Cần bổ sung gì để hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi)
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế VCCI, Việt Nam hiện có hơn 90 triệu người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng luôn gắn kết với trách nhiệm của doanh nghiệp. Do đó việc tổ chức lấy ý kiến doanh nghiệp để xây dựng và hoàn thiện dự thảo luật là nhằm giúp bảo đảm tính hợp lý, khả thi của văn bản, bảo đảm quyền và lợi ích của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.
Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), bổ sung nhiều nội dung lớn của luật hiện hành như: Hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung; hợp đồng bán hàng đa cấp; nghĩa vụ của đơn vị có giao dịch bán hàng từ xa (sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bán hàng trên mạng…); quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng...
Trong bối cảnh đất nước và quốc tế đang có nhiều thay đổi; quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng; sự phát triển kinh tế, xã hội cũng như sự xuất hiện của dịch bệnh COVID- 19 đã làm xuất hiện và thúc đẩy sự phát triển của nhiều hình thức kinh doanh, tiêu dùng mới, đặc biệt là các giao dịch trên môi trường điện tử, các giao dịch xuyên biên giới, các dịch vụ chia sẻ trên nền tảng công nghệ số...
Do đó, việc thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập; thậm chí một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn như một số nội dung liên quan đến phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh, giao dịch giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng, các giao dịch có sự tham gia của nhiều bên hoặc có yếu tố nước ngoài....
Để bảo đảm tính hợp lý, khả thi của các văn bản pháp luật có liên quan, bảo đảm quyền và lợi ích của doanh nghiệp là lý do khiến Bộ Công Thương và VCCI cùng xúc tiến việc xây dựng và sửa đổi Luật Bảo vệ người tiêu dùng hiện hành. Theo đó, chắc chắn sẽ tác động tới nhiều tổ chức, đơn vị và cá nhân khi tham gia, các hiệp hội, ngành nghề và thậm chí cả các tổ chức, cơ quan và cá nhân ở nước ngoài.
Cũng tại hội thảo, đại diện Bộ Công Thương cho hay, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011. Sau hơn 10 năm thực thi, các đơn vị liên quan đã có các báo cáo đánh giá, tổng kết về việc thực hiện luật đồng thời kiến nghị trình Chính phủ, báo cáo Quốc hội về việc xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) với sự thay đổi tập trung vào 6 chính sách lớn, nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng cho các bên, xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh.
Xét về góc độ quy định pháp luật, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành chưa quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng hoặc có quy định nhưng theo hướng riêng rẽ, chưa có sự kết nối để tạo hiệu quả điều chỉnh thống nhất. Các yêu cầu, việc phân loại tính chất mức độ khuyết tật của hàng hóa và việc kiểm soát chưa được quy định phù hợp đã tạo khó khăn cho quá trình thực thi của cả cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Các quy định liên quan đến hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung chưa thực sự chặt chẽ, đầy đủ, rõ ràng, đặc biệt là trong bối cảnh thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4 khi sự phát triển không ngừng của Internet càng làm gia tăng vai trò của hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; một số quy định còn thiếu tính linh hoạt, không cho phép tính toán đến hoàn cảnh, lĩnh vực kinh doanh đặc thù của từng loại thị trường.
Thêm vào đó, các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh chưa được quy định phù hợp và đầy đủ khiến cho nhiều khiếu nại không được giải quyết. Số lượng tranh chấp được giải quyết qua phương thức thương lượng, hòa giải chiếm đa số nhưng hiệu quả, giá trị và hiệu lực thi hành của các phương thức này là chưa cao. Chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa các khái niệm yêu cầu, phản ánh, khiếu nại và cách xử lý.Ngoài ra, cơ chế tiếp nhận và giải quyết yêu cầu tại cơ quan nhà nước (chủ yếu là cấp huyện), hiện tại được thiết kế “lửng lơ” khiến thực tế không phát huy được hiệu quả. Một số quy định hiện nay chỉ phù hợp với các giao dịch, kinh doanh – tiêu dùng có tính “truyền thống” mà chưa tính đến mô hình kinh doanh có yếu tố mới, công nghệ 4.0 hoặc trong điều kiện chuyển đổi số. Cũng chưa có cơ chế kêu gọi toàn xã hội tham gia vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt chưa có cơ chế phù hợp để thành lập và tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả.
Một số trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh đã không còn phù hợp, đầy đủ do sự xuất hiện của nhóm người tiêu dùng mới hoặc hành vi tiêu dùng mới. Nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mới xuất hiện nhưng chưa được bổ sung vào phần các hành vi cấm hoặc nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan.
