Cải tổ Eurozone : EC đóng vai trò "người cân bằng"
Thực tiễn đã buộc EC phải đưa ra những giải pháp mang tính thận trọng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các ý tưởng đầy tham vọng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bị đẩy lùi.
EC đã công bố các sáng kiến nhằm cải thiện kiến trúc kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) và Eurozone. Một loạt đề xuất của EC có thể bị Paris đánh giá là thiếu tham vọng.
Dù một số điểm chính trong đề xuất của Tổng thống Pháp đã được tiếp thu nhưng giữa lập trường của EC với mong muốn của Tổng thống Macron vẫn còn tồn tại một khoảng cách dài.
Các vấn đề trọng tâm trong đề xuất của Brussels sẽ trở thành chủ đề được đưa ra thảo luận sâu rộng giữa các nước thành viên, trong đó nổi bật là ý tưởng chuyển đổi Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) sang hình thức một Quỹ Tiền tệ châu Âu thực sự.Nếu được thông qua, quỹ này có thể được phép can thiệp vào các nước đang gặp khó khăn về tài chính cũng như đàm phán với họ về các chương trình cải cách theo cách thức mà ESM đã thực hiện trước đây.
Nhưng điều khác biệt là quỹ sẽ đóng vai trò là nhà cho vay cuối cùng để giúp đỡ các ngân hàng ở châu Âu gặp khó khăn thông qua một quỹ trợ giúp ngân hàng. Điều này là theo một ý tưởng của nước Pháp.
Tuy nhiên, EC không nhượng bộ trước áp lực của những tư tưởng xuất phát từ Đức, vốn luôn muốn giao phó vai trò giám sát ngân sách các nước châu Âu cho tổ chức mới này. Liên quan đến vấn đề quy chế của thể chế mới, điều cần thiết là phải tìm ra được một giải pháp trung gian.Từ cơ chế liên chính phủ, tổ chức mới sẽ phải mang tính đại chúng hơn nhưng vẫn đảm bảo duy trì quyền phủ quyết của hai nước đầu tàu là Pháp và Đức.
Tại EC hiện đang có nhiều ý kiến cho rằng cần phải thúc đẩy tiến trình dân chủ nhằm tăng cường tính trách nhiệm trước Nghị viện châu Âu của thể chế mới này.
Các ý tưởng khác theo đề xuất của Tổng thống Pháp như thiết lập một vị trí Bộ trưởng Tài chính của khu vực Eurozone hay xây dựng một ngân sách cho các nước thành viên của Eurozone cũng được đưa ra thảo luận nhưng không nằm trong các đề xuất chính thức của EC. Về chủ đề ngân sách của khu vực Eurozone thì giữa các đề xuất của EC và các ý tưởng của Paris vẫn đang tồn tại một khoảng cách rõ rệt. Không có đề xuất về một ngân sách của Eurozone cũng như một Nghị viện của Eurozone như ý tưởng của Pháp mà chỉ có các quỹ khác nhau được ngân sách châu Âu tài trợ nhằm thúc đẩy quá trình hội tụ kinh tế, và một trong số nhiệm vụ hàng đầu là hỗ trợ đầu tư. Đây có thể tạm được coi là một sự phôi thai ngân sách của Eurozone. Cũng chính vì lý do này, vị trí Bộ trưởng Kinh tế của khu vực Eurozone mà Tổng thống Pháp chủ trương trên thực tế sẽ không đóng cùng một vai trò như trong các dự án của Brussels: không có nhiệm vụ chèo lái một ngân sách thực thụ mà người đảm nhận vị trí này sẽ chỉ chịu trách nhiệm điều phối các công cụ tài chính châu Âu, nhất là chủ trì các hoạt động của nhóm các Bộ trưởng Tài chính các nước sử dụng đồng euro (Eurogroup). Cũng trong ngày 6/12, Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) Martin Schulz cho biết, SPD sẽ làm mọi việc trong khả năng của mình để đảm bảo rằng Berlin đón nhận các ý tưởng cải cách châu Âu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Chủ tịch đảng Schulz cũng gián tiếp chỉ trích Thủ tướng Đức Angela Merkel vì không đồng thuận với các ý tưởng của Tổng thống Pháp Macron.- Từ khóa :
- eurozone
- cải tổ eurozone
- ec
- ủy ban châu âu
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
EC công bố đề xuất cải tổ Eurozone
20:55' - 06/12/2017
Ngày 6/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố tầm nhìn về cải tổ khu vực Đồng tiền chung châu Âu, trong đó bao gồm việc thành lập một phiên bản Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) của châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Eurozone bứt phá nhưng vẫn còn nhiều thách thức
06:30' - 04/12/2017
Hàng loạt chỉ số kinh tế vĩ mô tích cực được công bố gần đây cho thấy tăng trưởng Eurozone đã tăng tốc trong khi những thách thức cơ cấu vẫn chưa được giải quyết và tiếp tục là mối đe dọa cho khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Giới kinh tế kêu gọi lập hệ thống giao dịch điện tử đối với nợ xấu ở Eurozone
20:40' - 28/11/2017
Theo các nhà kinh tế của ECB, khu vực Eurozone cần tạo lập một hệ thống điện tử cho việc giao dịch các khoản nợ không có khả năng hoàn trả (NPL) mà đang tác động tới các ngân hàng trong khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59'
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Nga, Mỹ có thể nối lại tiếp xúc song phương vào tuần tới
20:55'
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Channel One của Nga, khi được hỏi khi nào diễn ra các cuộc tiếp xúc tiếp theo giữa Nga và Mỹ, ông Dmitriev nói rằng: "Ngay trong tuần tới".
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có định hình lại thương mại toàn cầu?
19:28'
Tờ “The Korea Times” mới đăng bài viết của chuyên gia Troy Stangarone về tác động của chính sách thuế quan của Mỹ tới thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Thái Lan sang Mỹ đàm phán thuế đối ứng
14:06'
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Mỹ trong tuần này để thảo luận về các vấn đề thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ
11:48'
Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ động tìm thuốc giải với thuế đối ứng của Mỹ
10:56'
Ngay sau thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về loạt mức thuế đối ứng có hiệu lực từ ngày 9/4, các đối tác thương mại của Washington đã nhanh chóng vào cuộc "tìm thuốc giải" cho vấn đề nóng này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump trấn an dân Mỹ về tác động chính sách thuế mới
10:34'
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chính sách thuế quan mới áp dụng với nhiều quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ nhưng quá trình thực hiện sẽ gặp khó khăn và cần sự kiên nhẫn từ người dân Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
07:58'
BNEWS giới thiệu 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua, trong đó có việc Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế quan mới và phản ứng của các nước, các thị trường trước động thái này.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% vào năm 2035
07:38'
Chính phủ Cuba vừa cam kết trước Liên hợp quốc sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% trong tổng sản lượng điện quốc gia vào năm 2035.