao thông vận tải Anh Louise Haigh đã từ chức sau khi thông tin về việc bà từng bị kết án gian lận liên quan đến điện thoại di động công vụ bị khơi lại.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu, trực tiếp vòng 13 Ngoại hạng Anh mùa giải 2024-2025
16:01'
Bnews. Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh hôm nay, lịch thi đấu vòng 13 Ngoại hạng Anh, Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh mùa giải 2024-2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Chủ động phòng chống rét và dịch bệnh trên đàn vật nuôi
16:00'
Trước tình hình thời tiết rét đậm, rét hại trên địa bàn, tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống rét, dịch bệnh trên đàn vật nuôi trong thời gian còn lại của năm 2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu và hải đảo
14:34'
Việc thực thi chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong hệ thống phân phối hiện đại mang lại nhiều thuận lợi nhờ các chính sách đồng bộ và sự phối hợp chặt chẽ.