Cam vàng Hà Giang đầu tiên được giao dịch qua sàn PostMart
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Giang mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản, Siêu thị trực tuyến PostMart trực thuộc Bưu điện Việt Nam vừa ký kết và mua cam vàng của hợp tác xã nông dân trồng cam sạch xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang.
Đây là chuyến hàng tiêu thụ nông sản đặc trưng đầu tiên của tỉnh Hà Giang được tiêu thụ thông qua sàn giao dịch điện tử PostMart.
Để chuyến hàng đầu tiên khẳng định uy tín, chất lượng thương hiệu cam vàng Hà Giang, Sở Công Thương và Bưu điện tỉnh Hà Giang đã xuống tận các vườn cam vàng bắt đầu cho thu hoạch kiểm tra trực tiếp sản phẩm; đồng thời cử cán bộ của Bưu điện giám sát chặt chẽ mọi công đoạn từ: Thu hái cam đến lựa chọn, dán tem, đóng hộp… cung cấp, vận chuyển cam vàng của Hà Giang với chất lượng tốt nhất đến khách hàng qua hệ thống thương mại điện tử PostMart. Theo ông Trần Việt Thế, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Giang, những tấn cam vàng đầu tiên của Hà Giang được tiêu thụ thông qua siêu thị trực tuyến PostMart do khách hàng ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Đắk Nông đặt mua đã thể hiện rõ hiệu quả bước đầu của hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối cung cầu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cam Hà Giang thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử. Là tỉnh miền núi biên giới nằm ở địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, đường giao thông đi lại còn nhiều khó khăn. Hơn nữa, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương bị ảnh hưởng, gián đoạn hoặc tạm ngưng tổ chức để đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Để hỗ trợ đầu ra cho hàng hóa nông sản, Sở Công Thương Hà Giang tích cực triển khai thực hiện công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua kết nối trực tiếp và thương mại điện tử. Việc tiêu thụ sản phẩm cam Hà Giang theo các phương thức truyền thống gặp nhiều khó khăn, trong khi đó cam vàng Hà Giang đã bắt đầu vào vụ tiêu thụ. Niên vụ 2021-2022, Hà Giang có trên 8.100 ha diện tích cam, diện tích cho thu hoạch là hơn 7.400 ha; diện tích cam sành là hơn 6.100 ha, sản lượng ước đạt 77.800 tấn; trong đó, sản lượng cam sành ước đạt hơn 58.500 tấn; cam vàng ước đạt 19.200 tấn. Theo đánh giá của Sở Công Thương Hà Giang, dự báo tình hình tiêu thụ sản phẩm cam niên vụ 2021-2022 sẽ gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID-19. Đặc biệt, sản phẩm cam của Hà Giang có sản lượng lớn, thời gian thu hoạch và bảo quản ngắn. Cũng trong những ngày này, UBND các huyện: Vị Xuyên, Bắc Quang và huyện Quang Bình cũng đã tổ chức hội nghị thúc đẩy liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn.Thông qua đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã, siêu thị, hộ sản xuất đã ký kết hợp đồng ghi nhớ hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản; trong đó, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm cam cho nông dân. Đây là tín hiệu đáng mừng giúp các hợp tác xã, người sản xuất tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định trong điều kiện ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang Hoàng Gia Long cho biết, để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm cam cho nông dân, UBND tỉnh Hà Giang đề nghị các sở, ngành, địa phương cần phải vào cuộc một cách quyết liệt, chung tay cùng nông dân tiêu thụ sản phẩm cam niên vụ 2021-2022 vì đây là sản phẩm có sản lượng lớn và đem lại nguồn thu đáng kể cho nông dân 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, UBND tỉnh đề nghị các ngành chức năng cần nghiên cứu mở rộng các kênh tiêu thụ, bao gồm cả các thị trường truyền thống và các sàn thương mại điện tử; đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá, giới thiệu sản phẩm cam Hà Giang trên nền tảng truyền thông số. Từ đó, góp phần giúp cho bà con nông dân trong tỉnh giới thiệu, cung cấp đến tận tay khách hàng các sản phẩm nông nghiệp đặc hữu của Hà Giang; xóa bỏ mọi khoảng cách về địa lý, cắt giảm chi phí không cần thiết cho các khâu trung gian và giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm đúng chất lượng, đảm bảo xuất xứ nguồn gốc./.- Từ khóa :
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thái Bình đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản
11:04' - 05/10/2021
Thái Bình đã đầu tư trên 4,6 tỷ đồng để hình thành và phát triển các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản theo chuỗi bền vững có ứng dụng thương mại điện tử.
-
Thị trường
Xuất khẩu nông sản của Campuchia 9 tháng tăng hơn 46% so với cùng kỳ
21:13' - 04/10/2021
Tổng khối lượng xuất khẩu nông sản của Campuchia trong trong 9 tháng qua đã tăng 46,47% so với cùng kỳ năm 2020, bất chấp những khó khăn kinh tế-xã hội do đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Khôi phục sản xuất nông sản sau đại dịch COVID-19
14:25' - 02/10/2021
Nằm ở khu vực sông Tiền, Tiền Giang có ngành trồng trọt phát triển mạnh với khoảng 63.000 ha đất trồng lúa, trên 50.000 ha rau màu và trên 80.000 ha đất trồng cây ăn quả đặc sản.
-
Hàng hoá
Cần Thơ nới lỏng giãn cách xã hội, nông sản đã có đầu ra
10:07' - 30/09/2021
Cần Thơ đã nới lỏng giãn cách xã hội xuống Chỉ thị 15, điều này giúp nông sản, đặc biệt là các loại cây ăn quả của nhiều địa phương bị ùn ứ nay đã được tiêu thụ.
-
Kinh tế Việt Nam
Cao tốc kết nối Hà Giang với tuyến Nội Bài - Lào Cai sẽ được khởi công khi nào?
17:40' - 26/09/2021
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc kết nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả