"Cấm cửa" thức ăn chăn nuôi kích thích sinh trưởng
Việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân mà còn làm giảm uy tín của các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam trên trường quốc tế. Do đó, việc nhập khẩu các sản phẩm thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh kích thích sinh trưởng sẽ bị dừng theo lộ trình trong năm 2017, tiến tới ngừng nhập từ đầu năm 2018.
* Dừng sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh kích thích sinh trưởngViệc lạm dụng kháng sinh sử dụng nhiều thức ăn có chứa kháng sinh kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi khiến các sản phẩm chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có thể gây ngộ độc mãn tính cho người tiêu dùng và nguy cơ cao gây ung thư và kháng kháng sinh đối với con người.Bên cạnh đó, việc sử dụng chất cấm, lạm dụng thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã làm không ít lô hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam bị trả về, gây thiệt hại kinh tế lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như uy tín của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế.
Nhiều nước trên thế giới đã cấm sử dụng kháng sinh với mục đích kích thích sinh trưởng, như: châu Âu cấm từ năm 2006, Nhật Bản cấm từ năm 2009, Hàn Quốc năm 2010, Thái Lan từ năm 2015…Tại Việt Nam, nhằm thực hiện lộ trình hạn chế để tiến đến không sử dụng kháng sinh kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, ngày 31-5-2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Thông tư số 06/2016/BNNPTNT về danh mục, hàm lượng kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với mục đích kích thích tăng trưởng.Mới đây nhất, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng đã ban hành Công văn số 468/2017 về việc dừng nhập khẩu các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh kích thích sinh trưởng.Trong công văn này, Cục Chăn nuôi nêu rõ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục yêu cầu các đơn vị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi từ ngày 1-5-2017 dừng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh kích thích sinh trưởng ngoài quy định tại Thông tư 06-2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các đơn vị nhập khẩu có trách nhiệm giám sát để đảm bảo không còn bất kỳ sản phẩm nhập khẩu nào ngoài quy định Thông tư số 06 do đơn vị nhập khẩu trước đó còn lưu thông trên thị trường sau ngày 30-6-2017.Kể từ ngày 1-10-2017, dừng nhập khẩu tất cả sản phẩm thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh kích thích sinh trưởng. Các đơn vị nhập khẩu có trách nhiệm giám sát để đảm bảo không còn thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh kích thích tăng trưởng do đơn vị nhập khẩu trước đó còn lưu thông trên thị trường kể từ ngày 1-1-2018.Cục Chăn nuôi cũng yêu cầu đơn vị nhập khẩu nộp báo cáo tình hình nhập khẩu, tiêu thụ thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh đã nhập khẩu trước đó và kế hoạch tiêu thụ.* Tăng cường tuyên truyền sử dụng kháng sinh đúng mục đíchNăm 2016, qua công tác thanh, kiểm tra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát hiện 5 công ty nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh cho chăn nuôi có hành vi vi phạm là bán sai đối tượng. Bộ cũng đã tiến hành xử lý nghiêm các công ty vi phạm.Cũng trong năm 2016, các cơ quan giám sát của Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản đã lấy 2.724 mẫu thủy sản nuôi, phát hiện 31 mẫu chứa dư lượng hóa chất kháng sinh cấm hoặc dư lượng hóa chất kháng sinh hạn chế sử dụng vượt mức giới hạn tối đa cho phép. Tỷ lệ vi phạm hóa chất kháng sinh năm 2016 (trong 11 tháng) là 1,14% có giảm so với năm 2014 (1,24%) nhưng vẫn chưa được cải thiện rõ nét.Phát biểu tại Hội nghị "Quản lý, sử dụng kháng sinh vì nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức (tháng 1-2017), ông Đàm Xuân Thành - Phó Cục trưởng Cục Thú y nhấn mạnh, cần phải tăng cường tuyên truyền cho người chăn nuôi sử dụng kháng sinh đúng mục đích, đúng theo hướng dẫn nhằm đảm bảo nền nông nghiệp sạch.Ông Lê Anh Ngọc - Phó trưởng Phòng Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản đề xuất, cần khuyến nghị và hướng dẫn người nuôi phòng trị bệnh hiệu quả; vận động, hướng dẫn người nuôi không sử dụng chất cấm/kháng sinh nguyên liệu, không lạm dụng chất xử lý cải tạo môi trường, sử dụng thuốc thú y theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc, đúng cách).Bên cạnh đó, giám sát tồn dư hóa chất kháng sinh trong thủy sản nuôi để kịp thời phát hiện, cảnh báo và truy xuất, xử lý tận gốc đối với cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm các quy định về tồn dư hóa chất kháng sinh; Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lưu thông, mua bán chất cấm, kháng sinh nguyên liệu và thuốc thú y, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường không nằm trong danh mục được phép lưu hành./.- Từ khóa :
- nông nghiệp
- chăn nuôi
- kích thích sinh trưởng
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Người chăn nuôi "tránh tự trói chân" mình để mở rộng thị trường
20:28' - 05/05/2017
Người chăn nuôi nên chủ động chọn lọc, giữ lại những con nái có năng suất, chất lượng, loại thải nái kém chất lượng, không để xảy ra hiện tượng thiếu giống tốt để tái đàn sau “bão giá”.
-
Kinh tế Việt Nam
Hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa "mặn mà" với Đề án truy xuất nguồn gốc thịt lợn
16:53' - 05/05/2017
Đa số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa đăng ký tham gia hoặc đăng ký nhưng chưa cung cấp lợn, do chưa có thói quen sử dụng, tiếp cận thiết bị công nghệ thông tin hiện đại.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.