Các quy định liên quan đến cung cấp bằng chứng giao dịch, bảo hành, thu hồi hàng hóa khuyết tật được thiết kế lỏng lẻo và sơ sài khiến các chủ thể liên quan gặp khó trong việc thực hiện. Chưa thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người tiêu dùng trong việc thúc đẩy xu hướng sản xuất, tiêu dùng bền vững... Đó là chưa nói tới những bất cập về mô hình hoạt động và nguồn lực thực thi; về tính hiệu quả hay việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Trước thực tế ấy, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rầng, dự thảo luật sửa đổi cần phát huy rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như xây dựng cơ chế phù hợp để thành lập và tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả. Một số quy định hiện nay chỉ phù hợp với các giao dịch, kinh doanh - tiêu dùng có tính “truyền thống” mà chưa tính đến mô hình kinh doanh có yếu tố mới, nhất là mô hình ứng dụng sự phát triển của thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng chia sẻ, kinh tế số. Hơn nữa, một số trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của doanh nghiệp đã không còn phù hợp, đầy đủ do sự xuất hiện của nhóm người tiêu dùng mới hoặc hành vi tiêu dùng mới. Nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mới xuất hiện cũng cần được bổ sung vào phần các hành vi cấm hoặc nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan, những vấn đề này cần được xây dựng trọng tâm trong Luật mới khi được sửa đổi...Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tháng 10/2022 và thông qua tại kỳ họp tháng 5/2023./.
- Từ khóa :
- doanh nghiệp
- người tiêu dùng
- hàng hóa
- COVID-19
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Lập 3 đoàn kiểm tra hoạt động vận tải dịp cao điểm Tết
14:06' - 18/01/2022
Bộ Giao thông Vận tải cho biết Bộ vừa ban hành kế hoạch kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động vận tải và công tác chuẩn bị vận tải Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
-
Doanh nghiệp
Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động thay đổi thế nào trong 5 năm qua?
13:00' - 18/01/2022
Số lượng doanh nghiệp có xu hướng tăng chậm lại vào năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Hàng trăm xác lợn chết bị vứt ra kênh Bắc tại Thanh Hóa
15:51'
Từ ngày 1/7/2025 đến nay, hàng trăm xác lợn chết bị thả trôi trên tuyến kênh Bắc. Đây là kênh có vai trò quan trọng, cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho 11 phường, xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
-
Kinh tế tổng hợp
Cần Thơ: Giải ngân đầu tư công đạt 30% – Dự án giao thông cần “lực đẩy”
15:32'
Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Nguyễn Văn Hòa cho biết, thời gian tới số vốn cần giải ngân rất lớn để đạt theo kế hoạch, các ban cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn.
-
Kinh tế tổng hợp
Rong mơ vào vụ, ngư dân Khánh Hòa trúng đậm
13:30'
Những ngày này, ngư dân vùng biển phía Nam của tỉnh Khánh Hòa đang tất bật vào mùa khai thác rong mơ tự nhiên.
-
Kinh tế tổng hợp
Nghị quyết 57: Cú hích hạ tầng công nghệ Đà Nẵng
13:06'
Sáng 9/7, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW (Ban Chỉ đạo 57 thành phố Đà Nẵng), đã tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết trong 6 tháng đầu năm 2025
-
Kinh tế tổng hợp
Khi Phú Quốc “đo” hiệu quả bằng sự hài lòng của dân
12:30'
Phú Quốc đã chuẩn bị trước, kỹ lưỡng về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, dữ liệu… cơ bản đáp ứng được những dịch vụ công mà chính quyền đặc khu cung cấp cho người dân, doanh nghiệp.
-
Kinh tế tổng hợp
Sông Hồng: Dòng chảy văn hóa đang “chờ” đánh thức
12:29'
Sông Hồng – dòng sông “Mẹ” trong tâm thức người Việt không chỉ kiến tạo địa lý mà còn bồi đắp chiều sâu văn hóa cho cả vùng đồng bằng Bắc Bộ.
-
Kinh tế tổng hợp
Đồng Tháp giữ “lộc trời” giữa dòng sông Tiền
11:32'
Hơn một năm qua, trên sông Tiền, tại khu vực bờ kè An Thạnh, phường Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) xuất hiện đàn cá tự nhiên với rất nhiều loài cá nước ngọt như: cá tra, cá trê, cá rô, cá vồ đém…
-
Kinh tế tổng hợp
Ai Cập: Cháy tại trung tâm viễn thông gây gián đoạn hoạt động diện rộng
10:32'
Bộ Y tế Ai Cập ngày 8/7 cho biết ít nhất 4 người đã thiệt mạng và 27 người bị thương trong vụ hỏa hoạn tại trung tâm viễn thông ở thủ đô Cairo, gây gián đoạn kết nối điện thoại và Internet diện rộng.
-
Kinh tế tổng hợp
Lũ lụt ngày càng nghiêm trọng ở Mỹ do biến đổi khí hậu
10:25'
Trận lũ cuối tuần qua tại bang Texas, khiến ít nhất 100 người thiệt mạng, đã cho thấy mối đe dọa ngày càng tăng với Mỹ từ các trận lũ lịch sử, một phần được thúc đẩy bởi tình trạng biến đổi khí hậu.