Cần có chính sách đột phá để thúc đẩy ngành công nghiệp dược phát triển
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá hợp lý
Báo cáo tóm tắt dự án luật, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá hợp lý; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật trong hoạt động quản lý thuốc; trong đó có việc bảo đảm thuốc cho phòng, chống dịch bệnh và các trường hợp cấp bách phát sinh trong thực tiễn; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động về dược, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Theo đó, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật giữ nguyên theo phạm vi điều chỉnh của Luật Dược 2016; chỉ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến giải thích từ ngữ, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực dược, quy định về hành nghề dược, kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc, đăng ký, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thu hồi thuốc, thông tin, quảng cáo thuốc, thử thuốc trên lâm sàng, quản lý chất lượng thuốc và quản lý giá thuốc. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 43 điều; trong đó, sửa đổi 40 điều, bổ sung 3 điều, bãi bỏ 4 điểm và 2 khoản.
Cơ bản nhất trí quan điểm xây dựng Luật được nêu tại Tờ trình của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, hồ sơ dự án Luật được Chính phủ chuẩn bị nghiêm túc, công phu, tuân thủ yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung dự thảo Luật cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Về chính sách của Nhà nước về dược và phát triển công nghiệp, Thường trực Ủy ban Xã hội thấy rằng, các chính sách về ưu đãi phát triển công nghiệp dược còn chung chung và mang tính nguyên tắc. Do đó, Chính phủ cần làm rõ hạn chế, vướng mắc, bất cập, sớm có giải pháp, chính sách cụ thể, đặc thù, nhất là trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư để đáp ứng mục tiêu phát triển sản xuất dược liệu, sản xuất thuốc, vaccine trong nước giai đoạn tới và cụ thể hóa hơn nữa chính sách “tạo điều kiện thuận lợi về trình tự, thủ tục đăng ký lưu hành”, “ưu tiên về trình tự, thủ tục” trong dự thảo Luật.
Việc bổ sung quy định kinh doanh chuỗi nhà thuốc và kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức thương mại điện tử là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị làm rõ nội hàm “kinh doanh chuỗi nhà thuốc”, cụ thể hơn các quy định điều kiện thành lập, cách thức hoạt động, cơ chế quản lý để có căn cứ xem xét, bảo đảm tính khả thi và tính đồng thuận.
Đối với kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức thương mại điện tử, cần quy định cụ thể hơn về các loại thuốc được kinh doanh, hình thức kinh doanh được thực hiện theo phương thức thương mại điện tử, đối tượng được tham gia mua, bán để tạo sự minh bạch của quy định và bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Nếu quy định bán lẻ thuốc theo phương thức thương mại điện tử, chỉ nên áp dụng với thuốc không kê đơn; cần rà soát quy định về thương mại điện tử để bảo đảm phù hợp với Luật Giao dịch điện tử.
Thường trực Ủy ban Xã hội tán thành với chủ trương cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, đẩy nhanh việc tiếp cận thuốc của người dân. Tuy nhiên, việc này cần gắn với cơ chế, điều kiện bảo đảm thực hiện hậu kiểm và khi phân cấp, tính kịp thời, tính khả thi và hiệu quả, kiểm soát chất lượng thuốc được lưu hành. Trong mọi trường hợp, cần đặt lợi ích, sức khỏe của nhân dân lên trên hết và trước hết, nhất là việc cắt giảm thủ tục liên quan đến quảng cáo thuốc.
Chính phủ, Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục lấy ý kiến sâu rộng của đối tượng chịu tác động, ý kiến của các bộ, ngành, địa phương liên quan đến nội dung của dự án Luật, nhất là nội dung mới được cập nhật để hoàn thiện Hồ sơ dự án Luật; rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung trách nhiệm các bộ, ngành liên quan.
Kiểm soát chặt chẽ bán thuốc qua phương thức thương mại điện tử
Cho ý kiến vào dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao sự chuẩn bị, xây dựng công phu, nghiêm túc cũng như có bước tiến lớn về tư duy trong quản lý dược ở dự án luật này.
Về việc bổ sung quy định về các hình thức, phương thức kinh doanh mới trong dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, thuốc là một loại hàng hóa nhưng là hàng hóa rất đặc biệt liên quan đến sức khỏe, an toàn nên phải tìm điểm cân bằng để có độ mở phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, thương mại và bảo vệ sức khỏe người dân.
“Bán thuốc nói chung và bán thuốc qua phương thức thương mại điện tử nói riêng phải được kiểm soát chặt và đánh giá tác động cụ thể”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ và yêu cầu Ban soạn thảo phối hợp với Ủy ban Xã hội quy định cụ thể, chặt chẽ phương thức kinh doanh mới này trên cơ sở đánh giá lợi ích, rủi ro, hậu quả với người bệnh khi mua thuốc trực tuyến; đánh giá mức độ kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước và nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới với vấn đề này.
Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng "cần có những chính sách đột phá để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp dược". Tuy nhiên, nội dung dự kiến sửa đổi trong dự thảo Luật mới dừng lại ở nguyên tắc, chưa tạo được sức thu hút cho đầu tư vào ngành công nghiệp dược. Do vậy, dự thảo Luật cần nghiên cứu, bổ sung những quy định về các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư cụ thể, đủ mạnh, có tính chất đột phá để khuyến khích phát triển ngành công nghiệp dược như mục tiêu đề ra.
- Từ khóa :
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Luật Dược
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
18:38' - 15/04/2024
Chiều 15/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 32.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát huy vai trò của Kiểm toán nhà nước đối với hoạt động giám sát của Quốc hội
15:10' - 08/04/2024
Các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước về hoàn thiện văn bản pháp luật đã góp phần tích cực vào quá trình hoàn thiện thể chế trong tiến trình phát triển của đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15
14:47' - 22/03/2024
Việc triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là quyết sách đúng đắn, kịp thời trong bối cảnh tình hình đất nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có tiền lệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35'
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
19:18'
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ bổ sung quy định về livestream trong Dự án Luật Thương mại điện tử
19:10'
Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Dự án Luật Thương mại điện tử và dự kiến trình Quốc hội tháng 10 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”
18:39'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia...
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh
18:38'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1475/QĐ-TTg ngày 3/7/2025 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi động xây tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025
18:28'
Phó Thủ tướng khẳng định, đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quốc gia, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng GDP 6 tháng có khả năng cao hơn dự báo từ 0,2 – 0,3%
18:20'
Nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước… tốt hơn qua từng tháng, từng quý; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Brazil: Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại
17:47'
Nằm ở hai lục địa khác nhau, cách nửa vòng trái đất, nhiều năm qua, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Brazil vẫn luôn duy trì mối quan hệ hữu nghị và hợp tác gần gũi.